Gãy vít abutment là tình trạng liên kết giữa trụ Implant và mão răng sứ bị đứt gãy. Sự cố này khiến thân răng sứ rơi ra khỏi trụ Implant, dẫn đến việc ăn nhai khó khăn và lâu dài có nguy cơ đào thải trụ Implant. Nguyên nhân gây ra có thể là do tay nghề bác sĩ hoặc do thói quen xấu của người dùng. Cần chăm sóc kỹ lưỡng để không gặp phải tình trạng này.
1. Gãy vít kết nối abutment và Implant có sao không?
Gãy vít kết nối abutment và Implant khá nguy hiểm, nó có thể làm bạn bị đau, thậm chí chảy máu. Khi đó không nên tự ý điều chỉnh hay có bất kỳ tác động nào vì có thể gây ảnh hưởng đến nướu, dây thần kinh… Tốt nhất, bạn nên đến gặp bác sĩ ngay để được giải quyết.
Nếu Implant bị gãy thì sẽ được loại bỏ và thay thế bằng trụ Implant mới có đường kính lớn hơn. Nếu abutment bị gãy, bác sĩ chỉ cần thay thế bằng một abutment mới.
2. Nguyên nhân gãy Abutment phổ biến hiện nay
Theo nghiên cứu của các chuyên gia, gãy vít abutment là một trong 6 biến chứng cơ học khi trồng răng Implant. Vậy tại sao vít abutment lại bị gãy? Dưới đây là những nguyên nhân xảy ra phổ biến:
2.1 Do bác sĩ tay nghề kém
Bác sĩ thiếu kinh nghiệm sẽ không đủ kiến thức để nắn khớp cắn vào đúng vị trí răng đã mất. Đặc biệt với trường hợp mất răng lâu ngày có thể bị tiêu xương hàm. Kết quả là trụ Implant được đặt không đúng vị trí và xương nhân tạo này cũng bị xô lệch so với xương cũ ở cung hàm. Trong quá trình ăn nhai thực tế, lực nhai bị lệch, làm khớp cắn lệch, mão răng sứ cũng bị lệch, bong khớp nối abutment.
2.2 Vô trùng không đảm bảo
Một nguyên nhân khác dẫn đến biến chứng gãy vít khi trồng răng là vô trùng không đảm bảo. Qua đó tạo điều kiện cho vi khuẩn xâm nhập vào các mô nướu. Theo thời gian, tổ chức nha chu bị viêm nhiễm dẫn đến trụ Implant bị đào thải và các vít abutment bị sứt mẻ.
2.3 Do tác động trong khi sử dụng
Theo các chuyên gia, những khách hàng ăn nhai quá mạnh có tỷ lệ gãy trụ cao hơn những khách hàng ăn nhai nhẹ nhàng. Thói quen nhai như sau sẽ gây ra những ảnh hưởng nghiêm trọng:
- Thích cắn trái cây bằng miệng
- Thích nhai xương, ăn sườn sụn…
- Thường ăn đồ cứng và dai như đá lạnh, kẹo dẻo, lạc,…
- Hay dùng răng cắn nắp chai và xé bao bì
- Chỉ tập trung nhai vào vị trí răng Implant, từ đó gây áp lực lên các trụ và làm lệch khớp cắn. .
- Nguyên nhân cuối cùng dẫn đến gãy vít kết nối abutment là do tác động từ bên ngoài. Điều này thường xảy ra ở những người bị chấn thương hàm đột ngột, chấn thương khi chơi thể thao
3. Cách bảo vệ abutment hiệu quả, hạn chế gãy vít
Để bảo vệ răng Implant nói chung và abutment nói riêng, hãy chú ý những vấn để sau đây:
- Chọn đúng trung tâm nha khoa uy tín để cam kết về dịch vụ sau cấy ghép và tỷ lệ thành công.
- Vệ sinh răng miệng đúng cách như: Đánh răng ngày 2 lần kết hợp với dùng chỉ nha khoa. Đừng quên súc miệng sau mỗi bữa ăn, mục đích là đảm bảo khoảng trống giữa các răng và khu vực xung quanh răng sứ sạch sẽ, không có cặn bẩn.
- Ăn thức ăn mềm, dễ nhai, tránh ăn những đồ cứng
- Không tự ý đặt tay lên răng hoặc đưa vật nhọn vào để chạm vào răng sứ. Nếu răng có dấu hiệu xô lệch hoặc nhiễm trùng, bạn nên đến gặp bác sĩ để được điều trị một cách chuyên nghiệp.
Gãy vít kết nối abutment và Implant là biến chứng nguy hiểm. Hãy lựa chọn địa chỉ nha khoa uy tín để đảm bảo an toàn khi cấy ghép Implant và hạn chế rủi ro nhất có thể. Với đội ngũ y bác sĩ được đào tạo chuyên sâu, Nha khoa Implant Center là sự lựa chọn hoàn hảo cho bệnh nhân những vật liệu cấy ghép tốt nhất. Mọi thắc mắc liên hệ Nha khoa để được tư vấn tốt nhất.