Trám răng mẻ được không? Nguyên nhân, ảnh hưởng và quy trình trám răng mẻ
Răng cửa bị mẻ trám được không? Cách chăm sóc sau khi trám răng cửa bị mẻ

Răng cửa bị mẻ không chỉ làm ảnh hưởng đến quá trình ăn nhai, mà còn gây mất thẩm mỹ khiến chúng ta mất tự tin khi giao tiếp. Để giải quyết tình trạng này các nha sĩ có giải pháp trám răng để hoàn thiện lại phần răng cửa bị mất. Vậy trám răng cửa bị mẻ được bao lâu, cách chăm sóc sau khi trám răng như thế nào mời các bạn cùng tìm hiểu trong nội dung bài viết sau nhé.

 

Răng bị mẻ có trám được không?

Răng cửa bị mẻ trám được không là băn khoăn của nhiều khách hàng. Trên thực tế đối với răng cửa bị mẻ có thể khắc phục bằng phương pháp trám răng hoặc phương pháp bọc sứ. Cả 2 phương pháp này đều được đánh giá cao về tính hiệu quả, nhưng có ưu và nhược điểm khác nhau. Cụ thể:

Răng bị mẻ có thể trám không?
Răng bị mẻ có thể trám không?

 

Đối với phương pháp trám răng

Trám răng mẻ hay hàn răng bị mẻ thường được áp dụng cho những trường hợp kích thước phần mẻ nhỏ hơn 2mm. Với những trường hợp kích thước mẻ lớn trám răng không đảm bảo được sự chắc chắn, tính thẩm mỹ nhất là với răng cửa.

Ưu điểm

  • Thời gian thực hiện phương pháp trám răng nhanh chóng khoảng 15 – 30 phút/ răng
  • Kỹ thuật hàn răng bị mẻ không cần mài răng, không làm tổn hại răng, không xâm lấn, bảo vệ răng tối đa
  • Tính thẩm mỹ cao: Quá trình trám răng sử dụng các vật liệu có màu sắc như răng thật, tạo tính thẩm mỹ cao
  • Chi phí trám răng tương đối rẻ hơn so với các phương pháp khác và dao động trong khoảng từ 100.000 – 1.000.000 VNĐ

Nhược điểm

  • Thời gian sử dụng răng trám ngắn trong khoảng 2 – 3 năm, nếu sử dụng vật liệu, kỹ thuật và chăm sóc răng miệng tốt thời gian có thể kéo dài lên đến 5 – 10 năm.
  • Sau 1 thời gian sử dụng miếng trám răng có thể bị đổi màu ố vàng
  • Mảng trám răng có thể bị nứt, rơi ra nếu cắn vào thực phẩm quá dai cứng hay gặp va chạm mạnh

 

Đối với phương pháp bọc sứ

Bọc sứ cho răng bị mẻ là phương pháp nha khoa hiện đại được đông đảo khách hàng lựa chọn. Phương pháp khắc phục tình trạng răng mẻ, khấp khểnh, không đều màu mang lại hàm răng trắng sáng, đều đẹp.

Ưu điểm

  • Bọc sứ là phương pháp phục hình răng mẻ, vỡ kích thước lớn mà phương pháp trám răng không thực hiện được
  • Bọc sức khắc phục tình trạng răng mẻ, thưa, hở kẽ, xô lệch, xỉn màu… trở nên đều đẹp, trắng sáng tương tự như răng thật, giải quyết tình trạng khó khăn khi ăn nhai, vệ sinh răng miệng
  • Răng bọc sứ chịu được lực ăn nhai cao, lành tính, an toàn không làm mô răng bị kích ứng
  • Bảo vệ răng toàn diện, hạn chế tối đa nguy cơ vỡ, mẻ răng trong tương lai
  • Thời gian sử dụng lâu lên đến 20 năm nếu chọn loại răng sứ tốt và chăm sóc răng miệng đúng cách

Nhược điểm

  • Phương pháp bọc sứ có xâm lấn do cần mài nhỏ răng để làm cùi răng bọc sứ, lệch khớp cắn. Do đó nếu chọn nha khoa kém chất lượng, bác sĩ tay nghề không cao có thể làm ảnh hưởng đến răng sứ và răng thật.
  • Chi phí cao hơn phương pháp trám mẻ răng rất nhiều nhưng hợp lý so với thời gian sử dụng

 

Nguyên nhân tình trạng mẻ răng do đâu?

