Ngày nay, niềng răng ngày càng trở nên phổ biến, đặc biệt là đối với các bạn trẻ. Vì đây là một phương pháp chỉnh nha giúp giải quyết các vấn đề về răng như răng mọc lệch lạc, mọc không đều, răng hô, răng móm, thưa,… Dù vậy, hầu hết mọi người đều cảm thấy vô cùng lo sợ mỗi khi đến lịch hẹn siết răng. Vậy siết răng khi niềng là gì? Có thực sự gây đau nhức? Các lưu ý và cách giảm đau sau khi siết răng là gì? Hãy cùng Implant Center tìm hiểu thông qua bài viết dưới đây nhé!
Siết răng khi niềng có nghĩa là gì?
Siết răng khi niềng có thể hiểu là một kỹ thuật siết dây cung và mắc cài được thực hiện trong quá trình niềng răng mắc cài. Mục đích của việc siết răng này là để định hình răng về đúng vị trí cũng như điều chỉnh các sai lệch của răng tốt hơn.
Sau khi được gắn mắc cài, tùy theo loại mắc cài mà bạn sử dụng, nha sĩ sẽ thực hiện siết chặt răng dựa trên tình trạng dịch chuyển của chúng. Ví dụ trong trường hợp đeo mắc cài bằng kim loại, bạn cần phải đến phòng khám nha khoa định kỳ để được nha sĩ thay thun, kiểm tra lực siết cũng như đánh giá mức độ dịch chuyển của răng trên cung hàm. Mặt khác, trong trường hợp bạn sử dụng mắc cài tự buộc, thì khi đó bạn chỉ cần đến nha khoa tái khám trung bình 1 – 1.5 tháng.
Trong thời gian này, nha sĩ sẽ tiến hành kiểm tra xem răng dịch chuyển như thế nào để từ đó thực hiện việc siết răng, đưa chúng về vị trí theo đúng kế hoạch đã được lên trước đó. Đôi khi, bạn có thể sẽ có cảm giác đau khi lò xo bị kéo vì có sự tác động của lực lên răng. Bạn cũng sẽ có cảm giác như răng của mình “đang chạy”. Điều này là một tín hiệu tốt vì nó chứng tỏ rằng quá trình sắp xếp và phục hình của bạn đang được diễn ra. Cảm giác này sẽ biến mất sau 3-5 ngày. Tuy nhiên, nếu tình trạng này vẫn kéo dài dai dẳng, bạn nên đến phòng khám nha khoa để được bác sĩ thăm khám và kiểm tra cũng như điều chỉnh lực siết sao cho phù hợp hơn.
Vì sao phải thực hiện việc siết răng khi niềng?
Mục tiêu chính của việc đeo niềng răng là để điều chỉnh các răng mọc lệch trở về đúng vị trí trên cung hàm. Từ đó làm cho khuôn miệng và gương mặt trở nên cân đối và hài hòa hơn, giúp cho tính thẩm mỹ được cải thiện.
Dây cung cùng giá đỡ sẽ tạo ra một lực tác động lên răng, làm thúc đẩy quá trình tái tạo tế bào, nhờ vậy giúp cho răng được siết chặt khi niềng. Nhờ vào hệ thống nâng đỡ của chúng mà răng của bạn sẽ dịch chuyển về vị trí thẳng hàng một cách nhanh chóng hơn. Những dây cung thường mất khá nhiều thời gian để thực hiện việc dịch chuyển răng, vì vậy đeo niềng răng trong một thời gian dài là việc vô cùng cần thiết.
Hiện nay, việc dùng dây kích hoạt nhiệt ngoại lai ngày càng được ưa chuộng. Các dây này khi chịu tác động của nhiệt độ lạnh thường có tính mềm và dễ uốn; tuy nhiên chúng sẽ cứng dần khi chịu tác động của nhiệt độ nóng. Vì thế, nha sĩ thường sẽ đặt chúng khi ở nhiệt độ lạnh vào miệng của bạn và ở nhiệt độ ấm hơn bên trong khoang miệng, các dây này sẽ trở nên cứng lại.
Niềng răng bao lâu cần siết một lần?
Trong suốt quá trình niềng răng, việc siết răng định kỳ được thực hiện một cách thường xuyên, tuy nhiên tần suất bao lâu siết 1 lần còn phải tùy thuộc vào từng thời kỳ niềng răng, theo chỉ định của bác sĩ cũng như phương pháp niềng răng. Thông thường:
- Trường hợp niềng răng mắc cài bình thường: 3-6 tuần/lần.
