Cạo vôi răng là gì? Tầm quan trọng và những cách loại bỏ cao răng thường được áp dụng
Cạo vôi răng: Tầm quan trọng và những cách loại bỏ cao răng thông thường

Cạo vôi răng là một thủ thuật được sử dụng phổ biến trong lĩnh vực nha khoa hiện nay. Cạo vôi răng giúp loại bỏ các mảng bám và vi khuẩn gây hại đồng thời đem lại nhiều lợi ích. Bài viết dưới của Implant Center sẽ giúp mọi người hiểu rõ hơn về thủ thuật cạo vôi răng và những lợi ích của thủ thuật này mang lại.

 

Mảng bám, cao răng là gì?

  • Mảng bám trên răng là một lớp mảng trong suốt mềm xuất hiện trên bề mặt răng sau khi chúng ta ăn. uống hoặc đánh răng khoảng 15 phút. Mảng bám này không thể nhìn thấy bằng mắt thường và rất dính, chúng được tạo bởi nước bọt, thức ăn bám vào kẽ răng và vi khuẩn. Mảng bám trên răng có thể lấy đi được một phần khi chúng ta đánh răng.
  • Cao răng chính là sự tích tụ của các loại vi khuẩn, các muối calcium trong nước bọt cùng với mảnh vụn thức ăn sau một thời gian ngắn sự tích tụ này ngày càng dày lên làm cho mảng bám dày và cứng dần. Do đó, có thể hiếu cao răng chính là mảng bám đã bị vôi hóa. Cao răng không thể bị loại bỏ khi chúng ta đánh răng.
Cao răng là gì
Cao răng là gì

 

Cao răng trông như thế nào?

Cao răng có hai loại cơ bản với màu sắc riêng biệt đó là cao răng nước bọt và cao răng huyết thanh.

  • Cao răng nước bọt là loại cao răng mắt thường có thể nhìn rõ, chúng có màu vàng nhạt, nâu vàng hoặc nâu đỏ được hình thành bởi các muối calcium trong nước bọt lắng đọng trên mảng bám. Loại cao răng này thường bám trên mặt răng, kẽ răng và ở trên lợi.
  • Cao răng huyết thanh là loại cao răng không dễ dàng nhìn thấy bằng mắt thường được, chúng có màu đen và rất cứng. Loại cao răng này được hình thành do lợi viêm gây chảy máu, phần huyết thanh dính trong máu bám vào cao răng nước bọt tạo điều kiện thuận lợi cho vi khuẩn phát triển và  tích tụ dày thêm. Cao răng loại này thường gây viêm lợi nặng.

 

Cạo vôi răng là gì?

  • Cạo vôi răng chính là lấy cao răng là một quy trình làm sạch các mảng bám, vôi răng trên nướu bằng cách dùng thiết bị/ dụng cụ dùng để cạo vôi có độ rung sóng siêu âm để khiến chúng rớt ra.

  • Nếu không cạo vôi răng định kỳ sẽ dễ dàng mắc bệnh viêm nướu. Đây chính là giai đoạn đầu dẫn đến phát triển bệnh viêm nha chu, do đó bạn cần đi kiểm tra để sớm phát hiện và được điều trị kịp thời thì sẽ khỏi.

Ngược lại, nếu để tình trạng viêm nướu kéo dài thì khi đó có thể gây ra các trường hợp nặng hơn như các mô bị phân hủy, gây mủ, làm răng bị lung lay và dẫn đến hiện tượng rụng răng.

Giới thiệu phương pháp cạo vôi răng
Giới thiệu phương pháp cạo vôi răng

 

Tại sao phải lấy sạch cao răng và mảng bám?

