Hôi miệng do đâu? 10 cách trị hôi miệng tận gốc tại nhà
10-Cach-Tri-Hoi-Mieng-Tan-Goc-Tai-Nha

Hôi miệng là một vấn đề sức khỏe khiến người bệnh tự ti trong cuộc sống giao tiếp hàng ngày. Nguyên nhân có thể đến từ việc vệ sinh răng miệng chưa đúng cách, tình trạng khô miệng, hay thói quen ăn uống. Tuy nhiên, để trị hôi miệng tận gốc ngay tại nhà, bạn có thể sử dụng nguyên liệu tự nhiên và thay đổi thói quen chăm sóc răng miệngImplant Center giới thiệu ngay bên dưới.

 

Nguyên nhân gây hôi miệng là gì?

Hôi miệng là bệnh lý xuất phát từ nhiều yếu tố khác nhau, từ thói quen chăm sóc răng miệng chưa đúng cách đến các bệnh lý tiềm ẩn trong cơ thể như:

  • Vi khuẩn gây hôi miệng: Vi khuẩn tích tụ trên bề mặt răng, nướu và lưỡi là nguyên nhân chính gây ra mùi hôi. Các vi khuẩn này phân hủy thức ăn thừa, tạo ra hợp chất sulfur gây mùi khó chịu. Mảng bám răng, lưỡi không được làm sạch kỹ càng cũng tạo môi trường lý tưởng cho vi khuẩn phát triển.
  • Hôi miệng tạm thời: Một số nguyên nhân dẫn đến hôi miệng chỉ mang tính tạm thời, như sau khi ăn uống thực phẩm nặng mùi (hành, tỏi, cà phê) hoặc sau khi hút thuốc. Những trường hợp này thường được cải thiện sau khi vệ sinh răng miệng hoặc sau vài giờ.
  • Do các vấn đề trong khoang miệng: Bạn hoàn toàn có thể bị hôi miệng do vệ sinh răng miệng kém, mắc bệnh về nướu và khô miệng. Viêm nướu, viêm nha chu là một trong những nguyên nhân hàng đầu gây hôi miệng mãn tính do vi khuẩn tồn tại trong túi nướu. Ngoài ra, khi tuyến nước bọt hoạt động không hiệu quả, tình trạng khô miệng sẽ khiến vi khuẩn phát triển mạnh hơn, tạo mùi hôi.
  • Do uống thuốc và một số bệnh lý khác: Hôi miệng cũng có thể là triệu chứng của các loại bệnh lý như: rối loạn hô hấp, nhiễm trùng vùng mũi họng, các bệnh về thận, gan, tiểu đường, dạ dày, đường ruột, và nhiễm vi khuẩn Helicobacter pylori. Ngoài ra, trong quá trình sử dụng một số loại thuốc điều trị cũng dẫn đến hôi miệng. Đó là do tác dụng phụ của thuốc làm khô miệng hoặc thay đổi thành phần nước bọt.

 

Nguyen-nhan-gay-hoi-mieng
Vì sao lại hôi miệng?

 

Cách kiểm tra, nhận biết bệnh hôi miệng đơn giản

Để nhận biết mình có bị hôi miệng không, bạn có thể tự kiểm tra bằng những thao tác đơn giản như sau.

 

Tự kiểm tra hơi thở

  • Dùng lòng bàn tay: Che miệng và mũi bằng lòng bàn tay, thở mạnh và ngửi xem có mùi hôi hay không.
  • Dùng lưỡi: Liếm nhẹ lên cổ tay, đợi vài giây rồi ngửi để kiểm tra mùi.
  • Dùng chỉ nha khoa: Dùng chỉ nha khoa làm sạch kẽ răng và ngửi mùi trên sợi chỉ để biết mức độ hôi miệng.
Cach-kiem-tra-nhan-biet-hoi-mieng
Cách kiểm tra, nhận biết hôi miệng như thế nào?

