Chế độ dinh dưỡng sau khi nhổ răng (răng số 8) khôn đóng vai trò quan trọng trong quá trình giảm đau và lành vết thương. Vì vậy vấn đề nhổ răng khôn kiêng gì và các loại thức ăn nên bổ sung, vấn đề cần lưu ý sau nhổ răng số 8 được nhiều người quan tâm. Chúng ta cùng theo dõi nội dung bài viết dưới đây để tham khảo cách chăm sóc đúng cách vết thương sau nhổ răng nhé.
Nhổ răng khôn kiêng ăn gì?
Sau khi nhổ răng khôn, bệnh nhân cần chăm sóc răng miệng và sức khỏe đúng cách, đặc biệt là chế độ dinh dưỡng, ăn uống. Sau đây chúng tôi giới thiệu những thực phẩm cần kiêng sau khi nhổ răng số 8 bao gồm: các loại thức ăn cứng hoặc dai, đồ ăn cay nóng, thực phẩm chua ngọt, rượu, bia.
Loại thức ăn cứng hoặc dai
Sau khi nhổ răng khôn bệnh nhân nên kiêng các loại đồ ăn cứng hoặc dai để tránh tình trang đau nhức hàm khi nhai thức ăn. Nếu bạn sử dụng một số loại đồ ăn như bánh mì, thịt gà, các loại bánh làm từ nếp, bít tết, pizza… sẽ làm tình trạng đau sau nhổ răng trở nên nghiêm trọng hơn. Bạn cũng nên tránh các loại thức ăn giòn, dễ vỡ vụn như ngũ cốc, các loại hạt, bánh quy, snack… tránh mảnh vụn rơi vào ổ răng nhổ làm tổn thương, nhiễm trùng.
Bên cạnh đó, nếu bạn ăn thức ăn cứng dai sẽ khiến hàm phải làm việc liên tục và mạnh mẽ để nghiền nhỏ các loại thức ăn sẽ tác động đến vết thương. Khi đó các cục máu đông có thể bị vỡ khiến quá trình lành vết thương chậm hơn, thậm chí còn gây khó chịu, đau nhức, sốt…
Đồ ăn cay và nóng
Bệnh nhân sau nhổ răng số 8 cần lưu ý cần kiêng đồ như các món canh, cháo nóng, món ăn có nhiều hạt tiêu, gừng, quế, tỏi, ớt, riềng… Đồ ăn cay nóng là những thực phẩm có thể làm tăng nhiệt độ của khoang miệng, làm giãn mạch máu, kích thích vết thương trở nên đau buốt. Ngoài ra, món ăn cay nóng còn gây tác hại làm tan máu đông, dẫn đến vết thương chảy máu và nhiễm trùng.
Thực phẩm chua, ngọt
Thực phẩm chua, ngọt cũng là đồ ăn cần kiêng sau nhổ răng khôn đến khi vết thương hồi phục hoàn toàn. Đồ ăn ngọt chứa nhiều đường, khi rơi và vùng răng nhổ có thể gây sưng tấy, viêm nhiễm. Các đồ ăn chua có chứa nhiều acid cũng gây tác động xấu lên vết thương làm kéo dài quá trình phục hồi.
Bia, rượu
Bia, rượu là đồ uống có chứa chất kích thích cần kiêng trong quá trình hồi phục vết thương sau nhổ răng số 8. Thực phẩm có chứa chất kích thích có tác hại sẽ làm gián đoạn quá trình phục hồi vết thương, làm khu vực xung quanh chân răng nhổ bị sưng viêm, đau nhức. Sử dụng rượu, bia cũng làm tăng nguy cơ nhiễm trùng, làm giảm tác dụng của các loại thuốc giảm đau (nếu được bác sĩ kê đơn) sau nhổ răng.
Top các loại thức ăn bạn nên ăn sau nhổ răng khôn
Quan tâm đến các loại thức ăn phù hợp sau nhổ răng khôn giúp bệnh nhân nhanh chóng phục hồi và hạn chế biến chứng nguy hiểm. Dưới đây là Top các loại thức ăn bạn nên thêm vào chế độ ăn uống sau khi nhổ răng số 8.
