Răng hô là tình trạng như thế nào? Top 5 loại răng hô vẩu và cách điều trị răng hô
Răng hô nguyên nhân phân loại và các phương pháp phục hình răng hô hiện nay

Răng hô là tình trạng sai lệch trong khớp cắn, khiến cho hàm trên và hàm dưới không tương quan với nhau. Đây cũng là tình trạng thường gặp và là nguyên nhân làm mất đi sự tự tin của nhiều người. Vậy nguyên nhân răng hô là gì? Có những loại răng hô nào? Điều trị răng hô như thế nào cho hiệu quả? Răng hô ảnh hưởng như thế nào đến cuộc sống hàng ngày? Tất cả những thắc mắc này sẽ được Implant Center giải đáp trong bài viết sau đây.

 

Răng hô là gì?

Răng hô là tình trạng răng bị lệch về khớp cắn khiến cho tỷ lệ tương quan giữa hàm trên với hàm dưới có sự sai khác. Hệ quả của tình trạng này là phần hàm trên bị nhô ra nhiều hơn so với hàm dưới.

Định nghĩa răng hô
Định nghĩa răng hô

 

Khi gặp phải tình trạng răng hô, khuôn mặt của bạn sẽ mất đi sự cân đối, kém duyên, dẫn đến khuyết điểm trên khuôn mặt gây mất thẩm mỹ, mất đi sự tự tin trong quá trình giao tiếp. Nghiêm trọng hơn có thể làm ảnh hưởng đến chức năng nhai, cắn thức ăn, đây cũng là nguyên nhân dẫn đến những vấn đề của hệ tiêu hóa, lâu dài có thể ảnh hưởng đến cả khớp thái dương hàm.

 

Răng bị hô có những dấu hiệu gì?

Dấu hiệu của răng hô khá điển hình, vì thế rất dễ nhận thấy, tùy vào từng trình trạng mà mức độ hô sẽ có những biểu hiện khác nhau. Theo đó, răng hô cũng được chia thành nhiều loại và mỗi loại sẽ có từng dấu hiệu riêng, cụ thể:

  • Tình trạng răng bị nhô ra ngoài khi nói, cười
  • Nhìn nghiêng thấy phần xương hàm/khuôn miệng không cân đối, có xu hướng chìa ra ngoài
  • Hàm trên và dưới không khép chặt được
  • Răng hàm có hiện tượng nhô ra khỏi khuôn môi ngay cả trong tư thế bình thường
  • Răng cửa hàm trên và dưới không đúng với khớp cắn.

Đối với trẻ nhỏ, nếu bị hô sẽ xuất hiện tình trạng mím môi, mút tay hay nghiến răng khi ngủ,… Tùy vào từng người, tình trạng hô sẽ khác nhau vì thế cấp độ hô của từng dấu hiệu cũng khác biệt. Trong một số trường hợp, bạn sẽ dễ dàng nhận thấy các dấu hiệu rất dễ dàng, tuy nhiên với trường hợp hô ít rất khó để nhận biết.

Vậy nên, khi xuất hiện tình trạng răng hô, bạn nên tìm đến những địa chỉ nha khoa uy tín để thăm khám và có phương án điều trị kịp thời.

 

Nguyên nhân khiến răng bị hô vẩu là gì?

Có rất nhiều nguyên nhân dẫn đến tình trạng răng bị hô vẩu như di truyền, thói quen xấu lúc nhỏ, hàm phát triển sai lệch. Tuy nhiên 70% tình trạng răng hô là do di truyền.

Nguyên nhân khiến răng bị hô vẩu
Nguyên nhân khiến răng bị hô vẩu

 

Do di truyền

Như đã chia sẻ ở trên, 70% răng hô là do yếu tố di truyền. Theo đó, nếu trong gia đình bạn có ông bà, bố mẹ có răng bị hô, vẩu thì tỷ lệ di truyền sẽ rất cao. Biểu hiện tình trạng răng hô sẽ xuất hiện ở cấu trúc hàm mặt và mức độ nặng hay nhẹ tùy thuộc vào từng trường hợp cụ thể.

 

Do các thói quen xấu khi nhỏ

Thói quen xuất khi còn nhỏ cũng là nguyên nhân dẫn đến tình trạng răng bị hô, cụ thể như: Dùng ti giả, sử dụng lưỡi để đẩy phần hàm trước, mút tay,… Đây đều là những thói quen khiến cho hàm răng bị nhô ra ngoài dẫn đến tình trạng răng bị xô lệch.

 

Do hàm mặt phát triển sai lệch

Nguyên nhân răng bị hô cũng có thể xuất phát từ tình trạng răng hàm mặt phát triển sai lệch, tức là phần xương hàm bị mất cân đối, răng không đủ chỗ để mọc, mọc chen nhau, xô đẩy khiến cho răng đẩy nhô ra phía trước.

