Phẫu thuật ghép xương tự thân cấy ghép Implant - Implantcenter.vn

Tình trạng xương hàm là yếu tố quan trọng quyết định đến sự thành công của một ca cấy ghép Implant. Trong trường hợp xương hàm bị tiêu nhiều, không đáp ứng điều kiện cấy ghép sẽ khiến trụ Implant không thể vững chắc trong xương, dẫn đến đào thải trụ Implant. Lúc này cần phải thực hiện ghép thêm xương. Bài viết này sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về phẫu thuật ghép xương tự thân trong cấy ghép Implant.

Phẫu thuật ghép xương tự thân để cấy ghép Implant

Ghép xương tự thân là phương pháp lấy xương từ vùng khác trên cơ thể (xương góc hàm, xương cằm, xương chậu…) để ghép vào vùng xương hàm bị thiếu. Phần xương được ghép sẽ kết nối với mảng xương cũ và phát triển, sản sinh thêm tế bào xương mới. Từ đó tăng số lượng và chất lượng xương hàm, giúp trụ Implant nằm vững chắc và ổn định, tăng cao hiệu quả khi cấy ghép Implant.

Ghép xương tự thân để cấy ghép Implant là gì?

Ghép xương là thủ thuật bổ sung thêm xương vào bên trong hàm răng. Để thực hiện, bác sĩ sẽ tách lợi để lộ ra xương hàm, sau đó tiến hành ghép thêm xương. Phần xương này sẽ kết nối về các mảng xương cũ, từ đó phát triển và sản sinh thêm các tế bào xương mới.

Hiện nay trong nha khoa có 2 loại xương ghép chính, đó là xương tổng hợp và xương tự thân. Ghép xương tự thân chính là phương pháp lấy xương từ chỗ khác trên cơ thể của khách hàng để ghép vào vùng thiếu cần bổ sung. Thông thường, xương được lấy từ xương góc hàm hoặc cằm. Trong một số trường hợp xương tiêu nhiều, cần lượng xương ghép lớn thì có thể lấy từ xương chậu hoặc xương mác ở cẳng chân, thậm chí là xương sọ.

Kỹ thuật ghép xương tự thân
Kỹ thuật ghép xương tự thân

Đăng ký tư vấn miễn phí

Ưu và nhược điểm khi ghép xương tự thân

Bất kỳ một kỹ thuật nào cũng tồn tại ưu và nhược điểm riêng biệt, phẫu thuật ghép xương tự thân để cấy ghép Implant cũng vậy. Dưới đây là ưu nhược điểm của kỹ thuật ghép xương hiện đại này mà bạn có thể tham khảo.

Ưu điểm

  • Tỷ lệ tích hợp gần như là 100%, không xảy ra hiện tượng đào thải, đồng thời hạn chế tối đa việc lây nhiễm bệnh, bởi đây là nguyên liệu từ chính cơ thể của người được cấy ghép Implant.
  • Xương tự thân có khả năng tạo xương, do đó khi được cấy ghép vào bên trong sẽ cùng cơ thể tham gia quá trình hình thành xương mới, từ đó đẩy nhanh quá trình cấy ghép.
  • Ghép xương tự thân giúp ổn định mật độ xương hàm, giúp xương không quá giòn hoặc quá xốp, từ đó giúp ăn nhai dễ dàng, hơn nữa còn tạo điểm tựa vững chắc cho trụ Implant, tránh hiện tượng răng Implant bị lung lay khi ăn uống.
Ghép xương tự thân giúp ổn định mật độ xương hàm để cấy ghép Implant
Ghép xương tự thân giúp ổn định mật độ xương hàm để cấy ghép Implant

Nhược điểm

  • Không thể lấy quá nhiều xương tự thân bởi thể tích xương ở các vùng trên cơ thể là có hạn.
  • Việc phẫu thuật để thu thập xương tự thân cũng khá phức tạp. Nếu không được thực hiện đúng kỹ thuật sẽ gây nên nhiều biến chứng. Một số trường hợp lấy xương ở vùng cằm để ghép xương trong cấy ghép Implant, từ đó gây nên các biến chứng nguy hiểm, dễ bị tê bì dị cảm răng cửa dưới.

