Hô hàm là gì? Nguyên nhân, hệ quả và cách điều trị triệt để các dạng răng hô
Hô hàm là tình trạng gì? Phân biệt hô do hàm do răng và các phương pháp điều trị hiệu quả

Hô hàm là tình trạng răng gây ảnh hưởng nhiều đến thẩm mỹ, khiến bệnh nhân mất tự tin gây nhiều bất lợi cho sinh hoạt và cuộc sống. Vậy hô hàm là tình trạng gì, nguyên nhân do đâu và đâu là phương pháp điều trị hiệu quả như thế nào? Mời các bạn cùng chúng tôi theo dõi nội dung dưới đây để tìm ra câu trả lời đúng nhất nhé.

 

Thế nào là răng hô hàm?

Răng hô hàm và trình trạng hàm trên hoặc cả 2 hàm răng phát triển quá mức gây mất cân đối tổng thể khuôn mặt. Khi nhìn theo góc nghiêng, khuôn miệng của người có hàm hô sẽ nhô ra phía trước làm mất thẩm mỹ.

Để nhận biết hàm răng bị hô chúng ta có thể xem xét các dấu hiệu như cười hở lợi, răng cửa hướng chìa ra phía trước hay nhìn nghiêng hàm trên/ cả 2 hàm khuôn miệng chìa ra nhiều, miệng không khép được chặt ngay cả khi cơ môi thả lỏng.

Thế nào là răng hô hàm
Thế nào là răng hô hàm

 

Nguyên nhân gây ra tình trạng hô hàm?

Chúng tôi nhận được nhiều thắc mắc về nguyên nhân gây ra hô hàm là gì? Bên cạnh đó việc xác định nguyên nhân đóng vai trò quyết định đến việc điều trị hàm răng bị hô. Nguyên nhân khiến hàm bị hô có thể là do di truyền, chế độ dinh dưỡng, thói quen xấu trong giai đoạn mọc răng, xương hàm và răng phát triển mất cân đối.

Nguyên nhân tại sao gây ra tình trạng hô hàm
Nguyên nhân tại sao gây ra tình trạng hô hàm

 

Di truyền

Theo thống kê có khoảng 70% trường hợp hô hàm xuất phát từ yếu tố di truyền, bởi những cấu trúc liên quan đến khuôn mặt bao gồm cấu trúc răng và hàm đều có ảnh hướng nhất định bởi yếu tố này. Như vậy nếu ông bà, cha mẹ bị hô thì khả năng các thế hệ tiếp theo bị di truyền là rất cao.

 

Chế độ dinh dưỡng

Chế độ dinh dưỡng có vai trò quan trọng, làm ảnh hưởng đến quá trình phát triển của răng. Do đó nếu trẻ bị thiếu khoáng chất, vitamin, canxi… thì nguy cơ răng mọc đè, mọc lệch, mọc chen chúc dễ xảy ra. Những vấn đề bất thường trên răng nguyên nhân do chế độ dinh dưỡng gây ra tình trạng hô hàm nhiều hơn.

 

Thói quen xấu

Một số thói quen xấu trong giai đoạn mọc răng như đẩy lưỡi, mút ngón tay, dùng ti giả… trong thời gian dài có thể là nguyên nhân làm ảnh hưởng đến phát triển của xương hàm. Xương hàm phát triển bất thường dẫn đến tình trạng hàm bị hô về sau.

 

Sự phát triển mất cân đối của xương hàm và răng

Một trong những nguyên nhân khiến hàm bị hô không thể không nhắc đến là do xương hàm và răng phát triển quá mức. Khi xương hàm và răng phát triển mất cân đối dễ dẫn đến hô hàm.

 

Hô do hàm khác hô do răng như thế nào?

Hô hàm và hô răng là 2 tình trạng có thể xuất phát từ nguyên nhân do xương hàm, do răng hoặc kết hợp do cả xương hàm và răng. Vậy sự khác nhau giữa tình trạng hô hàm và hô răng như thế nào?

Hô hàm khác hô do răng như thế nào
Hô hàm khác hô do răng như thế nào

 

Hô do hàm

Hô do xương hàm (cả 2 hàm hoặc hàm trên hay hàm dưới) là tình trạng hàm phát triển quá mức. Nếu bạn bị hô quá nặng có thể không thể khép chặt được môi, khuôn miệng chìa ra ngoài rất nhiều, cười hở lợi.

 

Hô do răng

Hô răng là tình trạng các răng trên cung hàm mọc không theo phương thẳng đứng. Trường hợp hô do răng có thể do răng mọc chồng chéo, mọc lệch và có xu hướng mọc chìa ra ngoài gây mất thẩm mỹ nghiêm trọng.

 

Hô do cả răng và hàm

Hô do cả răng và hàm là trường hợp phức tạp, môi trên thường không bao phủ được răng, cấu trúc xương của mặt bị chênh lệch, gây ảnh hưởng nặng đến thẩm mỹ. Hô cả răng và hàm cần nhiều thời gian điều trị và xử lý mới mang lại hiệu quả.

 

Đâu là hệ quả của hô răng và hô hàm?

