Lấy dấu răng implant là gì? Các giải pháp lấy dấu răng và những lưu ý khi thực hiện

Lấy dấu răng Implant là một bước rất quan trọng trong việc chế tạo răng sứ trên Implant. Kỹ thuật này đòi hỏi độ chính xác cao, quyết định trực tiếp đến kết quả phục hình sau này. Bài viết sau sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về lấy dấu phục hình trên Implant và các bước trong quy trình thực hiện.

Lấy dấu răng Implant là gì? Quy trình thực hiện như thế nào?

Trồng răng Implant là kỹ thuật phục hình thẩm mỹ cho răng khá phổ biến hiện nay. Do đó việc lấy dấu răng trong cấy Implant là điều vô cùng cần thiết. Nhưng nhiều người vẫn thắc mắc tại sao cấy Implant phải lấy dấu răng? Bài viết dưới đây sẽ giúp bạn hiểu được tầm quan trọng của việc lấy dấu răng trong Implant và giải đáp chi tiết những thắc mắc thường gặp về việc lấy dấu răng trong Implant.

 

Lấy dấu răng Implant là gì?

  • Lấy dấu răng Implant hay còn gọi là lấy dấu phục hình trên Implant, là kỹ thuật lấy dấu răng trong nha khoa được sử dụng trong các trường hợp như là trồng răng hàm dưới, bọc răng sứ, trồng răng giả tháo lắp.
  • Lấy dấu răng Implant sẽ giúp bác sĩ mô phỏng lại chính xác các thông số như hình dáng, kích thước, màu sắc … của hàm răng. Sau khi lấy dấu Implant, bác sĩ sẽ gửi các thông số kỹ thuật đó đến phòng labo để kỹ thuật viên chế tác và thiết ra răng sứ vừa vặn và phù hợp với trụ Implant của bệnh nhân.
Định nghĩa lấy dấu răng Implant
Định nghĩa lấy dấu răng Implant

 

Tầm quan trọng của việc lấy dấu trong Implant

  • Trồng răng Implant là một phương pháp trồng răng nhân tạo được thực hiện bằng cách cấy trụ Implant vào xương hàm chân răng bị mất, trên trụ Implant sẽ là mão sứ thay thế cho răng thật, liên kết phần trụ Implant và phần mão chính là khớp nối abutment. Quá trình trồng răng Implant diễn ra hai giai đoạn đó là đặt trụ Implant vào xương hàm và phục hình răng sứ trên trụ Implant. Vì vậy, việc lấy dấu trong Implant đóng vai trò rất quan trọng để tạo ra mão sứ vừa vặn và phù hợp với trụ Implant.
  • Việc lấy dấu chính xác trong Implant sẽ giúp phần mão sứ được chế tác vừa khít với trụ Implant, từ đó phục hồi chức năng ăn nhai ngăn ngừa tình trạng tiêu xương và mang lại tính thẩm mỹ, đồng thời tăng tuổi thọ cho phần trụ Implant.
  • Kỹ thuật lấy dấu răng trong Implant đòi hỏi người thực hiện phải có kỹ thuật tốt và kinh nghiệm cao nếu không sẽ dẫn đến kết quả sai thậm chí hậu quả nghiêm trọng. Vì nếu kết quả lấy dấu sai khiến cho phần mão sứ không vừa vặn với phần trụ Implant gây khó khăn trong quá trình lắp đặt dẫn đến các tình trạng nghiêm trọng như rớt khớp nối Abutment, viêm quanh Implant, đào thải trụ răng.
  • Vì vậy, khi lấy dấu răng trong Implant cần đảm bảo lấy dấu đủ cả hàm răng, dấu răng không được sai lệch hoặc có bọt khí, đổ thạch cao phải dựa trên dấu răng và chế tác răng răng đạt chuẩn.
Tại sao cần lấy dấu trồng Implant
Tại sao cần lấy dấu trồng Implant

 

Các giải pháp lấy dấu răng phổ biến

Trong lĩnh vực nha khoa, phương pháp trồng răng Implant đòi hỏi người thực hiện phải có kỹ thuật tốt và kinh nghiệm cao, do đó việc lấy dấu răng đóng vai trò quan trọng trong phương pháp này. Hiện nay, có hai phương pháp lấy dấu răng trong Implant phổ biến đó là phương pháp sử dụng thạch cao và phương pháp lấy dấu gián tiếp bằng công nghệ Scan.