Mẻ răng là tình trạng chấn thương răng thường gặp, do nhiều nguyên nhân như chấn thương, té ngã, dùng lực quá mạnh khi ăn uống, ăn thức ăn cứng dai… Cụ thể:

  • Răng bị bào mòn tự nhiên: Trên thực tế có nhiều trường hợp răng bị mẻ do bào mòn tự nhiên. Nếu ăn các thực phẩm có tính axit bám trên mặt răng, kết hợp vi khuẩn gây hại trong miệng làm mòn dần lớp men răng làm mẻ, vỡ. Sau thời gian kéo dài, răng bị ăn mòn vào sâu bên trong ngà răng, tủy răng gây viêm tủy gây ra tình trạng đau nhức.
  • Chấn thương: Chấn thương vùng mặt có thể là nguyên nhân khiến bạn bị mẻ răng do té ngã, tai nạn, chơi thể thao…
  • Thực phẩm dai cứng: Nếu thường xuyên dùng lực quá mạnh khi ăn uống, nhai các thực phẩm quá cứng hay quá dai như kẹo cứng, nhai đá… dẫn đến răng bị sứt mẻ
  • Nghiến răng: Nhiều người mắc phải tình trạng nghiến răng mãn tính, làm răng chịu áp lực lớn do ma sát dẫn đến mẻ răng
  • Bệnh lý răng miệng: Nếu bạn gặp phải bệnh lý răng miệng như răng thiếu canxi, mòn răng, sâu răng… có thể làm răng yếu và bị mẻ
  • Dùng răng làm công cụ: Thói quen cắn mở nắp chai, nhai đầu bút, cắn móng tay… cũng là 1 trong những nguyên nhân dẫn đến nguy cơ mẻ răng
Nguyên nhân dẫn đến mẻ răng
Nguyên nhân dẫn đến mẻ răng

 

Răng cửa bị mẻ gây ảnh hưởng như thế nào?

Răng cửa bị mẻ gây ảnh hưởng nhất định nếu không được điều trị kịp thời như viêm nướu, ê buốt, sâu răng, mất thẩm mỹ… Một số ảnh hưởng nghiêm trọng có thể kể đến là:

  • Mất thẩm mỹ: Ảnh hưởng đầu tiên và lớn nhất khi 1 người bị mẻ răng cửa là mất thẩm mỹ, mất tự tin khi giao tiếp. Bởi khi răng cửa mẻ làm nụ cười có khuyết điểm, gây cản trở trong công việc và cuộc sống hàng ngày.
  • Bệnh lý răng miệng: Răng cửa mẻ trong thời gian kéo dài không được xử lý sẽ khiến răng dần bị mài mòn, diện tích mẻ lan rộng. Từ đó tạo điều kiện cho thức ăn dính vào răng, vi khuẩn xâm nhập gây ra tình trạng viêm nướu, sâu răng.
  • Ê buốt: Răng cửa thường xuyên tiếp xúc với môi trường bên ngoài, nên khi răng mẻ sẽ phản ứng gây ra tình trạng ê buốt, đau nhức, đau khi ăn nhai…

Răng cửa bị mẻ gây ảnh hưởng đến sức khỏe răng miệng, việc ăn uống và giao tiếp vì vậy bạn nên xử lý sớm nết không may gặp phải tình trạng này. Xử lý răng cửa bị mẻ giúp bạn nhanh chóng lấy lại nụ cười rạng rỡ, tự tin trong giao tiếp, thuận lợi trong sinh hoạt.

Răng cửa bị mẻ gây ảnh hưởng gì
Răng cửa bị mẻ gây ảnh hưởng gì

 

Trám răng mẻ có thể dùng được bao lâu?