Hô do răng hay hô do hàm đều gây ra nhiều hệ quả không mong muốn như:

  • Khuôn mặt mất cân đối, mất thẩm mỹ và kém duyên làm bệnh nhân ngại giao tiếp
  • Chức năng ăn nhai không đảm bảo, gián tiếp gây tác động không tốt đến hệ tiêu hóa, ảnh hưởng đến khớp thái dương hàm
  • Sai khớp cắn dẫn đến chấn thương mô mềm, đau khớp thái dương hàm, phát âm trở ngại không được tròn vành rõ chữ
  • Vệ sinh răng miệng khó khăn do các khoảng trống giữa các răng không đều nhau làm giắt thức ăn
Đâu là hệ quả của hô răng và hô hàm
Đâu là hệ quả của hô răng và hô hàm

 

Cách điều trị hiệu quả cho các dạng răng hô

Căn cứ vào tình hình thực tế khi thăm khám, bác sĩ kết hợp với nguyên nhân và mức độ hô hàm có thể chọn cách điều trị bọc răng sứ hay niềng răng. Cụ thể:

Cách điều trị hiệu quả cho các dáng răng hô
Cách điều trị hiệu quả cho các dáng răng hô

 

Bọc răng sứ

Để khắc phục răng hô hiệu quả, nhiều người chọn phương pháp bọc răng sứ thẩm mỹ. Phương pháp này có thời gian thực hiện nhanh chóng, trong khoảng từ 2 – 4 ngày. Bọc răng sứ chỉ áp dụng với một số trường hợp răng hô do mọc lệch hoặc hô nhẹ với chi phí khá cao.

Phương pháp bọc răng sứ được bác sĩ tiến hành qua nhiều bước dưới sự hỗ trợ của trang thiết bị hiện đại. Bác sĩ sẽ mài nhỏ cùi răng, sau đó lấy dấu răng đã mài, sản xuất mão răng và bọc ra bên ngoài răng mài. Hàm răng sau khi hoàn thiện đều đẹp, màu sắc răng hài hòa tự nhiên, mang đến vẻ ngoài thẩm mỹ cho người bệnh.

 

Niềng răng

Niềng răng là quá trình điều chỉnh răng mọc hô về vị trí ban đầu, chuẩn khớp cắn bằng cách sử dụng dây cung và mắc cài gắn trên răng hoặc hàm tháo lắp. Do đó niềng răng là phương pháp khắc phục răng hô phổ biến nhất, mang đến vẻ ngoài thẩm mỹ hơn cho răng miệng và khuôn mặt. Phương pháp niềng răng có thời gian trung bình từ 2 – 3 năm.

Hiện nay có nhiều phương pháp niềng răng điều trị hàm bị hô như: niềng răng mắc cài sứ, niềng răng mắc cài kim loại, niềng răng Invisalign, niềng răng bằng hàm tháo lắp… Bác sĩ sẽ dựa vào tình trạng răng, nhu cầu của bệnh nhân để đưa ra gợi ý phù hợp mang lại hiệu quả tốt nhất.

 

Câu hỏi thường gặp

Thời gian niềng răng hô hàm mất bao lâu?

Để tính toán thời gian niềng răng hô hàm bác sĩ cần tiến hành thăm khám, xét nghiệm và đánh giá thực tế tình trạng răng miệng của bệnh nhân. Các yếu tố quyết định thời gian niềng răng hô hàm là mức độ răng sai lệch, phương pháp niềng răng, độ tuổi…

Mỗi người khác nhau, tình trạng hô hàm khác nhau, thời gian niềng răng khác nhau và kế hoạch điều trị riêng biệt. Thông thường thời gian niềng răng hàm hô tối thiểu từ 1,5 – 2 năm, hoặc có thể lên đến 3 năm.

 

Thời điểm “vàng” điều trị niềng răng hô hàm là khi nào?

Thời điểm tốt nhất để niềng răng nói chung và niềng răng hàm hô nói riêng là từ 6 đến 12 tuổi. Nguyên nhân là do trong giai đoạn này răng hàm đang phát triển nên việc điều chỉnh về vị trí chuẩn khớp cắn sinh lý sẽ thuận lợi và mang lại hiệu quả hơn.

 

Niềng răng có gây hở lợi không?

Hở lợi sau khi niềng răng là tình trạng không hiếm gặp, nguyên nhân có thể là do:

  • Đội ngũ chỉnh nha làm việc không hiệu quả, kỹ thuật không cao, chưa điều trị triệt để các bệnh lý răng miệng…
  • Bệnh nhân không tuân thủ kế hoạch điều trị hay chỉ dẫn của bác sĩ, tự ý thay đổi khay niềng, vệ sinh răng miệng không đúng cách, không điều chỉnh sai lệch trong khi niềng răng kịp thời…

Niềng răng hở lợi là tác dụng phụ không mong muốn, trong trường hợp này bệnh nhân nên gặp bác sĩ nha khoa để kịp thời khắc phục. Bác sĩ sẽ tiến hành thăm khám và áp dụng phương pháp xử lý phù hợp như phẫu thuật xương hàm, phẫu thuật nâng cơ môi, phẫu thuật cắt viền lợi.

Trên đây là một số giải đáp về vấn đề thế nào là răng hô hàm, phân biệt hàm hô do răng, do hàm và các phương pháp điều trị hiệu quả. Tình trạng hàm hô xuất phát từ nguyên nhân nào cũng đều gây ra những hậu quả tiêu cực, do đó bạn nên gặp bác sĩ để được thăm khám, đánh giá và xử lý càng sớm càng tốt.

[widget id="custom_html-2"]