Các giải pháp lấy dấu răng phổ biến
Các giải pháp lấy dấu răng phổ biến

 

1. Vật liệu lấy dấu thạch cao

Phương pháp lấy dấu bằng thạch cao là phương pháp thủ công phổ biến đã được áp dụng từ rất lâu và đến bây giờ vẫn còn được áp dụng trong nha khoa. Phương pháp này sử dụng bột thạch cao pha với nước và đựng trong khay chuyên dụng để lấy dấu răng.

Ưu điểm:

  • Thao tác thực hiện đơn giản, dễ thực hiện.
  • Giá thành rẻ, khá phổ biến nên dễ mua.
  • Có khả năng chống ẩm và chống nước nên thành phẩm không có tình trạng bị biến dạng bởi sự tác động của môi trường ẩm.

Nhược điểm:

  • Độ chính xác không cao do bị mô lợi che khuất khi lấy dấu nên chỉ có độ chính xác ở phần trên bề mặt của răng.
  • Tạo cảm giác khó chịu hoặc buồn nôn cho bệnh nhân lúc thực hiện lấy dấu răng.

Quy trình thực hiện:

Bước 1: Chuẩn bị vật liệu

  • Các vật liệu cần chuẩn bị bao gồm: một cái cốc, một cái bay trộn, bột thạch cao, nước, khay lấy dấu.

Bước 2: Quy trình lấy dấu

  • Trộn đều bột thạch cao với nước trong cốc khoảng 30 – 40 giây. Sau đó, đổ bột vào khay lấy dấu và đặt vào miệng bệnh nhân chờ khoảng 5-7 phút thì lấy ra.
  • Tiếp tục thực hiện lại các bước như ban đầu trộn bột thạch cao với nước, rồi đổ ra khay lấy dấu và đặt vào miệng bệnh nhân chờ khoảng 5-7 phút thì lấy ra. Cuối cùng đợi khoảng 1 tiếng để bột đông cứng lại là có kết quả lấy lấy dấu.

2. Lấy dấu răng gián tiếp với công nghệ Scan 3D

Phương pháp lấy dấu răng gián tiếp với công nghệ Scan 3D là phương pháp sử dụng công nghệ thay thế phương pháp truyền thống thủ công. Phương pháp này sẽ sử dụng thiết bị Scan quét trong miệng bệnh nhân để lấy thông số chính xác về vùng cần lấy dấu răng. Sau đó, kỹ thuật viên sẽ cho ra thiết kế ra răng sứ phục hình bản mềm và dấu răng sẽ được đưa đến phòng lab để chế tác ra răng thật với chất liệu sứ.

Ưu điểm:

  • Kết quả là hình ảnh 3D chi tiết với độ chính xác cao từ đó việc chế tạo mão sứ sẽ diễn ra nhanh chóng và độ chính xác phù hợp với trụ sẽ cao hơn.
  • Thời gian lấy dấu nhanh gọn.
  • Không có tình trạng biến dạng sau khi lấy dấu răng.
  • Có thể lưu giữ các thông số, tình trạng răng của bệnh nhân lâu dài.
  • Thiết kế dầu Scan nhỏ nên không tạo cảm giác khó chịu hay buồn nôn cho bệnh nhân.
  • Bác sĩ và bệnh nhân có thể nhìn thấy kết quả ngay trên máy tính, có thể chỉnh sửa trực tiếp trên phần mềm.
  • Giúp quá trình chỉnh nha diễn ra nhanh chóng từ đó tiết kiệm thời gian hơn.
  • Có thể phát hiện ra bệnh lý về răng miệng.

Nhược điểm:

  • Chỉ phù hợp cho các trường hợp đặt 1-2 trụ Implant hoặc khoảng cách giữa các trụ không quá xa nhau
  • Chi phí đầu tư ban đầu cao.