Đối với răng mẻ nếu bạn chọn lựa phương pháp xử lý trám răng thì thời gian sử dụng không dài như phương pháp bọc sứ. Sau 1 thời gian sử dụng miếng trám răng dễ bị nhiễm màu thực phẩm, ố vàng gây mất thẩm mỹ. Đặc biệt nếu miếng trám ở cạnh răng cửa độ chịu lực thấp, nếu không giữ gìn dễ bị nứt vỡ, bong tróc. Trám răng thông thường thời gian sử dụng ngắn từ 2 – 3 năm.

Trám răng mẻ giữ được lâu không
Trám răng mẻ giữ được lâu không

 

Hiện nay, các nha khoa liên tục cập nhật thiết bị, công nghệ hiện đại nên thời gian sử dụng răng trám tăng cao, độ bền có thể lên đến 5 – 10 năm. Độ bền răng trám phụ thuộc vào vật liệu trám, cách chăm sóc, vùng răng trám và cơ địa của mỗi người.

 

Trám răng bị mẻ giá bao nhiêu?

Chi phí trám răng mẻ
Chi phí trám răng mẻ

 

Khi quyết định trám răng cửa bị mẻ bạn thường có băn khoăn về chi phí dịch vụ. Mức giá trám răng bị mẻ thay đổi tùy thuộc vào một số yếu tố như sau:

  • Số lượng răng bị mẻ: Số lượng răng bị mẻ càng nhiều thì giá càng cao
  • Kích thước vùng răng mẻ: Kích thước vùng mẻ của răng càng lớn thì giá dịch vụ càng cao
  • Nha khoa uy tín: Nếu bạn chọn nha khoa uy tín, bác sĩ có chuyên môn cao, vật liệu cao cấp thì mức giá cao hơn. Tuy nhiên các nha khoa uy tin đều có niêm yết giá công khai và tư vấn rõ ràng cho bệnh nhân, cùng với chính sách bảo hành hỗ trợ sau trám răng đầy đủ.

Như vậy, giá trám răng phụ thuộc vào tình hình thực tế răng mẻ và địa chỉ trám răng. Trên thực tế mức giá dao động từ 100.000 – 1.000.000 VNĐ, bạn nên liên hệ trực tiếp với nha khoa để cập nhật.

 

Chăm sóc răng cửa sau khi trám như thế nào?

Chăm sóc răng cửa sau khi trám
Chăm sóc răng cửa sau khi trám

 

Chăm sóc răng sau khi trám răng cửa mẻ có ảnh hưởng nhiều đề độ bền của răng trám. Để duy trì răng trám thời gian kéo dài nhật bạn nên lưu ý một số vấn đề chăm sóc răng dưới đây:

  • Trong thời gian 30 phút sau khi trám răng không nên ăn uống để vết trám răng bám chặt, ổn định. Nên hạn chế vận động mạnh, tránh tác động đến vùng răng trám.
  • Nên kiêng những món ăn cứng, giòn, dai, quá nóng hay quá lạnh sau khi trám răng.
  • Vệ sinh răng miệng sạch sẽ bằng cách đánh răng 2 lần/ ngày, sử dụng chỉ nha khoa, tăm nước, nước súc miệng để làm sạch thức ăn thừa và tránh vi khuẩn có hại xuất hiện trong khoang miệng.
  • Nên chọn sử dụng bàn chải lông mềm làm sạch răng để tránh gây ra tổn thương hay làm chảy máu chân răng
  • Sau khi trám răng nếu xuất hiện tình trạng đau nhức, vướng cộm khó chịu, chảy máu… nên quay trở lại nha khoa hoặc đến cơ sở ý tế gần nhất để được thăm khám, kiểm tra và xử lý.

 

Quy trình trám răng mẻ gồm những bước nào?

