Khắc phục vấn đề dắt thức ăn khi trồng răng Implant - Implantcenter.vn

Trồng răng Implant là giải pháp thay thế răng mất hiện đại và được nhiều khách hàng ưa chuộng. Tuy nhiên, sau thời gian hồi phục, nhiều khách hàng thường gặp trường hợp dính thức ăn vào bên dưới răng Implant. Vậy khắc phục vấn đề dắt thức ăn khi trồng răng Implant ra sao? Cùng tìm hiểu nhé!

Khắc phục vấn đề dắt thức ăn khi trồng răng Implant

Răng Implant cấy ghép có thể ăn nhai như răng thật. Nếu được chăm sóc đúng cách, răng Implant có thể tồn tại vĩnh viễn mà không cần thay thế. Sau quá trình cấy ghép, răng có thể thường bị dắt thức ăn gây ra nhiều bất tiện cho cuộc sống của bệnh nhân cũng như tiềm ẩn nhiều nguy cơ về sức khỏe răng miệng.

Thức ăn dắt bên dưới răng Implant không thể tự làm sạch thông qua các cơ chế sinh học như tiết nước bọt, cử động lưỡi, lực cắn, súc miệng mạnh… khiến bệnh nhân cảm thấy vướng víu, khó chịu. Đồng thời tạo điều kiện thuận lợi cho vi khuẩn sinh sôi và phát triển  tấn công  nướu  gây viêm nhiễm. Tuy nhiên, chúng ta có thể ngăn ngừa hoặc khắc phục vấn đề dắt thức ăn khi trồng răng Implant bằng cách trồng răng tại những địa chỉ Implant uy tín.

 

1. Nguyên nhân gây dắt thức ăn bên dưới răng Implant

1.1 Do vị trí tiếp xúc của trụ và răng bị dịch chuyển

Bên trong xương là vị trí của chân răng. Các khu vực liền kề là một số lượng lớn dây chằng nha chu nối chân răng và xương hàm. Các dải xung quanh răng tạo độ nảy để nhai dễ dàng hơn. Điều này làm cho răng ít nhạy cảm với thức ăn hơn.

Nhưng nếu là trồng răng Implant thì lại khác. Chân răng nhân tạo kết nối trực tiếp với xương. Không có dây chằng xung quanh, Implant vẫn nằm trong xương hàm và không di chuyển. Trong khi răng thật di chuyển khi nhai và cắn thì rõ ràng giữa Implant và răng thật vẫn tồn tại một khoảng trống. Các khoảng đó sẽ trở nên rõ ràng hơn theo thời gian. Vì lý do này, các vấn đề mắc thức ăn thường phát sinh ở chân răng được cấy ghép.

Dắt thức ăn bên dưới răng Implant sẽ gây khó chịu
Dắt thức ăn bên dưới răng Implant sẽ gây khó chịu

 

1.2 Do hở nhú lợi

Kích thước phần chân răng của răng thật lớn hơn chân răng giả. Điều này tạo ra một khoảng trống nhỏ giữa vị trí của răng Implant và lỗ do răng thật để lại. Phần abutment đảm nhận chức năng liên kết cũng nhỏ hơn so với răng bình thường.

Vì vậy răng Implant được thiết kế với bờ viền hẹp nên mất đi một phần hoặc toàn bộ nhú lợi. Nếu nhú lợi không được lấp đầy với sự tiếp xúc, các khoảng trống sẽ xuất hiện. Và đây là nguyên nhân phổ biến dẫn đến tình trạng thức ăn bị kẹt ở chân răng Implant.

 

1.3 Do viêm quanh Implant dẫn đến tiêu xương

Khi xương xung quanh Implant bị viêm sẽ gây ra tình trạng tiêu xương dẫn đến khoảng cách giữa các răng bị thay đổi. Kết quả là, nhiều thức ăn bị dắt giữa các răng.

 

1.4 Lực cắn bất thường

Người mất răng lâu ngày thường có khớp cắn bất thường. Đây cũng là một trong những nguyên nhân gây nên tình trạng mắc thức ăn xung quanh răng cấy ghép.

 

1.5 Implant sai vị trí

Trước khi đặt răng Implant phải lên kế hoạch cắm Implant chi tiết và kỹ lưỡng. Kế hoạch này mô phỏng tất cả quá trình cấy ghép. Trong đó quan trọng nhất là mô phỏng hình ảnh của hàm răng tương lai, vị trí cắm Implant, sự thẳng hàng của trụ Implant với các răng bên cạnh. Nếu chỉ sai lệch 1,2 độ khi cắm trụ Implant cũng dẫn đến tình trạng xô lệch các răng bên cạnh và gây ra tình trạng dắt thức ăn.