Xem thêm: Bật mí cách giảm sưng sau khi cấy ghép Implant

Khi nào cần phẫu thuật ghép xương tự thân để cấy ghép Implant?

Không phải trường hợp cấy ghép Implant nào cũng đều cần thực hiện phẫu thuật ghép thêm xương. Dưới đây là một số trường hợp thường được bác sĩ phẫu thuật ghép xương tự thân để cấy ghép Implant.

  • Mất răng lâu năm dẫn đến tiêu xương hàm: Sau khi mất răng, phản ứng tự nhiên của cơ thể đó là tiêu phần xương hàm liên quan đến răng mất. Do đó, để cấy ghép Implant ở những người bị tiêu xương, cần phải thực hiện ghép xương trước khi cấy ghép hoặc cùng lúc với phẫu thuật cấy ghép.
  • Chất lượng xương hàm không tốt: Có một số trường hợp xương hàm đủ khoảng để cấy ghép Implant, nhưng chất lượng xương hàm thì không đủ ổn định và chắc chắn. Trong trường hợp này, xương hàm không đủ điều kiện để giữ cố định trụ Implant, do đó bác sĩ sẽ chỉ định ghép thêm xương.
  • Mắc các bệnh răng miệng: Khách hàng mắc các bệnh lý về răng như: sâu răng cấp, viêm nướu, viêm nha chu,… gây nhiễm trùng xương thì cũng cần ghép xương khi cấy ghép Implant.
Khách hàng bị tiêu xương cần tiến hành ghép xương
Khách hàng bị tiêu xương cần tiến hành ghép xương

Những điều cần lưu ý trước và sau khi ghép xương

Để có một ca phẫu thuật ghép xương để cấy ghép Implant thành công, bạn cần lưu ý đến những điều sau:

Trước khi ghép xương

  • Tìm hiểu thật kỹ và lựa chọn cho mình địa chỉ ghép xương, cấy ghép Implant uy tín
  • Cần kiêng sử dụng các chất kích thích ít nhất 2 – 4 tuần.
  • Điều trị triệt để các bệnh lý răng miệng nếu có.

Sau khi ghép xương

  • Tình trạng sưng đau sau khi ghép xương là hoàn toàn bình thường, bạn chỉ cần dùng thuốc giảm đau và thực hiện theo các hướng dẫn của bác sĩ.
  • Súc miệng nhẹ nhàng bằng dung dịch chuyên dụng, không chải răng vào vị trí vừa ghép xương cắm Implant.
  • Không hút thuốc lá, uống rượu, bia hay các chất kích thích khác trong 3 tuần đầu.
  • Không dùng lưỡi hay những vật khác để chạm vào vị trí ghép xương.
  • Nên dùng thức ăn mềm, dễ nuốt để hạn chế tác động lên vùng ghép xương.
Không hút thuốc lá sau khi ghép xương cấy ghép Implant
Không hút thuốc lá sau khi ghép xương cấy ghép Implant

Implant Center là địa chỉ chuyên sâu về Implant được dẫn dắt bởi TS.BS Võ Văn Nhân – Chuyên gia cấy ghép Implant trên 25 năm kinh nghiệm. Bên cạnh đó, nha khoa còn trang bị hệ thống máy móc, công nghệ hiện đại và môi trường nha khoa vô trùng, đảm bảo mang đến cho khách hàng kết quả điều trị hoàn hảo.

Hy vọng rằng những thông tin trên đây đã giúp bạn hiểu rõ hơn về phẫu thuật ghép xương tự thân để cấy ghép Implant. Nếu cần tư vấn thêm thông tin, hãy liên hệ ngay đến implantcenter.vn để được các chuyên gia hỗ trợ nhanh chóng và hoàn toàn miễn phí.

Liên hệ trung tâm implant nha khoa

[widget id="custom_html-2"]