Tủy răng bị thối là do đâu? Giải pháp và cách ngăn ngừa
Tuy-rang-bi-thoi-Nguyen-nhan-va-cach-dieu-tri

Tủy răng bị thối là một trong những biến chứng nguy hiểm của bệnh viêm tủy răng. Nó không chỉ gây ra nhiều vấn đề gây khó chịu mà còn gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe nếu không điều trị kịp thời. Bên cạnh cảm giác đau nhức, khó khăn trong việc ăn uống, nghỉ ngơi, người bệnh còn phải đối mặt với nguy cơ bị viêm xương hàm, áp xe chân răng, chảy mủ hoặc nặng hơn là nhiễm trùng máu. Vậy tủy răng bị thối là gì? Nguyên nhân và cách điều trị ra sao? Hãy cùng Implant Center tìm hiểu thông qua bài viết này nhé!

 

Tủy răng bị thối là gì?

Tuy-rang-bi-thoi-se-ra-sao
Tủy răng bị thối sẽ như thế nào?

 

Đây là tình trạng tủy răng bị nhiễm trùng hoặc hoại tử, không còn khả năng phục hồi, gây biến đổi màu răng và làm cho khoang miệng có mùi hôi khó chịu, răng đối mặt với nguy cơ bị lung lay, nứt gãy hay thậm chí là mất răng. Nếu không điều trị kịp thời có thể gây ra tình trạng áp xe chân răng, rỉ dịch mủ và nghiêm trọng hơn là nhiễm trùng máu. Thối răng là giai đoạn cuối của bệnh viêm tủy. Người bệnh sẽ bị ảnh hưởng nghiêm trọng đến sinh hoạt hàng ngày và trên hết là sức khỏe bị suy giảm.

 

Răng bị thối sẽ có các triệu chứng nào?

Cac-trieu-chung-thuong-gap-khi-tuy-rang-bi-thoi
Triệu chứng thường gặp khi tủy răng bị thối là gì?

 

Khi tủy răng bị thối, bệnh nhân thường gặp các triệu chứng sau đây:

  • Đau nhức: đây là triệu chứng đầu tiên mà bất cứ ai bị thối tủy răng cũng sẽ gặp phải. Tùy theo mức độ nhiễm trùng và tổn thương bên trong, mà cơn đau có thể diễn biến từ nhẹ đến nặng.
  • Răng và men răng bị đổi màu: Lúc này, răng thường sẫm màu hơn so với những răng bình thường vì lượng máu không còn đủ để cung cấp và nuôi dưỡng. Ban đầu, răng chuyển sang màu vàng, tiếp theo là màu xám và cuối cùng răng sẽ chuyển thành màu đen.
  • Hơi thở và bên trong khoang miệng có mùi vị khó chịu vì tủy răng bị thối.
  • Răng bị mất cảm giác: Khi gõ vào răng hoặc ăn thức ăn nóng, lạnh, răng không còn cảm giác cũng như không còn phản ứng.
  • Có hiện tượng bị viêm, loét nướu hoặc xuất hiện áp xe chân răng.
  • Màng nha chu xung quanh răng trở nên sưng đỏ tấy.

 

Nguyên nhân nào làm cho tủy răng bị thối là gì?

Tủy răng bị thối có thể do bệnh lý hoặc những yếu tố bên ngoài tác động gây ra.

  • Đối với trường hợp do bệnh lý: thường người bệnh sẽ bị các bệnh lý nghiêm trọng như sâu răng, răng bị nứt, gãy vỡ hoặc viêm tủy răng mà không kịp thời phát hiện và điều trị. Từ đó dẫn đến tình trạng bị viêm nhiễm và thối tủy.
  • Đối với trường hợp do những yếu tố bên ngoài tác động: những tác động từ bên ngoài cũng có thể gây ra bệnh thối tủy răng, ví dụ: trong quá trình sinh hoạt hàng ngày, trong lúc chơi thể thao hoặc điều khiển phương tiện giao thông bị tai nạn hoặc chấn thương; chân răng và xương ổ răng bị va chạm mạnh trở nên yếu đi; các di chứng do phẫu thuật hoặc điều trị xâm lấn để lại,…

 

Tủy răng bị thối gây ra những tác hại gì?

Nhung-tac-hai-khi-tuy-rang-bi-thoi
Tủy răng bị thối có tác hại gì?

Tủy răng đóng vai trò cung cấp chất dinh dưỡng để nuôi sống răng. Do đó, khi tủy răng bị thối sẽ gây ra nhiều vấn đề làm cho cấu trúc răng bị tổn thương toàn diện, từ đó kéo theo những tác hại nghiêm trọng có thể kể đến như:

