Mang thai có làm răng sứ được không? Cần lưu ý những gì?
mang-thai-lam-rang-su-duoc-khong

Nhiều mẹ bầu thắc mắc mang thai có làm răng sứ được không? Vì mang thai là giai đoạn nhạy cảm, sức khỏe thể chất lẫn tinh thần nên nhiều mẹ bầu rất phân vân. vậy nếu làm thì cần lưu ý những gì để đảm bảo an toàn cho cả mẹ và thai nhi? Xem ngay bài viết dưới đây của Implant Center để tham khảo và đưa ra quyết định an toàn nhất cho mẹ và bé.

 

Bọc răng sứ là gì?

Bọc răng sứ là phương pháp thẩm mỹ nha khoa, trong đó bác sĩ sẽ mài đi một phần men răng thật và lắp lên trên một mão răng sứ để cải thiện hình dáng, màu sắc và chức năng của răng. Bọc răng sứ được áp dụng cho các trường hợp răng bị sứt mẻ, hư hỏng, nhiễm màu, răng lệch lạc nhẹ. Với độ bền  và tính thẩm mỹ cao, răng sứ giúp người dùng tự tin hơn trong giao tiếp và ăn nhai thoải mái.

Boc-su-la-gi
Bọc răng sứ cho mẹ bầu

Mang thai có làm răng sứ được không?

Mang thai có làm răng sứ được không còn tùy thuộc vào tình trạng sức khỏe của mẹ và tư vấn của bác sĩ ở mỗi giai đoạn thai kỳ: đầu mang thai, giữa thai kỳ và cuối thai kỳ như sau:

mang-thai-lam-rang-su-duoc-khong
Mang thai có làm răng sứ được không?

Giai đoạn 3 tháng đầu thai kỳ

Trong ba tháng đầu thai kỳ, cơ thể người mẹ đang trải qua nhiều sự thay đổi lớn để thích ứng với việc mang thai và có những biểu hiện khó chịu như ốm nghén, biếng ăn. Đồng thời đây cũng là thời điểm thai nhi hình thành các cơ quan quan trọng cho em bé. Vì thế, hầu hết các bác sĩ khuyến cáo không nên thực hiện bất kì thủ thuật nha khoa nào trong giai đoạn này, bao gồm cả bọc răng sứ. Lúc đó, mẹ mang thai rất nhạy cảm với thuốc gây tê, kháng sinh và tinh thần rất căng thẳng trong quá trình điều trị. Từ đó có thể ảnh hưởng tiêu cực đến sự phát triển của thai nhi.

Giai đoạn giữa: Từ tháng 4 – 6 thai kỳ

Từ tháng thứ tư đến tháng thứ sáu của thai kỳ là giai đoạn an toàn nhất để mẹ bầu bọc răng sứ. Đây là lúc mẹ bầu đã ổn định hơn về sức khỏe. Mẹ bầu cũng đã quen dần với sự có mặt của em bé, bớt ốm nghén, khó chịu hơn. Ngoài ra, thai nhi cũng tương đối phát triển nên những tác động khi bọc răng sứ cũng sẽ không ảnh hưởng quá nhiều đến cả mẹ và bé.

Giai đoạn 3 tháng cuối thai kỳ

Trong ba tháng cuối của thai kỳ, thai nhi đã phát triển lớn. Bụng mẹ ngày càng to hơn, gây áp lực lên cơ thể nên mẹ bầu rất dễ mệt mỏi và khó chịu hơn. Lúc này, việc ngồi lâu trên ghế nha khoa hay tiếng động từ các dụng cụ làm răng sứ có thể làm cho mẹ căng thẳng, nhạy cảm hơn. Vì vậy, trong giai đoạn cuối thai kỳ, các bác sĩ khuyến cáo không nên bọc răng sứ.

 

Tại sao nhiều mẹ bầu gặp phải tình trạng mất răng?

Trong thời kỳ mang thai, thai phụ rất dễ gặp phải các vấn đề về răng miệng, kể cả mất răng. Nguyên nhân chủ yếu đến từ sự thay đổi nội tiết tố, làm tăng nguy cơ viêm nướu, sâu răng và các bệnh lý khác. Hormone progesteroneestrogen tăng cao còn khiến nướu dễ bị viêm sưng, chảy máu.

ly-do-ba-bau-hay-mat-rang
Tại sao bà bầu thường hay mất răng?