Xem thêm bài viết: Tuyệt đối tuân thủ những điều sau phẫu thuật trồng răng Implant All on 4

 

2. Tác hại khi thức ăn dắt vào bên dưới răng Implant không được xử lý

Việc dắt thức ăn vào bên dưới răng Implant không thể làm sạch được nhiều bởi cơ chế sinh học tiết nước bọt, khả năng cử động của lưỡi, lực cắn hay súc miệng như tình trạng ứ đọng thức ăn.

Nếu không có cách khắc phục nhanh chóng và kịp thời bạn sẽ cảm thấy khó chịu. Đồng thời còn tạo điều kiện thuận lợi cho vi khuẩn có hại sinh sôi và phát triển tấn công nướu gây viêm nhiễm. Lúc này, răng Implant không còn có thể tồn tại ổn định trên cung hàm, thậm chí gây tổn thương vĩnh viễn cho các răng bên cạnh do vi khuẩn lây lan.

Răng Implant có thể bị tổn thương khi không được làm sạch thức ăn mắc kẹt
Răng Implant có thể bị tổn thương khi không được làm sạch thức ăn mắc kẹt

 

3. Phải làm gì nếu thức ăn dắt dưới răng Implant?

Để khắc phục tình trạng dắt thức ăn dưới chăm sóc Implant, bác sĩ phải dựa vào nguyên nhân gây bệnh cụ thể để đưa ra phương pháp điều trị nhanh chóng và kịp thời. Ví dụ, nếu bạn để thức ăn thường xuyên mắc vào kẽ răng, bạn có thể sử dụng chỉ nha khoa để loại bỏ các mẩu thức ăn. Tuy nhiên, nếu thức ăn lọt vào bên dưới răng Implant thì việc vệ sinh sẽ khó khăn, lúc này cần phải điều trị nha khoa.

  • Nếu điểm tiếp xúc giữa răng Implant và răng thật bị thay đổi theo thời gian thì nên sử dụng phục hình lưu giữ bằng vít thay cho răng gắn xi măng, nhất là đối với các răng hàm. Điều này sẽ giúp việc sửa chữa được thuận lợi hơn khi xuất hiện khe dắt thức ăn.
  • Trường hợp bệnh nhân có nướu quá mỏng, nhú nướu không lấp đầy chỗ tiếp xúc và tạo khoảng cách lớn giữa 2 răng thì cần cấy Implant hơi âm dưới xương, tạo hình – dựng đứng và dùng abutment cá nhân hóa để kiểm soát.
  • Nếu xung quanh Implant bị tiêu xương hàm, bác sĩ sẽ tháo Implant ra để ghép lại xương hàm trước khi thực hiện.
  • Nếu khớp cắn bị xáo trộn, bất thường thì bác sĩ phải có phương án phục hồi trước khi tiến hành cấy ghép Implant. Các hướng điều trị có thể là: Nắn thẳng trục răng khấp khểnh, hạ thấp răng mọc chìa ra ngoài.
  • Ở những bệnh nhân có nướu dày, bác sĩ có thể cấy Implant ngang mức xương, nhưng khi nướu mỏng (chỉ 2–3 mm) thì bác sĩ sẽ cấy Implant âm xương để tạo độ dày nướu khoảng 4–5 mm. Lúc này sẽ dễ dàng tạo hình răng sứ trồi dần lên và trám bít tam giác đen.
Trường hợp sưng viêm do dắt thức ăn vào răng Implant hãy đến gặp bác sĩ ngay
Trường hợp sưng viêm do dắt thức ăn vào răng Implant hãy đến gặp bác sĩ ngay

Trên đây là những cách khắc phục vấn đề dắt thức ăn khi trồng răng Implant. Để đảm bảo quá trình cấy ghép Implant diễn ra an toàn và thành công, tránh tình trạng bị dắt thức ăn bên dưới răng Implant thì bạn nên cân nhắc và tìm hiểu kỹ địa chỉ nha khoa uy tín để thực hiện. Trung tâm cấy ghép Implant hàng đầu sẽ giúp bạn sở hữu hàm răng chắc khỏe và lấy lại sự tự tin ngày nào.

[widget id="custom_html-2"]