- Trường hợp niềng răng mắc cài tự buộc: 1-2 tháng/lần.
3 bước siết răng khi niềng
Bạn không nên tự ý siết răng tại nhà, mà kỹ thuật này cần được bác sĩ chỉnh nha thực hiện theo trình tự 3 bước như sau:
- Bước 1: Bác sĩ sẽ tiến hành kiểm tra cũng như tháo các dây thun giữa các mắc cài (những dây này thường có độ đàn hồi cao, được gắn vào trên mắc cài, nối từ răng hàm này sang răng hàm đối diện tương ứng để tạo ra lực kéo cho răng.
- Bước 2: Tháo dây cung chính, tiến hành kiểm tra tình trạng răng, sau đó thực hiện siết răng.
- Bước 3: Cuối cùng, gắn lại dây cung, nếu cần sẽ gắn thêm dây chun và kết thúc quá trình siết răng.
Ngoài việc siết răng, để hỗ trợ quá trình niềng răng, bác sĩ cũng có thể sẽ chỉ định thêm các kỹ thuật khác. Tùy thuộc vào từng trường hợp răng của bệnh nhân, bác sĩ sẽ đưa ra những phương pháp phù hợp như nhổ răng, nâng khớp cắn, nong hàm, đeo thun chuỗi niềng răng, đeo thun liên hàm, sử dụng band niềng răng,…
Siết răng khi niềng có gây đau nhức không?
Cảm giác đau nhức và khó chịu là điều mà bệnh nhân không thể tránh khỏi sau khi siết răng. Dù vậy, tình trạng này cũng chỉ kéo dài trong một khoảng thời gian ngắn và sẽ mau chóng thuyên giảm sau khoảng 3-5 ngày.
Trong giai đoạn này, bạn không cần quá lo lắng mà thay vào đó bạn có thể tìm hiểu các biện pháp giảm đau ngay tại nhà. Thông thường bác sĩ sẽ hướng dẫn cho bạn một số cách để giảm đau như chườm đá, chườm lạnh, sử dụng sáp chỉnh nha, súc miệng với nước muối, dùng thuốc giảm đau,…
Nếu cảm giác đau nhức kéo dài nhiều ngày mà không thuyên giảm và khiến cho vùng má của bạn bị tổn thương, bạn cần liên hệ ngay với bác sĩ chỉnh nha để được thăm khám và có biện pháp chữa trị kịp thời.
Biện pháp giảm đau khi siết niềng răng
Chườm đá/chườm nóng
Bọc đá lạnh vào khăn sạch, hoặc tốt nhất là sử dụng túi chườm lạnh chuyên dụng để chườm vào vị trí bị đau bên ngoài hàm trong vài phút. Khi đó, khí lạnh sẽ làm cho mạch máu co lại, nhờ vậy cảm giác đau nhức và khó chịu sẽ thuyên giảm.
Trong trường hợp không muốn chườm lạnh, bạn cũng có thể chọn cách chườm nóng bằng cách sử dụng khăn sạch rồi nhúng vào nước ấm hoặc cho nước ấm vào chai thủy tinh, sau đó chườm vào vị trí xung quanh má trong vòng vài phút. Khí nóng cũng có hiệu quả tương tự như khí lạnh, giúp giảm kích thích thần kinh, từ đó mà cảm giác đau nhức cũng được giảm bớt một cách hiệu quả.
Sử dụng nước muối để súc miệng
Dùng nước ấm pha chung với một vài hạt muối để súc miệng 2-3 lần/ngày vào sau khi ngủ dậy và sau khi ăn xong. Việc này vừa giúp giảm cảm giác đau buốt sau khi siết mắc cài, vừa hỗ trợ diệt vi khuẩn trong răng miệng.
Massage nướu răng
Bạn có thể thực hiện thao tác massage bằng cách dùng các ngón tay xoa nhẹ theo chiều kim đồng hồ lên nướu trong khoảng 1 phút, sau đó massage theo chiều ngược lại. Biện pháp này làm cải thiện việc lưu thông máu cho nướu, nhờ đó mà giảm cảm giác ê đau do siết mắc cài, tuy nhiên cần phải lưu ý thao tác một cách nhẹ nhàng để tránh làm tổn thương nướu.