Mảng bám và cao răng chính là những thức ăn thừa còn sót lại bám trên răng tích tụ và tạo điều kiện cho vi khuẩn phát triển đồng thời gây ra nhiều tác hại nghiêm trọng đến sức khỏe răng miệng và toàn thân. Việc lấy sạch cao răng và mảng bám sẽ đem lại nhiều lợi ích sau đây:

  • Cải thiện màu sắc của răng: Cao răng và mảng bám thường có màu tương phản với màu của răng thật, do đó nếu không lấy cao răng định kỳ sẽ làm mất thẩm mỹ trầm trọng cho hàm răng.
  • Tránh tình trạng hơi thở có mùi hôi: Cao răng bám trên bề mặt răng khiến việc vệ sinh răng miệng trở nên khó khăn hơn và vi khuẩn sẽ phát triển, tích tụ gây ra mùi hôi. Do đó, việc lấy cao răng không chỉ giúp cải thiện màu sắc răng mà còn cải thiện tình trạng hơi thở có mùi.
  • Ngăn ngừa tình trạng sâu răng: Số lượng vi khuẩn tích tụ trong cao răng có thể là nguyễn nhân gây ra sâu răng, vi khuẩn sẽ làm đường trong thức ăn lên men tạo acid ăn mòn men và ngà răng  dẫn đến tình trạng sâu răng. Do đó, lấy cao răng định kỳ giúp loại bỏ vi khuẩn có hại trong khoang miệng, từ đó ngăn ngừa tình trạng sâu răng hiệu quả.
  • Ngăn chặn sự tiến triển của bệnh nha chu: Vi khuẩn ở cao răng gây kích thích và tàn phá tổ chức quanh răng khiến bạn bị các bệnh răng miệng từ nhẹ đến nặng như viêm lợi, tiêu xương răng,… thậm chí nặng hơn là viêm nha chu. Nếu không được phát hiện và điều trị kịp thời có thể dẫn đến hậu quả nghiêm trọng như mất răng. Do đó, việc lấy cao răng định kỳ cũng sẽ kiểm tra được tình trạng răng miệng có các dấu hiệu bị viêm, mất xương hay nhiễm trùng hay không, từ đó có thể kịp thời phát hiện và điều trị.
  • Cải thiện sức khỏe tổng thể: Việc lấy cao răng định kỳ còn giúp nhắn chặn các bệnh viêm nhiễm ảnh hưởng đến sức khỏe như viêm amidan, viêm xoang, viêm họng,… thậm chí có thể ngăn ngừa tình trạng viêm nội tâm mạc do vi khuẩn Osler gây ra và cải thiện hiệu quả điều trị bệnh đái tháo đường.
  • Giảm chi phí đi nha khoa: Việc lấy cao răng định kỳ có chi phí tương đối phù hợp với khả năng tài chính của mọi người và nó có thể ngăn ngừa hiệu quả các bệnh lý răng miệng nghiêm trọng như viêm quanh răng, áp xe răng hoặc mất răng,…Từ đó giúp bạn tiết kiệm được một khoản chi phí chữa bệnh.
  • Bảo vệ chân răng: Nếu không đi lấy cao răng định kỳ sẽ khiến việc cao răng tích tụ nhiều gây ra các bệnh như viêm lợi, tụt lợi thậm chí nặng hơn là tiêu xương, áp xe trong xương hàm và mất chỗ bám của chân răng gây đau răng hoặc răng bị dụng. Do đó, việc lấy cao răng định kỳ sẽ giúp bảo vệ xương hàm và chân răng hiệu quả.
Tầm quan trọng của việc lấy sạch cao răng
Tầm quan trọng của việc lấy sạch cao răng

 

Đối tượng chỉ định và chống chỉ định cạo vôi răng

Việc lấy cao răng cũng được chỉ định và chống chỉ định cho một số trường hợp cụ thể như sau:

Đối tượng nên cạo vôi răng

  • Những người mắc bệnh viêm nha chu, viêm lợi hoặc có tình trạng nhiều cao răng hình thành trên răng, số lượng tăng lên bất thường, có vết dính ở trên hoặc dưới nướu.
  • Những người đến định kỳ lấy cao răng, muốn duy trì răng trắng sáng.
  • Những đối tượng có tình trạng nướu hoặc răng nhạy cảm.
  • Phụ nữ đang mang thai để hạn chế mắc các bệnh răng miệng trong giai đoạn thai kỳ.
  • Những đối tượng được bác sĩ chỉ định lấy cao răng trước khi tiến hành các thủ thuật như nhổ răng, niềng răng, tẩy trắng răng hoặc trước khi phẫu thuật, xạ trị.
Đối tượng nào có thể cạo vôi răng
Đối tượng nào có thể cạo vôi răng

 

Đối tượng chống chỉ định cạo vôi răng

  • Những bệnh nhân có tình trạng viêm nướu, viêm nha chu cấp tính, nướu bị lở loét, hoại tử cấp tính, viêm tủy cấp tính, không chịu được độ rung của các dụng cụ lấy cao răng, không chịu được lạnh, có tình trạng ê buốt sau khi lấy cao răng.
  • Những người mắc một số bệnh như: tắc nghẽn đường hô hấp trên, không thở được bằng mũi, sốt xuất huyết, suy giảm miễn dịch hoặc các bệnh truyền nhiễm lây qua đường nước bọt, rối loạn đông máu, máu khó đông,…
  • Những người có biến chứng nghiêm trọng của bệnh đái tháo đường.
  • Những đối tượng có bệnh về thần kinh như co giật, không làm chủ được hành vi.

 

Các cách loại bỏ mảng bám, cao răng

Hiện nay có rất nhiều cách loại bỏ mảng bám cao răng, dưới đây là hai cách lấy cao răng đơn giản:

  • Cách đầu tiên là sử dụng các sản phẩm thiên nhiên, cách này bạn có thể áp dụng tại nhà, Cách này bạn có thể sử dụng chanh, cam, vỏ cau, muối, baking soda,…. để hạn chế và mảng bám, cao răng. Cách này chỉ có tác dụng đối với những trường hợp mảng bám, cao răng có ít và chưa bám chặt vào bề mặt răng. Cách này tuy đơn giản dễ làm nhưng khi quá lạm dụng hoặc thực hiện sai các cách có thể dẫn tới nguy cơ bị viêm lợi, viêm nha chu, mòn men răng, răng trở nên nhạy cảm, ê buốt khó chịu… Bên cạnh đó, các phương pháp này cũng không thể thực hiện loại bỏ mảng bám cao răng kỹ càng ở tất cả vị trí của răng, đặc biệt các răng ở sâu trong miệng hay các răng mọc chen chúc và cũng không thể cạo hết cao răng đang tồn tại trên mặt răng.
  • Cách loại bỏ mảng bám, cao răng hiệu quả và tốt nhất đó chính là thực hiện lấy cao răng tại các phòng khám nha khoa. Khi đến phòng khám bạn bạn sẽ được bác sĩ kiểm tra và khám, bác sĩ sẽ đưa quyết định lấy cao răng chỉ cần 1 lần hẹn hay nhiều hơn và có phải kết hợp dùng thuốc hay không tùy vào số lượng cao răng và tình trạng lợi của mỗi bệnh nhân. Trong quá trình lấy cao răng, bác sĩ sẽ dùng máy và các dụng cụ cầm tay chuyên dụng để lấy hết cao răng ở trên và dưới lợi cũng như loại bỏ hết mảng bám trên bề mặt răng của bạn.
Loại bỏ mảng bám cao răng bằng cách nào
Loại bỏ mảng bám cao răng bằng cách nào

 

Quy trình cạo vôi răng

Quy trình cạo vôi răng hay lấy cao răng ở các phòng khám nha khoa thường được tiến hành theo các bước như sau:

Bước 1: Kiểm tra và thăm khám trước khi thực hiện lấy cao răng

Trước khi vào tiến hành lấy cao răng, bác sĩ sẽ kiểm tra độ dày của cao răng của bệnh nhân. Sau khi kiểm tra bác sĩ sẽ căn cứ vào tình trạng sức khỏe răng lợi cũng như tình trạng cao răng để lựa chọn những biện pháp điều trị phù hợp với từng đối tượng, đồng thời bác sĩ sẽ trao đổi với bạn một số vấn đề có thể xảy ra khi tiến hành lấy cao  răng như chảy ít máu nướu răng hoặc sau khi lấy cao răng xong sẽ có cảm giác răng ê buốt, nhạy cảm,….