Loại thức ăn có tính mềm
Khi mới nhổ răng khôn, bạn có thể cảm thấy đau nhức, việc ăn nhai trở nên khá khó khăn. Vì vậy thời điểm ngay sau khi nhổ răng nên ưu tiên chọn các loại thức ăn có tính mềm, giàu dinh dưỡng như súp tổng hợp, khoai tây nghiền, cháo, sinh tố… Các loại thức ăn có tính mềm giúp hạn chế cơ hàm hoạt động nhiều, ngăn ngừa sự tác động lên vết thương, hạn chế chảy máu, sưng đau.
Thức ăn lạnh, mát
Để giảm cảm giác đau nhức vùng vết thương trong khoảng 2 – 4 giờ sau nhổ răng bạn có thể ăn những loại thức ăn lạnh, mát. Những loại đồ ăn mát lạnh còn giúp co mạch máu, hỗ trợ cầm máu hiệu quả. Tuy nhiên khi ăn bạn nên hạn chế có chứa các loại hạt, đồ cứng để tránh cơ hàm vận động quá nhiều hay thực phẩm mắc kẹt vào vết thương gây ra tình trạng chảy máu, viêm nhiễm…
Trái cây, rau xanh
Nếu bạn đang băn khoăn chọn thức ăn tốt cho quá trình phục hồi sau khi nhổ răng thì trái cây, rau xanh là thực phẩm không nên bỏ qua. Trái cây, rau xanh chứa nhiều vitamin, khoáng chất, chất xơ cung cấp dưỡng chất thiết yếu, nâng cao sức khỏe hệ miễn dịch và đẩy nhanh quá trình lành vết thương. Trái cây hay rau xanh cũng là thực phẩm đa dạng, dễ chế biến, thơm ngon giúp bệnh nhân cảm thấy ngon miệng.
Phô mai
Phô mai là 1 trong những loại thức ăn nên được ưu tiên sau nhổ răng số 8, giúp vết thương nhanh lành hơn. Phô mai có hàm lượng calo thấp, giàu protein, khoáng chất, vitamin, cung cấp nguồn dinh dưỡng thiết yếu cho quá trình phục hồi ổ răng sau nhổ. Sử dụng phô mai còn có lợi ích là dễ dàng chế biến các món ăn thơm ngon. hấp dẫn khác để tăng cảm giác ngon miệng như súp khoai tây, bánh bông lan, sinh tố…
Trứng
Trứng sau khi chế biến mềm, có hàm lượng protein, khoáng chất, vitamin dồi dào nên thích hợp cho bệnh nhân sau nhổ răng khôn. Bạn có thể chọn chế biến trứng thành nhiều món ăn khác nhau như luộc, hấp, chiên, phối hợp với thực phẩm khác để sử dụng cho quá trình ăn kiêng sau nhổ răng.
Đa dạng thực phẩm
Bên cạnh chọn sử dụng các loại thực phẩm khuyến cáo trên đây, sau nhổ răng khôn bạn nên bổ sung đa dạng các loại thực phẩm đầy đủ dinh dưỡng. Khi chế biến món ăn nên chú ý những chất dinh dưỡng quan trọng cho việc nâng cao sức đề kháng, hỗ trợ phục hồi vết thương. Bạn cũng có thể tham khảo ý kiến từ các bác sĩ chuyên khoa để có thực đơn phù hợp nhất.
Sau bao lâu thì có thể ăn được nếu nhổ răng khôn?
Quá trình nhổ răng khôn tương đối phức tạp và có nhiều bước thực hiện hơn so với việc nhổ răng hàm thông thường, nhất là trường hợp răng mọc lệch, mọc ngầm. Bên cạnh đó, mức độ xâm lấn, phức tạp trên răng bệnh nhân và ảnh hưởng của răng số 8 đến các mô mềm cũng nhiều hơn nên cần có thời gian để phục hồi.
Sau khi nhổ răng khôn bạn cần chú ý việc ăn uống, chăm sóc răng miệng để vết thương sớm lành. Những ngày đầu nên chọn những thực phẩm đã khuyến cáo trên đây. Thông thường sau từ 3 – 4 tuần, chúng ta có thể ăn uống lại bình thường.
Sau nhổ răng khôn cần lưu ý gì?