  • Khó khăn trong quá trình ăn uống: đây là vấn đề đầu tiên và rõ ràng nhất khi xảy ra tình trạng thối tủy răng. Các cơn ê buốt, đau nhức kéo dài dẫn đến việc ăn uống trở nên khó khăn, sụt ký cũng như hệ tiêu hóa bị rối loạn.
  • Mất ngủ: những cơn đau nhức, ê buốt âm ỉ hoặc dữ dội do thối tủy răng gây ra, thường trở nặng vào ban đêm làm cho người bệnh bị khó ngủ, ngủ không sâu giấc và thậm chí là mất ngủ. Nếu tình trạng này kéo dài và không khắc phục được sẽ gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến sinh hoạt và chất lượng cuộc sống cũng như hiệu suất trong công việc.
  • Áp xe ổ xương răng: viêm tủy, viêm quanh chóp răng, viêm nướu,… là những vấn đề thường đi kèm khi bị thối tủy răng. Điều này có thể gây ra áp xe ổ xương răng. Nếu không kịp thời phát hiện và điều trị có thể biến chứng làm cho xương hàm bị biến dạng. Thậm chí dẫn đến suy hô hấp.
  • Nguy cơ mất răng: với những trường hợp bị thối tủy nghiêm trọng, có thể dẫn đến nguy cơ bị tiêu xương và mất răng. Bên cạnh đó, để ngăn ngừa tình trạng lan rộng và biến chứng, bác sĩ cũng có thể chỉ định nhổ răng.
  • Nhiễm trùng máu: đây là biến chứng nghiêm trọng nhất do thối tủy răng gây ra. Răng bị thối tủy sẽ trở thành ổ vi khuẩn và nếu không được loại bỏ, vi khuẩn này sẽ lây lan sang các vị trí khác trong khoang miệng và có thể đi vào máu dẫn đến nhiễm trùng. Chưa kể nếu tình trạng này không được phát hiện và xử lý kịp thời có thể gây nguy hiểm đến tính mạng.

 

Điều trị tủy răng bị thối như thế nào?

Tùy mức độ nghiêm trọng của từng trường hợp mà bác sĩ sẽ đưa ra các phương án điều trị khác nhau:

  • Với những trường hợp tủy răng bị thối nhẹ: bác sĩ sẽ chỉ định lấy tủy răng và trám bít ống tủy, đồng thời đề xuất bệnh nhân nên bọc sứ để bảo vệ răng cũng như tăng tuổi thọ và cải thiện chức năng nhai của răng.
  • Với những trường hợp răng bị thối nặng và không thể phục hồi được nữa hoặc bị lung lay, bác sĩ thường sẽ chỉ định nhổ bỏ răng để ngăn chặn các biến chứng có thể xảy ra. Bên cạnh đó, để ngăn chặn tình trạng tiêu xương, bác sĩ sẽ khuyến cáo bệnh nhân nên trồng răng mới để thay thế cho răng đã nhổ bỏ. Hiện nay, nhờ vào tuổi thọ cao cũng như không làm tổn thương những răng xung quanh, trồng răng Implant đang là một trong những giải pháp hiệu quả được nhiều người ưa chuộng.

 

Biện pháp phòng ngừa răng bị thối tủy

Huong-dan-phong-ngua-tuy-rang-bi-thoi
Phòng ngừa tủy răng bị thối như thế nào?

 

Để ngăn ngừa tình trạng răng bị thối tủy dẫn đến nhiều vấn đề nghiêm trọng ảnh hưởng đến sức khỏe, bạn có thể tham khảo các biện pháp sau đây:

  • Chăm sóc răng miệng đúng cách: vệ sinh thường xuyên và đúng cách sẽ giúp phòng ngừa hiệu quả tình trạng răng bị thối tủy. Bạn có thể thực hiện điều này bằng cách đánh răng ít nhất mỗi ngày 2 lần, vào buổi sáng và buổi tối; đánh răng theo chiều dọc từ trên xuống dưới và từ trong ra ngoài; sử dụng bàn chải có đầu mềm và thay bàn chải từ 3 – 4 tháng/lần; nên dùng thêm tăm nước và chỉ nha khoa để làm sạch các mảng bám và thức ăn thừa ở kẽ răng; sử dụng kem đánh răng có chứa Fluoride để chống lại các vi khuẩn có hại gây sâu răng cũng như giúp men răng được bảo vệ tốt hơn. Ngoài ra, bạn có thể kết hợp với việc súc miệng bằng nước muối hàng ngày để sát khuẩn khoang miệng.
  • Xây dựng chế độ ăn uống lành mạnh: đây là một yếu tố quan trọng giúp răng chắc khỏe từ bên trong. Bạn nên hạn chế các loại thực phẩm không tốt cho sức khỏe, nhiều đường hoặc có tính acid cao cũng như các loại nước uống có gas, rượu, bia, thuốc lá,… để bảo vệ men răng. Bên cạnh đó, bạn cần xây dựng cho mình một chế độ ăn uống lành mạnh và khoa học, tăng cường bổ sung các loại thức ăn giàu đạm, xơ, canxi, vitamin D và các loại khoáng chất khác,… đồng thời đảm bảo uống đủ nước mỗi ngày.
  • Đến gặp bác sĩ ngay khi răng có vấn đề: Nếu phát hiện răng có những triệu chứng bất thường hoặc bị tổn thương, bạn cần nhanh chóng đến các cơ sở nha khoa uy tín để được bác sĩ thăm khám và điều trị kịp thời. Điều này sẽ giúp bạn tránh được tình trạng răng bị tổn thương quá nặng đến mức không thể cứu chữa và bắt buộc phải nhổ bỏ.
  • Khám răng định kỳ: Bạn nên đến nha khoa định kỳ 6 tháng/lần để kiểm tra sức khỏe răng miệng tổng quát cũng như lấy cao răng. Việc thăm khám thường xuyên sẽ giúp bạn sớm phát hiện và phòng ngừa hiệu quả các bệnh lý liên quan đến răng miệng.

Trên đây là các thông tin về tình trạng tủy răng bị thối cũng như dấu hiệu và cách phòng ngừa. Implant Center hy vọng bài viết này có thể giải đáp được các thắc mắc cũng như cung cấp các kiến thức bổ ích giúp bạn bảo vệ răng miệng tốt hơn. Nếu bạn cần thêm bất kỳ thông tin nào liên quan đến nha khoa hoặc cần được bác sĩ tư vấn và thăm khám, hãy liên hệ với Implant Center để được hỗ trợ ngay nhé!

 

[widget id="custom_html-2"]