Bước 2: Tìm cao răng

Ở bước này bác sĩ sẽ tìm cao răng ở tất cả các mặt của răng. Có 2 cách để dò tìm cao răng:

  • Cách 1: Bác sĩ sẽ sử dụng dụng cụ thăm dò trượt lên và xuống dọc theo bề mặt chân răng, dưới nướu của bệnh nhân. Khi sử dụng dụng cụ này, bác sĩ sẽ cảm nhận được chỗ nào có cảm giác gồ ghề thì sẽ xác định chỗ đó có cao răng, chỗ răng không có cao răng bề mặt sẽ nhẵn bóng.
  • Cách 2: Bác sĩ sẽ sử dụng bông gạc, xoắn một góc và ấn bông gạc vào giữa 2 hàm răng của bệnh nhân. Sau đó, băng gạc sẽ thấm nước khô nước bọt và khi đó bạn có thể thấy nhiều cao răng hơn.
Quy trình cạo vôi răng có mấy bước
Quy trình cạo vôi răng có mấy bước

 

Bước 3: Tiến hành lấy cao răng

  • Bác sĩ sẽ sử dụng các công cụ/ thiết bị lấy cao răng chuyên dụng để loại bỏ tận gốc cao  răng và mảng bám xung quanh chân răng của bệnh nhân. Trong quá trình thực hiện lấy cao răng, bệnh nhân có thể sẽ thấy cảm giác ê buốt nhẹ.
  • Trong trường hợp lấy cao răng ở những vị trí sâu bên trong chân răng, những nơi khó vệ sinh và khó lấy cao răng thì sẽ có thể xảy ra hiện tượng chảy máu. Tuy nhiên, với trình độ tay nghề và kiến thức chuyên môn, bác sĩ sẽ thực hiện quá trình lấy cao răng một cách cẩn thận, đảm bảo không gây ra cảm giác không thoải mái hay đau đớn nào cho người bệnh.

Bước 4: Đánh bóng bề mặt răng

Sau khi thực hiện loại bỏ cao răng, bác sĩ sẽ tiến hành đánh bóng và làm mịn bề mặt răng nhằm hạn chế cao răng quay trở lại và giúp răng sáng màu hơn.

Bước 5: Vệ sinh răng miệng

Kết thúc quá trình lấy cao răng, bác sĩ sẽ hướng dẫn bạn vệ sinh răng miệng lại 1 lần nữa. Đối với những trường hợp mắc bệnh về răng, lợi, bác sĩ sẽ kê một số loại thuốc hỗ trợ điều trị. Cuối cùng, bác sĩ sẽ tư vấn cho bạn cách vệ sinh, chăm sóc răng miệng tại nhà đúng cách và hiệu quả.

 

Những điều cần lưu ý sau khi lấy cao răng

Sau khi lấy cao răng, bạn cần phải chú ý một vài điều sau đây:

  • Tránh ăn những đồ ăn, thức uống quá nóng hoặc quá lạnh khiến cho răng của bạn trở lên nhạy cảm và có cảm giác ê buốt
  • Hạn chế hút thuốc hoặc dùng các thực phẩm, đồ uống có màu như chè, cà phê, nước cà rốt,…những đồ này sẽ khiến mảng bám dễ bám lại nhanh chóng.
  • Vệ sinh và chăm sóc răng miệng đúng cách theo chỉ dẫn của bác sĩ
  • Tái khám định kỳ để đảm bảo quá trình điều trị được hoàn tất.
  • Nếu có gặp vấn đề hay hiện tượng khác lạ cần đến phòng khám để bác sĩ kịp thời kiểm tra và xử lý.
Cần lưu ý những gì sau khi lấy cao răng
Cần lưu ý những gì sau khi lấy cao răng

 

Làm thế nào để không bị cao răng?