 

Cách kiểm tra hôi miệng tại nha khoa

Dưới đây là một số phương pháp dùng để kiểm tra tình trạng hôi miệng phòng khám nha khoa:

  • Đánh giá cảm quan (Sniff Test): Là phương pháp đơn giản và trực quan nhất. Bác sĩ hoặc nha sĩ sẽ yêu cầu bệnh nhân thở ra, sau đó sẽ đánh giá hơi thở của bệnh nhân qua mùi phát ra từ miệng hoặc mũi.
  • Sắc ký khí (Gas Chromatography): Là phương pháp khoa học sử dụng máy móc hiện đại để phân tích các hợp chất hóa học trong hơi thở. Máy sắc ký khí sẽ đo nồng độ các hợp chất chứa lưu huỳnh dễ bay hơi (volatile sulfur compounds – VSCs) – nguyên nhân chính gây ra mùi hôi trong hơi thở.
  • BANA Test: Là phương pháp xét nghiệm sinh hóa giúp phát hiện sự hiện diện của vi khuẩn kỵ khí trong miệng. Bác sĩ sẽ lấy mẫu từ mảng bám trên răng, nướu hoặc lưỡi, sau đó tiến hành phân tích bằng dung dịch thử đặc biệt để xem có sự hiện diện của vi khuẩn tạo ra enzyme gây mùi hay không.
  • Halimeter: Là một thiết bị đo nồng độ các hợp chất lưu huỳnh dễ bay hơi (VSCs) trong hơi thở. Bệnh nhân sẽ thở vào ống của Halimeter, và thiết bị sẽ hiển thị mức độ nồng độ hợp chất gây mùi trên màn hình. Ngoài ra, Halimeter còn dùng để theo dõi sự tiến triển sau quá trình điều trị hôi miệng.

 

Hướng dẫn 10 phương pháp trị hôi miệng tận gốc tại nhà

Để trị hôi miệng, bạn có thể thực hiện các biện pháp tự nhiên ngay tại nhà mà không cần phải phụ thuộc vào các phương pháp điều trị phức tạp. Dưới đây là 10 cách hiệu quả từ những nguyên liệu dễ tìm và an toàn cho sức khỏe dành cho người bệnh hôi miệng:

 

Cac-bien-phap-phong-tranh-hoi-mieng-tai-nha
Làm thế nào để trị hôi miệng tận gốc tại nhà?

 

Cách trị hôi miệng nhờ gừng tươi

Gừng là loại thảo dược có tính kháng khuẩn và chống viêm mạnh mẽ, giúp tiêu diệt vi khuẩn gây mùi trong khoang miệng. Bạn có thể chữa hôi miệng sử dụng gừng tươi bằng cách đun sôi vài lát gừng với nước, sau đó dùng dung dịch này để súc miệng 2-3 lần mỗi ngày.

 

Sử dụng Baking soda

Baking soda có khả năng cân bằng độ pH trong miệng và khử mùi hiệu quả. Để trị hôi miệng, bạn chỉ cần hòa tan một ít baking soda trong nước ấm. Sau đó dùng hỗn hợp này súc miệng mỗi ngày để giảm mùi hôi và ngăn ngừa vi khuẩn gây hại. Baking soda cũng giúp làm sạch các mảng bám, từ đó giúp sự tích tụ vi khuẩn trên răng.

 

Giảm hôi miệng bằng cam thảo

Cam thảo có đặc tính kháng khuẩn và kháng viêm, giúp ngăn chặn sự phát triển của vi khuẩn gây mùi trong khoang miệng. Bạn có thể nhai cam thảo trực tiếp hoặc pha trà cam thảo để uống hàng ngày, giúp làm sạch miệng và giảm mùi hôi.

 

Cách trị hôi miệng với dầu dừa

Dầu dừa có khả năng kháng khuẩn, kháng viêm mạnh mẽ. Người bị hôi miệng dùng dầu dừa súc miệng (oil pulling) vào buổi sáng trong 10-15 phút để làm sạch vi khuẩn trong miệng. Sau đó, nhổ bỏ dầu dừa và súc miệng lại bằng nước ấm.

 

Giảm hôi miệng nhờ muối Epsom

Muối Epsom có công dụng loại bỏ vi khuẩn gây mùi, giảm viêm và giúp nướu răng khỏe mạnh. Để trị hôi miệng, bạn hòa tan muối Epsom trong nước ấm và dùng để súc miệng hàng ngày, ít nhất 2 lần sáng và tối.