Sau nhổ răng bạn nên kiêng các loại thực phẩm không phù hợp và chọn các loại thức ăn có lợi, Ngoài ra, bạn cũng nên lưu ý một số vấn đề khác đề giúp cho quá trình phục hồi sau nhổ răng diễn ra nhanh chóng hơn:
- Sau tiểu phẫu nên kiêng vận động, nghỉ ngơi tại chỗ, cắn gạc trong thời gian khoảng 30 – 45 phút để cầm máu tốt hơn
- Nên chườm đá lạnh trong 24 giờ đầu sau nhổ răng để cầm máu và giảm các triệu chứng đau nhức, sưng tấy. Thực hiện chườm đá 30 phút lên chỗ sưng, nghỉ 30 phút và tiếp tục thực hiện như vậy trong khoảng 2 – 3 giờ đầu sau nhổ răng.
- Nên nghỉ ngơi từ 1 – 2 ngày, hạn chế vận động mạnh nhất là những trường hợp gây mê nhổ răng khôn. Hoạt động nặng nhục có thể vô tình va chạm dẫn đến chảy máu vết thương dẫn đến khó lành.
- Sử dụng thuốc giảm đau và kháng sinh, chăm sóc răng miệng theo đúng hướng dẫn của bác sĩ. Nên tham khảo ý kiến nha sĩ để hiểu rõ cách cầm máu sau nhổ răng.
- Sau nhổ răng 1 ngày chỉ nên sử dụng nước muối sinh lý nồng độ thấp hoặc nước sát khuẩn chlorhexidine vệ sinh răng miệng. Từ ngày thứ 2 có thể súc miệng nước muối hoặc đánh răng nhẹ nhàng tránh vùng vết thương.
- Đối với người hút thuốc để tránh các biến chứng nguy hiểm nên dừng hút thuốc trong 3 ngày sau nhổ răng. Các thành phần chính có trong thuốc lá sẽ làm co mạch ngoại vi, có thể dẫn đến rối loạn tế bào đa nhân trung tính, làm suy yếu hệ miễn dịch, kéo dài quá trình lành vết thương.
- Bảo vệ vùng vết thương sau nhổ răng, không dùng tay sờ, lưỡi chạm vào vị trí nhổ răng để tránh viêm nhiễm, tổn thương.
- Trường hợp thấy dấu hiệu bất thường cần đến ngay cơ sở y tế gần nhất để được thăm khám và xử lý kịp thời.
Chăm sóc răng miệng như thế nào sau nhổ răng khôn?
Quá trình chăm sóc răng miệng sau khi nhổ răng cần tuân thủ hướng dẫn của bác sĩ nha khoa. Dưới đây là 1 số hoạt động chăm sóc răng miệng ngay sau khi nhổ răng:
Chăm sóc răng miệng sau nhổ răng khôn ngày thứ 1 – 2
- Trong 1 – 2 ngày đầu sau khi nhổ răng bạn nên nghỉ ngơi ít nhất 24 giờ đầu tiên. Việc thay gạc cần thực hiện thường xuyên nếu cần, trong đó miếng gạc đầu tiên nên đặt ở vết thương khoảng 30 phút để chờ hình thành cục máu đông, sau đó lấy ra. Nên chườm lạnh vùng má nhổ răng trong thời gian từ 10 – 20 phút để giảm đau và hỗ trợ đông máu.
- Nên tránh súc miệng để không làm tổn thương vết thương cũng như cục máu đông đang hình thành, giúp vết thương nhanh lành. Đồng thời bạn cần tránh sử dụng ống hút, vì lực hút có thể tạo thành áp lực làm bật cục máu đông hoặc tác động không tốt lên vết thương. Bạn cũng nên tránh xì mũi, hắt hơi, khạc nhổ để không tạo áp lực lên vết thương.
- Không nên hút thuốc vì hành động này tạo áp lực lên vết thương, đồng thời các thành phần chính trong thuốc lá có thể làm ảnh hưởng không tốt đến vị trí nhổ răng.
- Nên ăn ở phía răng hàm không nhổ răng không, sử dụng thức ăn mềm, không nên ăn uống quá nóng hay quá lạnh.
- Bệnh nhân cần tuân thủ hướng dẫn của bác sĩ về uống thuốc giảm đau, kháng sinh và chăm sóc răng miệng sau nhổ răng số 8.
Chăm sóc răng miệng sau nhổ răng khôn ngày thứ 3 – 10
- Sau 1 – 2 ngày nhổ răng cục máu đông đá hình thành, chúng ta cần giữ chặt cục máu đông và vệ sinh răng miệng sạch sẽ. Nên súc miệng bằng dung dịch nước muối loãng, ấm nhẹ nhàng để diệt khuẩn và ngăn ngừa nhiễm trùng. Bạn cần đánh răng và dùng chỉ nha khoa vệ sinh răng miệng nhưng cần thận tránh vùng răng đã nhổ.
