Hàm duy trì: định nghĩa, các lợi ích và lưu ý khi đeo hàm duy trì
Hàm duy trì: lợi ích và 3 loại hàm duy trì thường được sử dụng hiện nay

Sau khi kết thúc quá trình niềng răng, bệnh nhân phải tiếp tục thực hiện đeo một loại khí cụ bắt buộc là hàm duy trì (máng duy trì). Vậy hàm duy trì là gì, có mấy loại thường được sử dụng phổ biến hiện nay và phải đeo trong thời gian bao lâu? Hãy cùng chúng tôi tìm kiếm câu trả lời đúng nhất ngay trong những nội dung tiếp theo của bài viết này nhé.

 

Hàm duy trì là gì?

Hàm duy trì là gì là vấn đề mà nhiều người bệnh niềng răng quan tâm. Hàm duy trì là khí cụ mà bác sĩ yêu cầu bệnh nhân tháo niềng sử dụng để đảm bảo kết quả tốt nhất sau niềng. Tác dụng của khí cụ này giúp răng ổn định nhanh chóng, hạn chế tối đa tình trạng xô lệch, đảm bảo kết quả cuối cùng là hàm răng đều đẹp, khớp cắn chuẩn.

Định nghĩa hàm duy trì
Định nghĩa hàm duy trì

 

Tại sao phải đeo hàm duy trì?

Căn cứ vào cấu tạo thì răng được đặt trong phần xương hàm và giữ vững chắc bởi các dây chằng nha chu xung quanh. Khi kết thúc quá trình niềng răng bác sĩ tiến hành tháo mắc cài và dây cung, vì vậy răng cần có khoảng thời gian để mô nướu và dây chằng nha chu ổn định lại. Trong khoảng thời gian chờ răng hàm ổn định, người bệnh cần đeo máng duy trì, để đảm bảo dây chằng nha chu không làm răng di chuyển về vị trí ban đầu.

Lợi ích của hàm duy trì là gì
Lợi ích của hàm duy trì là gì

 

Bên cạnh đó, quá trình niềng răng từ 2 – 3 năm đã khiến răng phải chịu 1 lực siết lớn trong thời gian dài. Khung xương hàm vì vậy trở nên yếu và nhạy cảm, quá trình ăn nhai thường xuyên khiến khớp cắn hoạt động liên tục và răng dễ có xu hướng quay lại thời điểm trước khi niềng.

Từ những nguyên nhân trên đây, sau khi tháo niềng bệnh nhân nên sử dụng máng duy trì liên tục từ 6 – 12 tháng để hạn chế lực tác động từ bên ngoài. Đây cũng là khoảng thời gian cần thiết để nướu, dây chằng nha chu, răng và xương hàm ổn định, vững chắc.

 

Hàm duy trì có mấy loại?

Hiện nay phổ biến có 2 dạng hàm duy trì là hàm cố định và hàm tháo lắp với ưu và nhược điểm khác nhau. Cụ thể:

Có mấy loại hàm duy trì
Có mấy loại hàm duy trì

 

Duy trì cố định

Máng duy trì cố định là phương pháp dùng dây hoặc thanh kim loại gắn vào bên trong răng bằng chất liệu Composite để cố định liên tục. Phương pháp duy trì cố định áp dụng với một số trường hợp nhất định tùy theo khớp cắn của bệnh nhân.

 

Ưu và nhược điểm của hàm duy trì cố định

Ưu điểm

Sử dụng hàm duy trì cố định hàm răng được duy trì cố định liên tục, nên người dùng không bị quên sử dụng hay quên mang theo.

Nhược điểm

  • Áp dụng hàm duy trì cố định tùy trường hợp nhất định
  • Máng duy trì gắn chặt trên răng nên khó vệ sinh khe kẽ, dễ dẫn đến sâu răng, sâu kẽ nếu thức ăn, mảng bám không được làm sạch
  • Nguy cơ bong hàm cao do nếu cắn trực tiếp vào vùng mang dây duy trì sẽ gây bong làm ảnh hưởng đến kết quả thực hiện

 

Duy trì tháo lắp

Hàm duy trì tháo lắp phổ biến có 2 loại là hàm duy trì dạng khay nhựa trong suốt và hàm duy trì kim loại.