 

Giảm hôi miệng bằng sữa chua và nước chanh

Sữa chua chứa lợi khuẩn probiotics giúp cân bằng hệ vi sinh trong miệng, giúp ngăn ngừa vi khuẩn gây hôi miệng. Sữa chua và nước chanh – chứa acid citric kết hợp với nhau sẽ làm sạch khoang miệng và khử mùi. Bạn có thể bôi hỗn hợp sữa chua và nước chanh lên răng 5 – 7 phút để giảm mùi hôi miệng.

 

Chữa hôi miệng bằng quả ổi

Ổi là loại trái cây chứa nhiều vitamin C và tannin được xem là phương thuốc cho những người bị chảy máu chân răng, răng nhạy cảm hoặc hôi miệng. Ăn 1 quả ổi chưa chín giúp cải thiện tình trạng hôi miệng. Tuy nhiên, chỉ nên ăn ổi 1 – 2 lần/tuần để giảm nguy cơ táo bón và cải thiện sức khỏe răng miệng.

 

Cách trị hôi miệng bằng muối và ngò gai

Ngò gai có mùi thơm dễ chịu, kết hợp với muối giúp sát khuẩn hiệu quả. Bạn đun sôi ngò gai với một chút muối khoảng 15 phút sau đó dùng nước này súc miệng hằng ngày. Phương pháp này giúp diệt khuẩn và cải thiện mùi hôi miệng hiệu quả.

 

Trị hôi miệng bằng mật ong

Mật ong có tính kháng khuẩn tự nhiên và có khả năng làm dịu cổ họng. Hòa mật ong với nước ấm hoặc nước cốt chanh để súc miệng sẽ giúp loại bỏ vi khuẩn gây mùi và khoang miệng dễ chịu hơn.

 

Cách trị hôi miệng nhờ lá húng chanh

Húng chanh là thảo dược có khả năng kháng viêm và khử mùi hiệu quả. Bạn có thể nhai lá húng chanh tươi hoặc pha trà để uống hàng ngày để làm sạch khoang miệng và giảm thiểu mùi hôi khó chịu.

 

Các biện pháp phòng tránh hôi miệng đơn giản tại nhà

Những thói quen hàng ngày bên dưới không chỉ giúp giữ cho hơi thở luôn thơm tho mà còn giúp bạn cải thiện sức khỏe răng miệng:

Chăm sóc, vệ sinh răng miệng đúng cách

Bạn cần đánh răng ít nhất hai lần mỗi ngày, vào buổi sáng sau khi thức dậy và buổi tối trước khi đi ngủ. Đặc biệt, sử dụng kem đánh răng chứa fluoride sẽ giúp loại bỏ mảng bám – một trong những nguyên nhân chính gây ra mùi hôi. Kết hợp sử dụng chỉ nha khoa, tăm nước, nước súc miệng để lấy đi thức ăn mắc kẹt giữa các kẽ răng, hạn chế tích tự vi khuẩn và ngăn ngừa hôi miệng.

Xây dựng chế độ ăn uống lành mạnh

  • Bạn nên hạn chế một số loại thực phẩm có mùi như hành, tỏi, cà phê; đồ ăn chứa sulfur và lactose và các chất kích thích như thuốc lá, rượu gây mùi hôi khó chịu kéo dài. Thay vào đó, bạn nên xây dựng chế độ ăn uống đủ chất, điều độ 3 bữa một ngày.
  • Đừng quên bổ sung rau xanh và trái cây tươi vào khẩu phần ăn hàng ngày sẽ giúp làm sạch khoang miệng một cách tự nhiên nhờ có chất xơ và hàm lượng nước cao. Ngoài ra, các loại trái cây như táo, lê và cần tây có tác dụng kích thích tiết nước bọt, giúp rửa trôi vi khuẩn gây mùi trong miệng.

Uống đủ nước

Khô miệng là một trong những nguyên nhân phổ biến dẫn đến hôi miệng, do thiếu nước bọt làm giảm khả năng loại bỏ vi khuẩn và các mảng bám thức ăn. Vì vậy, bạn cần bổ sung đủ 1,5-2 lít nước mỗi ngày tùy theo điều kiện sức khỏe của mình.

 

Trên đây là 10 cách trị hôi miệng hiệu quả và an toàn dễ thực hiện ngay tại nhà. Tuy nhiên, nếu hôi miệng kéo dài mà không thuyên giảm, bạn nên đến gặp bác sĩ chuyên khoa để được kiểm tra, chẩn đoán và điều trị kịp thời.

[widget id="custom_html-2"]