Sử dụng sáp nha khoa
Đây là một loại sáp được tạo ra từ 40-60% parafin cùng với các phụ gia an toàn. Nó có đặc tính mềm, dễ uốn. Khách hàng có thể sử dụng sáp này để bôi lên mắc cài sau khi siết niềng răng. Việc này sẽ giúp giảm ma sát giữa má, lưỡi và nướu với mắc cài. Từ đó mà cảm giác đau nhức, ê buốt giảm đi.
Sử dụng các loại thuốc giảm đau
Với một số trường hợp cụ thể, bác sĩ có thể sẽ chỉ định cho khách hàng các loại thuốc như paracetamol hoặc ibuprofen để uống trong vòng vài ngày sau khi siết niềng răng.
Ăn các loại thực phẩm mềm
Thông thường, bệnh nhân sẽ có cảm giác đau nhức và ê buốt trong vòng vài ngày sau khi siết niềng răng. Trong khoảng thời gian này, bạn cần tránh ăn đồ cứng, dài, giòn, vì như vậy sẽ làm cho tình trạng đau nhức trở nên nghiêm trọng hơn. Để hạn chế cảm giác đau nhức này, bạn cần tránh tạo ra áp lực lớn khi nhai bằng cách ăn những loại thực phẩm mềm, xốp. Việc này cũng có tác dụng giúp cho mắc cài của bạn được bảo vệ tốt hơn.
Có phương pháp nào để niềng răng mà không cần siết răng không?
Nếu trong quá trình niềng bạn không muốn phải trải qua cảm giác siết răng, bạn có thể cân nhắc phương pháp niềng răng trong suốt. Đặc biệt, công nghệ niềng Invisalign hiện đại có thể khắc phục những bất tiện tồn tại ở phương pháp niềng răng mắc cài. Cụ thể:
- Tính thẩm mỹ của khay niềng Invisalign rất cao vì nó ôm sát cung răng. Điều này giúp cho bạn có thể giao tiếp một cách tự tin.
Việc tháo lắp khay niềng vô cùng dễ dàng. Do đó bạn có thể ăn uống và vệ sinh răng miệng một cách thuận tiện. - Đặc biệt, trong quá trình niềng, bạn không cần thực hiện siết răng. Vì vậy bạn có thể hạn chế cảm giác đau đớn và khó chịu.
- Thời gian tái khám cũng linh hoạt hơn, thông thường khoảng sau 1 – 2 tháng bạn mới cần tái khám 1 lần.
- Ngoài ra nhờ vào phần mềm Clincheck, bạn có thể biết được trước kết quả. Nhờ đó bạn sẽ có thêm động lực và cảm thấy an tâm trong suốt quá trình thực hiện niềng răng.
Một vài điều cần chú ý trong quá trình siết răng khi niềng
Trong suốt quá trình siết răng, bạn cần phải lưu ý một vài điều như sau, đặc biệt là đối với những người mới siết răng lần đầu:
- Sau khi siết răng, trong vòng 2-3 ngày đầu, bạn nên ăn các thức ăn mềm như cháo, súp, khoai tây nghiền,…
- Trong trường hợp dây vòm không may đâm vào má, bạn cần đến nha khoa ngay lập tức để bác sĩ tiến hành khắc phục tình trạng này, tránh để cho các mô mềm bị tổn thương.
- Nếu cảm giác đau nhức vẫn kéo dài mà không thuyên giảm dù bạn đã thực hiện các biện pháp giảm đau tại nhà, lúc này bạn có thể sử dụng các loại thuốc giảm đau răng như Acetaminophen hoặc Ibuprofen. Tuy nhiên, trước khi uống, bạn nên hỏi ý kiến của bác sĩ về liều lượng.
- Bên cạnh đó, bạn cũng có thể bôi các loại thuốc có chức năng gây tê miệng như Orajel trực tiếp lên răng và nướu. Điều này có thể làm cơn đau nhức, khó chịu của bạn giảm bớt một cách nhanh chóng.
Trên đây là tổng quan một số thông tin về việc siết răng sau khi niềng, quá trình siết răng diễn ra như thế nào cũng như những lưu ý và cách giảm đau nhanh chóng sau khi siết răng. Implant Center hy vọng sẽ giải đáp được những thắc mắc của bạn. Hãy cố gắng và kiên trì để sở hữu một hàm răng tỏa sáng và đều đặn nhé!