Ngoài ra, khi mang thai, các chất dinh dưỡng tập trung nuôi thai nhi, dẫn đến người mẹ dễ bị thiếu hụt canxi. Từ đó làm cho khiến răng yếu và nếu không phát hiện, chữa trị kịp thời sẽ làm gãy rụng răng, dẫn đến mất răng.

 

Ảnh hưởng của tình trạng mất răng với phụ nữ mang thai

mat-rang-anh-huong-the-nao
Mất răng ảnh hưởng rất nhiều đến đời sống

Mất răng trong thời kỳ mang thai không chỉ là vấn đề sức khỏe răng miệng mà còn gây ra nhiều tác động tiêu cực khác đến mẹ bầu như:

  • Mất răng ảnh hưởng đến cấu trúc khuôn mặt, vùng miệng, phần má có thể bị lõm vào hoặc chảy xệ. Từ đó làm bầu cảm thấy tự ti mà còn có thể dẫn đến tình trạng căng thẳng, ảnh hưởng đến sức khỏe tinh thần trong suốt thai kỳ.
  • Mất răng kéo dài không được xử lý sẽ dần tiêu xương hàm. Khi răng mất đi, xương hàm không còn được kích thích tự nhiên từ việc ăn nhai, dẫn đến việc xương bị thoái hóa và tiêu đi theo thời gian. Tiêu xương để lâu sẽ khiến cho các răng thật dần bị xô lệch, lung lay và lệch khớp cắn.
  • Mất răng làm giảm khả năng ăn nhai, khiến mẹ bầu gặp khó khăn trong việc ăn uống, dẫn đến thiếu hụt dinh dưỡng cần thiết cho sức khỏe của cả mẹ và thai nhi.  Khi việc tiêu hóa và hấp thụ kém thì mẹ có thể bị thiếu hụt các các dưỡng chất quan trọng như canxi, sắt, vitamin… Từ đó ảnh hưởng đến sức khỏe của cả mẹ lẫn bé.

Có bầu làm răng sứ cần lưu ý những gì?

can-luu-y-gi-khi-boc-su
Những điều bà bầu cần lưu ý khi làm răng sứ

 

Để đảm bảo an toàn và thoải mái nhất khi làm răng sứ, mẹ bầu cần lưu ý:

  • Lựa chọn địa chỉ uy tín để được bác sĩ nha khoa có chuyên môn, kinh nghiệm thăm khám, đảm bảo máy móc thiết bị hiện đại và quy trình bọc sứ an toàn, thoải mái nhất.
  • Lựa chọn loại răng sứ phù hợp với điều kiện kinh tế nhưng vẫn đảm bảo chất lượng, có nguồn gốc xuất xứ rõ ràng.
  • Tham khảo kỹ ý kiến của bác sĩ sản khoa, bác sĩ nha khoa trước khi bọc sứ để đưa ra quyết định phù hợp nhất.
  • Nếu gặp các bệnh lý răng miệng khác như sâu răng, viêm nướu, viêm nha chu…, mẹ bầu cần được điều trị triệt để trước khi mài răng bọc sứ.
  • Hướng dẫn chăm sóc răng miệng đúng cách khi mang thai
  • Để phòng ngừa tình trạng mất răng và bảo vệ sức khỏe răng miệng trong suốt thai kỳ, mẹ bầu cần chú trọng chăm sóc răng miệng hàng ngày:
  • Đánh răng ít nhất hai lần mỗi ngày sáng và tối với kem đánh răng chứa fluoride
  • Sử dụng thêm chỉ nha khoa, tăm nước, nước súc miệng để làm sạch kẽ răng
  • Hạn chế đồ ngọt, thức ăn có tính axit cao để giảm nguy cơ sâu răng
  • Khám răng định kỳ để phát hiện sớm các vấn đề về răng miệng
  • Thay mới bàn chải 3-4 tháng/lần

Như vậy qua bài viết trên bạn đã có lời đáp cho câu hỏi mang thai có làm răng sứ được không. Mẹ bầu muốn làm răng sứ trong thời kỳ mang thai với sự tư vấn của bác sĩ chuyên khoa răng hàm mặt và sản khoa để đảm bảo an toàn tuyệt đối cho sức khỏe của mẹ và bé. Đặc biệt, các bà bầu cần chú ý đến thời điểm thực hiện, chọn lựa nha khoa uy tín và chế độ chăm sóc phù hợp để không ảnh hưởng đến mẹ và thai nhi.

 

[widget id="custom_html-2"]