Để phòng và hạn chế  bị cao răng, mảng bám bạn có duy trì một vài thói quen đơn giản dưới đây:

Vệ sinh răng miệng đúng cách: 

  • Vệ sinh răng miệng 2 lần/1 ngày, sau khi thức dậy buổi sáng và trước khi ngủ vào buổi tối. Đánh răng đúng cách theo hướng từ trên xuống dưới và xoay tròn, đánh nhẹ nhàng không được đánh răng quá mạnh làm tổn thương răng.
  • Vệ sinh lưỡi bằng cách dùng bàn chải răng hoặc dụng cụ vệ sinh lưỡi chuyên dụng để ngăn ngừa vi khuẩn và hôi miệng.
  • Nên lựa chọn loại kem đánh răng có đủ hàm lượng fluor cần thiết từ 1350 – 1500 ppm fluor để làm sạch vi khuẩn và ngăn ngừa các bệnh liên quan đến răng miệng, đồng thời không nên dùng những loại kem đánh răng có chứa nhiều hoạt chất tẩy trắng răng mạnh sẽ làm răng nhạy cảm và yếu đi.
  • Nên lựa chọn các loại bàn chải có lông mềm tránh tổn thương răng, bảo quản bàn chải ở nơi khô thoáng và thường xuyên thay bàn chải mới tầm 2-3 tháng/1 lần.
  • Súc miệng thường xuyên cũng sẽ làm sạch những vùng nhỏ mà bàn chải không thể làm sạch được, đồng thời giúp ngăn ngừa tình trạng hôi miệng và đem lại hơi thở thơm mát. Nên lựa chọn các loại nước súc miệng như: nước muối sinh lý, nước súc miệng chuyên dụng,…
  • Nên sử dụng chỉ nha khoa hoặc máy tăm nước để làm sạch các thức ăn còn sót lại ở các kẽ chân răng thay vì dùng tăm sẽ khiến lợi và chân răng dễ bị tổn thương.

Chế độ ăn uống lành mạnh: 

  • Cần có chế độ ăn uống lành mạnh và khoa học, nên  nhiều rau củ, hoa quả giàu dưỡng chất chứa nhiều vitamin C, K, D … để tăng cường sức đề kháng cơ thể cũng như cho răng chắc khỏe.
  • Tránh ăn những đồ ăn quá cứng, quá nóng hay quá lạnh và các thức uống có chứa cồn, gas … khiến răng trở nên nhạy cảm và yếu đi.
  • Hạn chế hút thuốc hoặc sử dụng các thực phẩm, đồ uống có màu như chè, cà phê, bia rượu,…những đồ này sẽ khiến mảng bám dễ bám lại nhanh chóng.

Thăm khám răng miệng định kỳ:

Nên đi thăm khám răng định kỳ 3-6 tháng/1 lần để lấy cao răng loại bỏ các mảng bám, vi khuẩn gây hại giúp răng chắc khỏe hơn và ngăn ngừa các bệnh liên quan đến răng miệng. Ngoài ra, thăm khám răng thường xuyên sẽ giúp bạn sớm phát hiện và điều trị kịp thời các bệnh liên quan đến răng miệng, tránh tình trạng bệnh trở nên nghiêm trọng hơn.

 

Bao lâu thì nên cạo vôi răng một lần?