- Ăn uống đa dạng, đảm bảo cung cấp đủ dinh dưỡng cho cơ thể, sử dụng các loại thức ăn mềm, không nên nhai nhiều, không nên sử dụng các đồ ăn, đồ uống có chứa chất kích thích.
- Cần tránh làm thức ăn mắc kẹt trong ổ răng rỗng sau khi nhổ.
- Thời gian sau 10 ngày đến khi vết thương lành, bạn cần chú ý vệ sinh răng miệng sạch sẽ, tránh tác động làm tổn thương vết thương.
- Cần tuân thủ chỉ định, hướng dẫn của bác sĩ chuyên khoa để đảm bảo an toàn cho sức khỏe bản thân.
Câu hỏi thường gặp
Khi nào nên nhổ răng khôn?
Không phải trường hợp nào răng khôn cũng cần phải nhổ, lý do cần nhổ răng khi mọc ở vị trí không thuận lợi, hoặc răng mọc ngược, nằm sâu trong hàm. Những trường hợp răng khôn mọc không thuận khiến chúng ta vệ sinh khó khăn, dễ hình thành nguy cơ viêm nướu, sâu răng, gây đau nhức khó chịu hay ảnh hưởng đến răng bên cạnh.
Những trường hợp nên nhổ răng khôn chúng ta cần lưu ý là:
- Răng khôn mọc gây biến chứng đau, nhiễm trùng lặp đi lặp lại, u nang…
- Răng khôn mọc làm hình thành khe giắt thức ăn, tương lai xuất hiện biến chứng và ảnh hưởng đến răng bên cạnh
- Răng không mọc thẳng trên hàm, nhưng không có răng đối diện ăn khớp nên trồi dài tới hàm đối diện, tạo bậc thang giữa các răng, gây lở loét, giắt thức ăn…
- Răng không hình dạng bất thường, dị dạng
- Răng không bị sâu, có bệnh nha chu
- Răng khôn là nguyên nhân gây ra các bệnh răng miệng và toàn thân khác
- Những trường hợp cười hở lợi nhổ răng khôn bình thường.
Không nhổ răng khôn có được không?
Để xác định việc nhổ răng không có cần thiết và ảnh hưởng gì không bạn nên thăm khám và nhận tư vấn từ bác sĩ chuyên khoa. Tuy nhiên chúng ta có thể tham khảo một số trường hợp có thể bảo toàn, không nhổ răng khôn như sau:
- Răng số 8 mọc thẳng bình thường, có hình thái bình thường, không kẹt với nướu và mô xương, không gây biến chứng, không làm ảnh hưởng đến răng khác
- Bệnh nhân mắc các bệnh lý không được nhổ răng không như đái tháo đường, tim mạch, rối loạn đông cầm máu, huyết áp không ổn định…
- Răng số 8 liên quan trực tiếp đến một số cấu trúc quan trọng dây thần kinh, xoang hàm…
- Không nên nhổ răng số 8 với trường hợp phụ nữ đang mang thai hoặc nuôi con bằng sữa mẹ
Nhổ răng số 8 làm nhỏ mặt phải không?
Nhổ răng khôn có làm nhỏ mặt không là thắc mắc chung của nhiều người. Trên thực tế, vị trí răng khôn nằm sâu trong cung hàm, vì vậy việc nhổ bỏ không làm ảnh hưởng đến thẩm mỹ khuôn mặt. Tuy nhiên, bạn nên chú ý nếu gặp vấn đề với răng số 8 nên kịp thời thăm khám và xử lý để tránh ảnh hưởng nghiêm trọng đến răng bên cạnh, cung hàm, sức khỏe răng miệng, đảm bảo an toàn cho cơ thể.
Răng số 8 là 1 trong những cơ quan kết nối với nhiều dây thần kinh trong hàm, do đó khi nhổ răng nên chọn các địa chỉ uy tín, bác sĩ có trình độ chuyên môn cao để quá trình phục hồi vết thương an toàn và nhanh chóng. Đến đây chắc hẳn bạn đã có câu trả lời chính xác cho băn khoăn nhổ răng khôn kiêng gì. Nếu bạn còn bất cứ thắc mắc nào vui lòng để lại bình luận dưới bài viết, chúng tôi luôn sẵn sàng hỗ trợ.