Quy trình trám răng mẻ
Quy trình trám răng mẻ

 

Quy trình trám răng mẻ diễn ra với nhiều bước, được bác sĩ thực hiện kỹ lưỡng đảm bảo cấu trúc răng hàm, tính thẩm mỹ. Các bước cơ bản của quy trình trám răng mẻ như sau:

  • Bước 1: Thăm khám tình trạng răng mẻ, đưa ra giải pháp phù hợp

Bác sĩ nha khoa tiến hành thăm khám, chụp Xquang răng miệng để kiểm tra vị trí, số lượng răng cần trám. Sau đó tiến hành chọn vật liệu trám phù hợp, tư vấn cho bệnh nhân và thống nhất phương pháp thực hiện

  • Bước 2: Vệ sinh sạch sẽ răng miệng, sát trùng và gây tê vùng răng trám

Bác sĩ thực hiện vệ sinh sạch răng miệng, loại bỏ mảng bán để đảm bảo quá trình trám răng đạt hiệu quả tốt. Đồng thời bác sĩ sát trùng và gây tê cụ bộ vùng răng trám giúp bạn không bị đau nhức, ê buốt khi thực hiện trám răng.

  • Bước 3: Thực hiện trám răng mẻ bằng vật liệu và chất kết dính

Bác sĩ sử dụng vật liệu đã chọn, chất kết dính và trám răng sứt mẻ. Sau đó dùng đèn laser chiếu vào vết trám để làm cứng và cố định vật liệu.

  • Bước 4: Chỉnh cộm, mài vùng trám và đánh bóng

Bác sĩ chỉnh lại vết trám, loại bỏ vật liệu dư thừa, chỉnh cộm, làm nhẵn và đánh bóng vết trảm để đảm bảo tính thẩm mỹ.

 

Câu hỏi thường gặp

Trám răng cửa bị mẻ có đau không?

Trám răng cửa bị mẻ có đau không là thắc mắc và lo lắng của nhiều bệnh nhân. Câu trả lời là KHÔNG.

Trám răng cửa bị mẻ là thao tác lấp đầy phần răng bị mẻ, không tác động vào cấu trúc răng mẻ hay vùng răng xung quanh nên bạn không bị đau nhức. Tuy nhiên khi thực hiện bạn sẽ có cảm giác hơi ê buốt vùng chân răng, nhưng cảm giác này sẽ hết sau 1 vài giờ. Sau khi trám răng bạn sẽ cảm thấy hoàn toàn bình thường, không cần phải nghỉ dưỡng.

 

Trám răng cửa bị mẻ mất bao lâu?

Kỹ thuật trám răng cửa bị mẻ không phức tạp và không mất nhiều thời gian, thông thường chỉ khoảng 15 – 30 phút/ răng. Thời gian thực hiện trám răng dài hay ngắn phụ thuộc vào tình trạng thực tế của răng, vị trí răng mẻ, số lượng răng mẻ, tay nghề nha sĩ, các trang thiết bị hỗ trợ, vật liệu trám…

 

Cần lấy tủy răng khi trám răng không?

Tùy tình trạng răng trám bác sĩ sẽ quyết định có cần lấy tủy không. Những trường hợp răng sâu dẫn đến viêm tủy răng sẽ cần điều trị tủy trước khi khám. Những trường hợp răng mẻ nhẹ, sâu răng nhẹ sẽ thực hiện trám răng ngay sau khi thăm khám. Vì vậy nếu có nhu cầu trám răng mẻ, bạn nên đến các nha khoa để bác sĩ thăm khám và đưa ra những chỉ định phù hợp nhất.

Trên đây là những thông tin chi tiết về vấn đề trám răng cửa mẻ, giúp chúng ta trả lời các câu hỏi như trám răng cửa bị mẻ được bao lâu, trám răng cửa có đau không, chăm sóc sau trám răng như thế nào… Để quá trình trám răng mẻ nhanh chóng, hiệu quả, an toàn bạn nên tìm đến các nha khoa uy tín, bác sĩ có trình độ chuyên môn cao. Liên hệ với chúng tôi nếu bạn còn bất cứ băn khoăn nào để nhận hỗ trợ hoàn toàn miễn phí nhé.

[widget id="custom_html-2"]