Theo bác sĩ nha khoa khuyến cáo, mỗi người nên tạo cho mình một thói quen kiểm tra sức khỏe răng miệng và lấy cao răng theo định kỳ 3 – 6 tháng/lần. Đối với những người thường xuyên sử dụng các thức uống kích thức như là nước uống có gas, rượu bia, hút thuốc lá hoặc vệ sinh răng miệng kém, thì thời gian lấy cao răng có thể ngắn hơn, 3 – 4 tháng/lần theo chỉ định của bác sĩ. Ngoài ra, nếu gặp các vấn đề khác liên quan đến răng miệng, cần nhanh chóng đến gặp bác sĩ nha khoa để khám và điều trị kịp thời.

 

Câu hỏi thường gặp

Cạo vôi răng có làm trắng răng không?

Cạo vôi răng là một thủ thuật làm sạch các mảng bám trên răng do thức ăn còn sót lại, loại bỏ các vi khuẩn từ đó giúp răng sạch hoàn toàn và ngăn chặn các bệnh liên quan đến răng miệng. Việc cạo vôi răng chỉ làm trắng răng một phần chứ không thể làm làm trắng răng như việc tẩy trắng răng.

 

Cạo vôi răng có đau không, có ê buốt không?

Cạo vôi răng có cảm giác đau hay ê buốt hay không còn phụ thuộc vào nhiều yếu tố;

  • Tình trạng sức khỏe răng miệng của bệnh nhân. Nếu bệnh nhân có một số bệnh lý như viêm nha chu. viêm nướu hay răng nhạy cảm thì sẽ có cảm giác ê buốt.
  • Độ dày của vôi răng: Nếu  lớp vôi răng dày, bám chặt dưới nướu, việc cạo lấy vôi răng có thể gây ra cảm giác ê buốt.
  • Kỹ thuật bác sĩ sử dụng có thể là dụng cụ cầm tay hoặc thiết bị máy móc. Ngoài ra còn phụ thuộc vào tay nghề và trình độ chuyên môn của bác sĩ.

 

Cạo vôi răng có ảnh hưởng gì không?

Cạo vôi răng không những không ảnh hưởng gì tới sức khỏe mà còn giúp ngăn chặn các bệnh liên quan đến răng miệng như sâu răng, viêm nha chu, viêm lợi,…và các bệnh liên quan đến sức khỏe như viêm amidan. viêng xoang, viêm họng,…Do đó, chúng ta nên đi khám và lấy cao răng định kỳ để đảm bảo sức khỏe răng miệng.

 

Cạo vôi răng nhiều có tốt không?

Cạo vôi răng là một phương pháp loại bỏ các mảng bám do thức ăn thừa còn sót lại đồng thời loại bỏ các vi khuẩn giúp ngăn chặn các bệnh liên quan đến răng miệng. Tuy nhiên, nếu lạm dụng cạo vôi răng nhiều lần có thể khiến tổn thương răng. Vì vậy, bạn nên kiểm tra sức khỏe răng miệng và cạo vôi răng theo định kỳ 3 – 6 tháng/lần.

 

Có thể tự cạo vôi răng tại nhà không?

Không nên tự cạo vôi răng tại nhà, vì cạo vôi răng tại nhà chỉ có tác dụng khi mảng bám ít và không dính quá chặt. Ngoài ra. việc cạo vôi răng tại nhà nếu thực hiện sai có thể gây ra nhiều hậu quả nghiêm trọng như viêm lợi, viêm nha chu, răng nhạy cảm và ê buốt,… Do đó không nên tự cạo vôi răng tại nhà, nên đến các phòng khám nha khoa để được bác sĩ chuyên môn kiểm tra và cạo vôi răng đúng cách và hiệu quả.

Cạo vôi răng là một thủ thuật khá đơn giản nhưng mang lại nhiều lợi ích đối với sức khỏe răng miệng. Vì vậy, mọi người nên tìm đến những cơ sở Nha khoa uy tín với các trang thiết bị hiện đại để được kiểm tra, tư vấn và được thực hiện cạo vôi răng đúng cách và hiệu quả. Hy vọng bài viết trên đây đã giúp mọi người hiểu rõ hơn về thủ thuật cạo vôi răng và những lợi ích của nó mang lại.

[widget id="custom_html-2"]