Phần xương hàm sẽ phát triển từ khi còn nhỏ đến khi trưởng thành, do đó sẽ có nhiều sự thay đổi khi khung xương hàm phát triển quá mức, điều này xảy ra tình trạng răng bị hô.

Ngoài ra, việc xuất hiện các khối u, u nang trong khoang miệng/hàm hay răng bị thừa/thiếu,… cũng là nguyên nhân dẫn đến tình trạng răng bị hô.

 

Răng hô vẩu có mấy loại?

Răng hô vẩu có 5 loại bao gồm hô hàm trên, hô hàm dưới, hô cằm lẹm, hô làm môi dày, hô hở lợi, cụ thể:

Răng hô vẩu có mấy loại
Răng hô vẩu có mấy loại

 

Răng hô hàm trên

Răng hô hàm trên là tình trạng cấu trúc xương hàm phát triển quá mức khiến cho hàm trên nhô ra trước, dẫn đến tình trạng hai hàm không đồng đều, mất cân đối, do đó việc phát âm và nhai khi ăn uống gặp khó khăn.

 

Răng hô hàm dưới

Biểu hiện cụ thể của răng hô hàm dưới là cằm bị lệch, răng hàm dưới nằm ngoài răng hàm trên, vì thế khi ngậm miệng sẽ thấy hàm bị lệch. Nếu không điều trị kịp thời phần răng và xương hàm sẽ bị ảnh hưởng, hậu quả là khớp cắn bị lệch, khả năng nhai không bình thường.

 

Răng hô cằm lẹm

Răng hô cằm lẹm là trình trạng cấu trúc xương cằm quá ngắn, khiến cằm bị hụt vào bên trong. Cằm bị lẹm ảnh hưởng rất nhiều đến thẩm mỹ, nguyên nhân dẫn đến tình trạng này là do di truyền, tai nạn, mất răng khiến cho xương hàm bị tiêu hoặc mắc phải các bệnh lý liên quan đến răng miệng,…

 

Răng hô làm môi dày

Răng hô khiến cho môi dày là biểu hiện mất cân đối giữa răng hàm trên và hàm dưới, khiến khớp cắn bị lệch. Dấu hiệu của răng hô làm môi dày là răng hàm trên bị đưa ra ngoài quá mức so với hàm bên dưới, miệng không khép lại được hoặc bờ môi bị dày và nhọn, răng đưa ra trước. Nguyên nhân chính dẫn đến tình trạng này là do răng hoặc xương hàm, cũng có thể là cả răng và xương hàm.

 

Răng hô hở lợi

Răng hô hở lợi còn được gọi là cười hở lợi, khiến cho nướu răng bị lộ ra bên ngoài nhiều hơn nguyên nhân là do răng quá ngắn, không tương xứng với lợi, do đó khi cười mới bị lộ ra mặc dù cơ nâng môi vẫn bình thường. Đây là loại răng hô vẩu phổ biến, làm mất thẩm mỹ cho nhiều người.

 

Điều trị răng hô bằng những phương pháp nào?

Sau khi biết rõ nguyên nhân và loại răng hô vẩu, để khắc phục tình trạng này bạn cần áp dụng phương pháp điều trị phù hợp, cụ thể:

Cách điều trị răng hô
Cách điều trị răng hô

 

Điều trị răng hô do răng

Đối với tình trạng răng hô do răng bạn có thể tham khảo các phương pháp như: nắn chỉnh răng, không mắc cài Invisalign, bọc răng sứ.

  • Nắn chỉnh răng: Là phương pháp phổ biến nhất, cách điều chỉnh là sử dụng hệ thống dây cung và mắc cài cố định vào răng, tăng áp lực tác dụng, tăng hiệu quả chỉnh nha và đảm bảo thẩm mỹ trong quá trình nắn chỉnh, vì thế rất phù hợp với người răng lệch quá nhiều, hô quá mức.
  • Sử dụng phương pháp không mắc cài Invisalign: Khác với phương pháp niềng răng có mắc cài, niềng răng không mắc cài có thể dịch chuyển răng dựa trên nguyên lý hoạt động của các khay niềng trong suốt, đem lại sự thoải mái, tiện dụng và sự tự tin khi giao tiếp, giúp bạn ăn uống bình thường khi thực hiện chỉnh nha. Đây là phương pháp phù hợp với người trưởng thành, thường xuyên giao tiếp khi làm việc.
  • Bọc răng sứ: Đối với trường hợp răng hô vẩu kèm theo bề mặt răng xấu, không đều thi phương pháp nắn chỉnh phù hợp là bọc răng sứ. Tuy nhiên, phương pháp này đòi hỏi phải mài cùi răng thật bị vẩu, do đó nếu răng vẩu chìa ra quá nhiều rất khó để thực hiện được. Vậy nên bọc răng sức chỉ là phương pháp chỉnh nha dành cho răng hô vẩu ở mức độ nhẹ.