 

Hàm duy trì dạng khay nhựa trong suốt

Ưu điểm

  • Hàm duy trì tháo lắp bằng khay nhựa trong suốt thiết kế phù hợp với tình trạng của từng bệnh nhân nên mang lại hiệu quả tốt
  • Tính thẩm mỹ cao, khó phát hiện nên bạn có thể tự tin mang hàm cả ngày ngay cả khi đi làm hay đi học
  • Dễ dàng tháo lắp nên việc ăn uống rất thoải mái và dễ dàng vệ sinh

Nhược điểm

  • Để đạt hiệu quả tốt cần sử dụng hàm duy trì đều đặn, tránh việc tháo ra và quên không đeo
  • Tháo lắp phải đúng kỹ thuật tránh gây gãy hoặc vỡ hàm
  • Chi phí cao hơn

 

Hàm duy trì tháo lắp kim loại

Ưu điểm

  • Hàm duy trì tháo lắp kim loại dễ tháo lắp, dễ dàng vệ sinh
  • Chi phí thấp hơn

Nhược điểm

  • Tính thẩm mỹ không cao do dây cung kim loại đeo ở ngoài mặt răng
  • Cần sử dụng đều đặn để đảm bảo hiệu quả quá trình điều trị
  • Trước khi ăn cần tháo hàm tránh gây gãy và vỡ hàm
  • Yêu cầu sự cẩn thận trong suốt quá trình sử dụng

 

Cần đeo hàm duy trì bao lâu?

Thời gian đeo hàm duy trì là bao lâu
Thời gian đeo hàm duy trì là bao lâu

 

Để sở hữu hàm răng đều đẹp, nụ cười cuốn hút thì việc đeo hàm duy trì là thử thách cuối cùng với mỗi bệnh nhân niềng răng. Thời gian đeo hàm duy trì phụ thuộc vào tình trạng răng và cơ địa mỗi người. Thông thường với kết cấu răng chắc khỏe bệnh nhân cần đeo hàm từ 6 – 12 tháng. Các trường hợp răng yếu, xương hàm yếu, cấu trúc răng không ổn định thì thời gian đeo hàm kéo dài hơn.

Bên cạnh đó thời gian cụ thể đeo hàm cũng cần điều chỉnh theo thời gian:

  • Sau khi tháo mắc cài, ở tháng đầu tiên cần đeo hàm duy trì liên tục
  • Trong thời gian tiếp theo, khi răng đã ổn định hơn chỉ cần đeo buổi tối
  • Sau vài năm, thời gian đeo hàm giảm dần 2 – 3 buổi/ tuần

 

Những lưu ý quan trọng khi đeo hàm duy trì là gì?

Lưu ý khi đeo hàm duy trì là gì
Lưu ý khi đeo hàm duy trì là gì

 

Để đảm bảo kết quả niềng răng tốt nhất, việc đeo hàm duy trì là cần thiết. Tuy nhiên trong quá trình đeo hàm bạn cần lưu ý đảm bảo vệ sinh hàm duy trì, ăn uống đúng cách, vệ sinh răng miệng đúng chuẩn, khắc phục thói quen xấu, tái khám theo lịch hẹn.

 

Lưu ý vệ sinh hàm duy trì

Bệnh nhân cần lưu ý vệ sinh sạch sẽ hàm duy trì trong suốt thời gian đeo để răng miệng khỏe mạnh, ngăn chặn các bệnh lý không mong muốn. Nên vệ sinh hàm duy trì hàng ngày khi đánh răng qua các bước:

  • Rửa hàm bằng nước lạnh, không nên sử dụng nước nóng vì có thể làm nhựa bị biến dạng
  • Sử dụng bàn chải đánh răng lông mềm loại bỏ vụn thức ăn, cặn bẩn bám trên bề mặt hàm để hạn chế vi khuẩn sinh sôi là ảnh hưởng đến sức khỏe răng miệng
  • Khi tháo máng duy trì bạn nên bảo quản trong hộp để tránh bị rơi vỡ hay mất

 

Ăn uống đúng cách

Bạn hoàn toàn có thể ăn khi đeo hàm duy trì do kết cấu hàm được thiết kế vừa vặn với xương hàm và răng nên không làm ảnh hưởng đến hoạt động ăn uống. Tuy nhiên bệnh nhân cần thực hiện hoạt động ăn uống đúng cách:

  • Ưu tiên ăn các thức ăn mềm, dễ nhai nuốt
  • Không sử dụng thực phẩm nhiều tinh bột, đường có độ bám dính cao khi vệ sinh không sạch sẽ, đúng cách dễ dẫn đến bị sâu răng, hôi miệng…
  • Không uống nước ngọt có ga, nước có chứa chất kích thích làm ảnh hưởng đến răng
  • Không ăn thức ăn giòn, cứng như các loại hạt, bỏng ngô… sẽ làm ảnh hưởng đến chất lượng hàm duy trì

 