Quy trình thực hiện:

Bước 1: Nha sĩ sẽ dùng đầu máy Scan quét toàn bộ cung hàm của bệnh nhân để thu thập thông tin số liệu dưới dạng 3D, kết quả thu được là file 3D.

Bước 2: Sau đó, dữ liệu 3D thu được sẽ chuyển vào phần mềm CAD để xử lý và chỉnh sửa nhằm hoàn chỉnh và điều chỉnh hình ảnh những vùng thiếu sót mà máy không quét được.

Bước 3: Sau khi dữ liệu 3D được chỉnh sửa hoàn thiện sẽ gửi đến phòng lab để các kỹ thuật viên tiến hành chế tác và thiết kế phục hình răng sứ dựa trên mô hình 3D.

 

Một số giải pháp lấy dấu răng khác

Một số giải pháp lấy dấu răng khác
Một số giải pháp lấy dấu răng khác

 

Ngoài hai phương pháp sử dụng bột thạch cao và công nghệ Scan 3D dùng để lấy dấu răng thì còn có một vài phương pháp lấy dấu răng khá phổ biến trong nha khoa như là sử dụng chất lấy dấu Alginate, cao su và hợp chất nhiệt dẻo.

  • Chất lấy dấu Alginate cũng là phương pháp thủ công, dạng bột và được dùng pha với nước và đặt trong khay chuyên dụng. Độ lỏng của Alginate có nhiều mức độ khác nhau tùy theo tỉ lệ bột và nước phù hợp cho mọi trường hợp bước đầu lấy dấu răng của bệnh nhân. Phương pháp này giá thành rẻ, thời gian đông cứng nhanh nhưng sau khi đông cứng Alginate có thể bị co lại dẫn đến mẫu lấy dấu biến dạng khiến kết quả không được chính xác.
  • Lấy dấu răng bằng cao su là phương pháp nung nóng chất cao su chảy ra đưa vào khay đựng chuyên dụng và đặt vào miệng bệnh nhân. Phương pháp này thao tác đơn giản, bảo quản được lâu dài do có tính đàn hồi cao và phải được thực hiện trong môi trường khô ráo vì cao su kỵ nước, nếu không kết quả lấy dấu sẽ không chính xác.
  • Hợp chất nhiệt dẻo cũng là một phương pháp dùng nhiệt để nung nóng hợp chất chảy ra, đưa vào khay đựng và đặt vào miệng bệnh nhân để lấy dấu răng. Phương pháp này có ưu điểm là có thể tùy chỉnh mức độ dẻo tùy vào mục đích và nhu cầu, giá thành rẻ, dễ mua nhưng có thể gây ra bỏng niêm mạc nếu dùng ở nhiệt độ quá nóng.
  • Lấy dấu răng bằng công nghệ PIC Implant: Công nghệ PIC (Precise Implant Captures) trong Implant được biết đến là hệ thống công nghệ quang trắc lập thể, giúp bác sĩ dễ dàng xác định được vị trí chính xác của trụ Implant trong quá trình lắp đặt.

Những phương pháp lấy dấu bằng Alginate, cao su, hợp chất nhựa dẻo trong nha khoa thường được dùng trong lĩnh vực niềng răng vì thao tác đơn giản và độ chính xác trên bề mặt cao. Còn đối với trường hợp cấy răng Implant cần độ chính xác cao và chi tiết để khớp với trụ Implant nên thường áp dụng phương pháp dùng bột thạch cao và công nghệ Scan 3D.

 

Cần lưu ý những gì khi lấy dấu Implant?

