Mất răng số 6 có ảnh hưởng gì? Răng số 6 là chiếc răng hàm lớn đảm nhận chức năng ăn nhai quan trọng nếu mất đi sẽ khiến hàm răng bị xô lệch, sai khớp cắn, suy giảm khả năng ăn nhai, tăng nguy cơ mắc bệnh dạ dày tiêu hóa, gây tiêu xương hàm, hóp má, lệch mặt, lệch hàm,… Để khắc phục và ngăn chặn những hậu quả này, bạn nên phục hình răng sớm bằng cấy ghép Implant.
Khái quát về răng số 6
Hàm răng của mỗi người sẽ bao gồm răng cửa, răng nanh, răng hàm nhỏ và răng hàm lớn. Răng số 6 nằm trong nhóm răng hàm lớn, bắt đầu mọc lên ở độ tuổi từ 6 đến 7 và chỉ mọc 1 lần trong đời. Vai trò chính của răng số 6 là nghiền nát thức ăn và đóng vai trò trong việc định hướng phát triển xương hàm. Vậy khi chẳng may mất răng số 6 có ảnh hưởng gì không?

Mất răng số 6 có ảnh hưởng gì?
Mất răng số 6 có ảnh hưởng gì là điều mà những người mất răng cần nắm được để có biện pháp khắc phục kịp thời, phù hợp, tránh tâm lý chủ quan:
Xô lệch hàm
Những chiếc răng còn lại trên cung hàm thường có xu hướng xô nghiêng về phía khoảng trống do răng mất để lại. Khi không còn răng số 6, những chiếc răng khác sẽ nghiêng về phía khoảng hở này, dẫn đến hiện tượng sai khớp cắn, gây mỏi hàm, đau nhức khó chịu.
Suy giảm khả năng ăn nhai
Khi bị mất răng số 6, chức năng ăn nhai sẽ giảm đi và việc ăn uống trở nên khó khăn hơn. Thức ăn khi xuống dạ dày mà chưa được nghiền nát kỹ lưỡng ở khoang miệng sẽ khiến cơ quan này phải co bóp nhiều hơn, lâu dần dẫn đến bệnh lý về tiêu hóa. Chức năng ăn nhai kém còn ảnh hưởng đến khả năng hấp thụ dưỡng chất, gây suy giảm chức năng miễn dịch và đề kháng của cơ thể.
Tiêu xương, hóp má
Sau khi răng mất, quá trình tiêu xương sẽ diễn ra gây ảnh hưởng đến cấu trúc gương mặt. Má của người mất răng có thể bị hóp lại, làm da mặt chảy xệ và nhăn nheo, gương mặt già hơn so với tuổi thật, từ đó mất đi sự tự tin khi giao tiếp.

Tăng nguy cơ mắc các bệnh răng miệng
Tăng nguy cơ mắc các bệnh răng miệng là đáp án tiếp theo cho câu hỏi “Mất răng số 6 có ảnh hưởng gì?”. Khoảng trống mất răng rất dễ bị vướng, giắt thức ăn, tạo cơ hội cho vi khuẩn trú ngụ, phát triển, sinh sôi và tấn công răng miệng, gây ra các bệnh lý sâu răng, viêm nướu, viêm nha chu,…
Lệch mặt, lệch hàm
Trường hợp mất răng ở một bên hàm, khách hàng thường có xu hướng nhai cắn nhiều hơn tại bên hàm còn lại gây ra sự phát triển không đồng đều, dẫn đến lệch mặt, lệch hàm.
Xem thêm: Mất răng cửa phải làm sao? Giải pháp nào tốt nhất?
Biện pháp phục hình răng số 6
Vậy là câu hỏi “mất răng số 6 có ảnh hưởng gì?” đã được giải đáp ở phần trên. Để tránh những biến chứng nguy hiểm đó, bạn cần phục hình lại răng càng sớm càng tốt. Hiện nay, 2 phương án phục hình cố định được áp dụng phổ biến nhất là cầu răng sứ và cấy ghép Implant.
Cầu răng sứ
Khi phục hình răng số 6 bằng biện pháp cầu răng sứ, bác sĩ sẽ mài nhỏ răng số 5 và số 7 để làm trụ cầu nâng đỡ dải răng sứ. Ưu điểm của kỹ thuật này là thời gian hoàn thiện nhanh, chi phí tiết kiệm.
Tuy nhiên, cầu răng sứ lại không ngăn được hiện tượng tiêu xương hàm nên không có khả năng khắc phục hoàn toàn những hậu quả do mất răng để lại. Bên cạnh đó, chúng có nguy cơ làm suy yếu răng thật và độ bền chắc chỉ khoảng từ 8 đến 10 năm.

Cấy ghép Implant
Đây là kỹ thuật cấy trụ chân răng làm từ Titanium vào trong xương hàm nhằm thay thế chân răng đã mất. Sau đó, mão răng sứ sẽ được gắn cố định lên trên trụ để khôi phục lại hình dáng và các chức năng răng.
Đây được đánh giá là phương án khôi phục răng tối ưu nhất hiện nay với khả năng lấy lại sức nhai đến hơn 95%. Ngoài ra, tuổi thọ của răng có thể duy trì đến 30 năm hoặc trọn đời nếu chăm sóc tốt và đặc biệt, chúng có thể hạn chế tối đa hiện tượng tiêu xương hàm, bảo tồn răng thật. Như vậy, để không phải lo lắng mất răng số 6 có ảnh hưởng gì khô ng thì cấy ghép Implant là biện pháp khắc phục hoàn hảo.

Như vậy, sau khi tham khảo các thông tin trên, chắc hẳn bạn đã nắm được mất răng số 6 có ảnh hưởng gì và biện pháp phục hình, ngăn chặn hậu quả do mất răng số 6 gây nên rồi đúng không. Khi chẳng may gặp phải vấn đề này, bạn hãy nhanh chóng liên hệ với Implant Center để được thăm khám và tư vấn giải pháp phục hình phù hợp nhất với tình trạng của mình nhé.