 

Điều trị răng hô do hàm

Nếu bị vẩu do hàm cần áp dụng phương pháp phẫu thuật can thiệp, cụ thể là cấu trúc của xương hàm. Đây là phương pháp khắc phục nhanh, tuy nhiên mức phí cao và đòi hỏi bác sĩ phải có chuyên môn, trình độ tay nghề lâu năm, đi kèm đó là trang thiết bị hiện đại, đảm bảo quá trình phẫu thuật diễn ra an toàn, đạt hiệu quả cao.

 

Điều trị răng hô do cả răng và hàm

Phương pháp điều trị tình trạng răng hô do cả hàm và răng là phẫu thuật chỉnh hàm và nắn chỉnh răng. Quá trình phẫu thuật sẽ được thực hiện trước, sau một thời gian mới đến niềng răng và làm chuẩn khớp cắn, giúp răng được đều, tránh tình trạng răng lệch hoặc di chuyển vào những khoảng trống giữa các răng sau khi đã phẫu thuật.

 

Tình trạng răng hô vẩu ảnh hưởng như thế nào đến bạn?

Tình trạng răng hô vẩu ảnh hưởng rất nhiều đến chức năng nhai, vệ sinh răng miệng, trở ngại khi phát âm và mất thẩm mỹ, cụ thể:

Ảnh hưởng của răng hô vâu
Ảnh hưởng của răng hô vâu

 

Ảnh hưởng đến chức năng ăn nhai

Vì răng bị hô nên hàm trên và hàm dưới không khớp nhau, điều này dẫn đến tình trạng khớp cắn bị sai lệch, do đó khó cắn khớp được với nhau, gây khó khăn trong việc nhai nhỏ thức ăn.

 

Khó khăn trong việc vệ sinh răng miệng

Sự sai lệch răng hô cũng là nguyên nhân khiến các răng mọc không đều, kết quả là tạo nên các khoảng trống giữa các răng. Tình trạng này khiến cho việc vệ sinh răng miệng gặp khó khăn. Vì thế để bản thân không gặp phải những vấn đề về răng miệng, bạn cần phải chăm sóc răng hô cẩn thận và kỹ lưỡng hơn so với răng mọc bình thường.

 

Gặp trở ngại khi phát âm

Do hàm bị hô ra trước nên việc phát âm bị ảnh hưởng, âm không được tròn vành và rõ chữ. Đây cũng là rào cản trong quá trình giao tiếp, khiến cho bạn mất đi sự tự tin, từ đó năng suất công việc bị giảm sút.

 

Gây mất thẩm mỹ

Tình trạng răng hô khiến cho khuôn mặt mất thẩm mỹ do miệng bị nhô ra trước, làm mất cân xứ tự nhiên, khẩu hình miệng không được đẹp, phần cằm và môi không đạt được đường thẩm mỹ. Đây chính là nguyên nhân khiến người bị hô ngại khi giao tiếp, điều này đã cản trở sự thăng tiến của họ trong cuộc sống và công việc. Để tăng thẩm mỹ cho răng bạn có thể tìm hiểu thêm phương pháp làm trắng răng.

 

Câu hỏi thường gặp

Dưới đây là một số câu hỏi thường gặp về răng hô, bạn có thể tham khảo, cụ thể:

 

Niềng răng hô có mấy loại?

Hiện tại niềng răng hô có hai loại đó là niềng có mắc cài và không mắc cài, tùy vào nhu cầu tài chính, tình trạng răng miệng để lựa chọn phương pháp niềng răng nào hiệu quả.

 

Trẻ em có thể điều trị răng hô không?

Trẻ em có thể điều trị răng hô, đối với những trẻ gặp phải tình trạng này nên điều trị đúng thời điểm từ 6 – 11, bởi trước tuổi dậy thì xương hàm vẫn đang trong quá trình phát triển cùng với quá trình thay răng, do đó việc uống năng chỉnh xương hàm lệch dễ dàng hơn, giúp răng về đúng vị trí chuẩn khớp cắn sinh lý.

Như vậy, bài viết trên của Implant Center đã giúp bạn hiểu rõ hơn về răng hô, đặc biệt là các dấu hiệu, nguyên nhân, phương pháp điều chỉnh và những ảnh hưởng nếu không điều trị răng hô kịp thời. Hy vọng sẽ giúp bạn có thêm những hiểu biết về răng hô, từ đó biết cách nhận biết và điều trị hiệu quả để thân có được nụ cười xinh và tự tin trong giao tiếp.

Nếu bạn có nhu cầu cấy ghép Implant nha khoa hãy liên hệ ngay với Implant Center qua số hotline 1900 56 56780338 56 5678 để đặt lịch hẹn thăm khám sớm nhất.

[widget id="custom_html-2"]