Việc lấy dấu răng đóng vai trò rất quan trọng trong việc trồng răng Implant, để tránh xảy ra sai sót không mong muốn bạn cần lưu ý:

  • Cần tìm hiểu và lựa chọn những cơ sở nha khoa uy tín để được kiểm tra và tư vấn những phương pháp phù hợp với bản thân.
  • Cần vệ sinh răng miệng sạch sẽ, lấy cao răng để loại bỏ những thức ăn thừa còn sót lại và ngăn ngừa việc vi khuẩn xâm nhập.
  • Cần tìm hiểu và lựa chọn những phương pháp phù hợp với nhu cầu và khả năng tài chính của bản thân.
  • Cần tuân thủ theo những gì bác sĩ dặn.
  • Nếu trong quá trình lấy dấu có biểu hiện lạ thường hoặc khó chịu thì cần báo ngay với bác sĩ để kịp thời xử lý tránh được những hậu quả nghiêm trọng xảy ra.
  • Cần giữ cho mình một tinh thần thoải mái, tránh những căng thẳng ảnh hưởng đến thao tác thực hiện của bác sĩ.
Cần lưu ý những gì khi lấy dấu Implant
Cần lưu ý những gì khi lấy dấu Implant

 

Câu hỏi thường gặp

Lấy dấu răng Implant có đau không?

Việc lấy dấu răng Implant có tạo cảm giác đau đối với bệnh nhân hay không còn tùy thuộc vào phương pháp lấy dấu.

  • Đối với phương pháp lấy dấu truyền thống như lấy dấu bằng thạch cao có thể gây ra cảm giác khó chịu buồn nôn khi bệnh nhân lần đầu sử dụng chưa quen hoặc bệnh nhân là người nhạy cảm. Bên cạnh đó, lấy dấu răng theo phương pháp dùng thạch cao có thể gây ra cảm giác đau nhẹ nếu nha sĩ thực hiện thiếu kỹ thuật và kinh nghiệm.
  • Đối với phương pháp lấy dấu bằng công nghệ Scan 3D thì bác sẽ di chuyển đầu máy Scan nhẹ nhàng để quét lấy thông tin đầy đủ về cấu trúc, hình dạng răng… sẽ không gây cảm giác khó chịu hoặc đau.

 

Quy trình cấy Implant diễn ra như thế nào?

Cấy Implant là một phương pháp khá phức tạp đòi hỏi kỹ thuật và tay nghề cao. Quy trình thực hiện cấy Implant diễn ra như sau:

  • Bước 1: Kiểm tra tổng quát và tư vấn: Trước khi cấy Implant bạn cần phải kiểm tra sức khỏe cũng như răng miệng, từ đó bác sĩ sẽ tư vấn phương pháp phù hợp.
  • Bước 2: Tiến hành cấy ghép trụ Implant: Trước khi cấy ghép trụ Implant bác sĩ sẽ kiểm tra tổng quan lại một lần nữa, diễn ra trong vòng 7-10 phút.
  • Bước 3: Lấy dấu hàm răng và gắn răng tạm: Sau 2-3 ngày cấy trụ vào răng, bệnh nhân được hẹn quay lại để lấy dấu hàm và được gắn tạm răng
  • Bước 4: Tái khám sau khi đặt trụ Implant vào xương hàm: Sau 7-10 ngày, bệnh nhân được hẹn khám để xem mức độ lành thương của nướu, đồng thời kiểm tra tình trạng sức khỏe răng miệng.
  • Bước 5: Gắn mão sứ lên trụ Implant: Khi trụ đã được gắn chặt vào xương hàm, bác sĩ sẽ thực hiện gắn mão sứ lên trụ implant và cố định lại bằng khớp nối. Sau khi hoàn tất, bác sĩ  sẽ tư vấn và hướng dẫn việc chăm sóc răng miệng tại nhà.

 

Trồng răng sứ cần lấy dấu răng không?

Trồng răng sứ là cũng một kỹ thuật nha khoa thẩm mỹ giúp phục hình những chiếc răng gặp vấn đề như bị sứt mẻ, nứt gãy hoặc mất đi gần giống với cấy ghép răng Implant, do đó khi trồng răng sứ bắt buộc phải lấy dấu răng.

 

Kết luận

Việc lấy dấu răng đóng vai trò rất quan trọng trong quá trình cấy Implant, vì vậy bạn cần phải tìm hiểu và lựa chọn nha khoa uy tín có đội ngũ bác sĩ giàu kinh nghiệm, trang thiết bị hiện đại để được thăm khám và tư vấn phương pháp phù hợp tránh những rủi ro nghiêm trọng.

[widget id="custom_html-2"]