Vệ sinh răng miệng chuẩn

Bệnh nhân cần lưu ý vệ sinh răng miệng đúng cách khi đeo hàm duy trì thông qua những hoạt động sau:

  • Đánh răng 2 lần/ ngày bằng bàn chải lông mềm, làm sạch các khe kẽ, loại bỏ mảng bám
  • Kết hợp sử dụng chỉ nha khoa, nước súc miệng, tăm nước… để lại bỏ toàn bộ vụn thức ăn còn lại trên răng

 

Khắc phục thói quen xấu

Người bệnh nên từ bỏ thói quen xấu làm ảnh hưởng đến răng khi đeo hàm duy trì như:

  • Sử dụng đồ uống rượu, bia, cà phê… có chứa chất kích thích
  • Cắn chặt răng, nghiến răng làm hỏng hàm, giãn cơ hàm
  • Dùng răng cắn, mở vật cứng như nắp chai, nắp bút

 

Tái khám đúng lịch

Người bệnh cần thực hiện lịch tái khám theo yêu cầu của bác sĩ để được theo dõi đầy đủ. Trong trường hợp bất thường, bạn có thể gặp bác sĩ ngay để được kiểm tra, đánh giá tình trạng răng và xử lý kịp thời.

 

Câu hỏi thường gặp

Vì sao đeo hàm duy trì răng “chạy” về vị trí cũ sau niềng?

Nhiều người thắc mắc tại sao răng vẫn bị “chạy” sau khi niềng mặc dù đã đeo máng duy trì? Nguyên nhân răng “chạy” có thể do thiết kế, kích thước hàm duy trì không phù hợp hoặc sử dụng không đúng cách. Nếu bạn không sử dụng hàm thường xuyên thì đây có thể là lý do dẫn đến trường hợp chạy răng.

 

Hàm duy trì phải đeo cả đời không?

Trên thực tế rất ít trường hợp phải đeo hàm duy trì cả đời, thời gian đeo hàm phụ thuộc vào tình trạng răng và cơ địa của mỗi người. Thông thường nếu bạn sở hữu hàm răng chắc khỏe sẽ phải đeo hàm từ 6 – 12 tháng. Trường hợp ngược lại kết cấu răng không ổn định, răng yếu thì khoảng thời gian đeo hàm kéo dài hơn.

 

Hàm duy trì bao nhiêu tiền?

Giá hàm duy trì sẽ thay đổi tùy vào từng nha khoa, chất lượng và xuất xứ của từng loại hàm. Thông thường giá hàm dao động từ 700.000 – 2.000.000 VNĐ. Cụ thể: Hàm cố định thường mức giá từ 700.000 – 900.000 VNĐ, hàm trong suốt giá cao hơn khoảng 2.000.000 VNĐ. Bệnh nhân nên liên hệ trực tiếp với nha khoa uy tín để cập nhật thông tin chi tiết về giá thành và nhận tư vấn cho tình trạng răng cụ thể.

 

Có ăn được khi đeo máng duy trì không?

Trong trường hợp đeo máng duy trì bạn vẫn có thể ăn uống bình thường và cảm giác thoải mái hơn so với giai đoạn niềng răng. Tuy nhiên bệnh nhân nên kiêng thức ăn quá cứng, dai, giòn do hàm yếu, chân răng chưa ổn định.

 

Bao lâu thì răng “chạy” nếu không đeo máng duy trì?

Nếu không đeo hàm duy thì thì răng không “chạy” ngay lập tức. Tuy nhiên nếu không đeo trong thời gian dài, khi mà bạn ăn uống thường xuyên sẽ dẫn đến tình trạng chạy chân răng. Vì vậy sau tháo niềng bạn nên đeo hàm thường xuyên để chờ răng hàm ổn định.

 

Đeo hàm duy trì có đau không?

Cảm giác đau nhức khó chịu khi niềng và siết răng hầu như không còn khi đeo hàm duy trì, đặc biệt với hàm tháo lắp. Việc đeo hàm dễ chịu và thoải mái hơn nhiều so với giai đoạn niềng trước đó.

Như vậy sử dụng hàm duy trì thường xuyên, đúng cách giúp nâng cao hiệu quả niềng răng, mang lại hàm răng đều đẹp, nụ cười tự tin. Hy vọng những thông tin trên đây sẽ giúp bạn giải đáp thắc mắc hàm duy trì là gì, lợi ích và các loại hàm thường xuyên sử dụng. Để lại bình luận dưới bài viết nếu bạn còn bất cứ băn khoăn nào, chúng tôi sẽ giải đáp trong thời gian ngắn nhất,

[widget id="custom_html-2"]