Trồng răng Implant ở người mắc bệnh xương khớp trên thực tế vẫn thực hiện được nhưng cần có sự thăm khám, đánh giá, theo dõi sát sao của bác sĩ và thường phải ghép thêm xương trước khi trồng Implant. Nếu trực tiếp trồng Implant vào khu vực xương hàm không đạt chuẩn, nguy cơ cao có thể dẫn đến tình trạng Implant không tích hợp xương, đào thải trụ Implant và thậm chí là gãy xương hàm. Do đó, bạn nên tới các trung tâm nha khoa chuyên sâu có đội ngũ bác sĩ trình độ cao để được thăm khám cẩn thận và thực hiện trồng răng an toàn.
Thế nào là bệnh xương khớp?
Xương khớp có vai trò quan trọng giúp nâng đỡ cơ thể, là bộ khung chắc chắn giúp cơ thể thực hiện các hoạt động thường ngày. Khi hệ xương khớp bị thương tổn và suy giảm chức năng, khách hàng sẽ cảm thấy đau nhức, ảnh hưởng tiêu cực đến chức năng vận động.
Bệnh xương khớp là các thương tổn ở xương và khớp trong cơ thể tại bất cứ vị trí nào, kể cả khu vực hàm mặt, khớp thái dương hàm. Tình trạng bệnh thường tiến triển từ từ khiến người mắc khó phát hiện và chữa trị kịp thời. Vậy có thể trồng răng Implant ở người mắc bệnh xương khớp không?
Trồng răng Implant ở người mắc bệnh xương khớp có được không?
Một trong những điều kiện quan trọng đối với người trồng răng Implant là cần có xương hàm chắc khỏe, đủ mật độ và thể tích. Vậy nên việc trồng răng Implant ở người mắc bệnh xương khớp cần được xem xét và cân nhắc cẩn thận bởi các sĩ dựa trên tình trạng thức tế của từng khách hàng.
Người mắc bệnh lý về xương khớp, nhất là loãng xương, thì xương hàm thường không có đủ khả năng nâng đỡ trụ Implant mới được đặt vào dẫn đến nguy cơ trồng răng thất bại.
Nhưng với sự phát triển của nền y học hiện đại thì người có xương hàm không đạt chuẩn vẫn có thể thực hiện trồng răng Implant với điều kiện là phải thực hiện ghép xương trước khi đặt trụ chân răng. Sau khi xương hàm đã được cấy ghép và đạt tiêu chuẩn thì khách hàng có thể trồng răng hiệu quả và an toàn.
Trồng răng Implant ở người mắc bệnh xương khớp có gây ảnh hưởng gì không?
Trồng răng Implant ở người mắc bệnh xương khớp có gây ảnh hưởng gì không là vấn đề mà nhiều người băn khoăn. Trường hợp xương hàm của khách hàng không đủ độ dày mà bác sĩ bác sĩ không thực hiện ghép thêm xương thì sau khi trồng răng Implant rất dễ dẫn đến hậu quả gãy xương hàm, ảnh hưởng tới khả năng thành công của ca trồng răng và chi phí chữa trị về sau sẽ tốn kém hơn rất nhiều.
Tìm hiểu thêm: Trồng răng Implant có gây dị ứng không? 3 dấu hiệu nhận biết
Việc trực tiếp đặt trụ Implant vào khu vực xương hàm chất lượng kém sẽ gây ra nhiều biến chứng phức tạp, nguy hiểm với sức khỏe, điển hình là:
Trụ Implant không tích hợp được với mô xương
Trồng răng Implant ở người mắc bệnh xương khớp, mật độ xương thấp, xương hàm quá yếu sẽ xảy ra tình trạng Implant không tích hợp chắc chắn, lượng xương không đủ để bám giữ vào trụ Implant. Điều này khiến Implant trong xương dễ bị lung lay, thậm chí rơi ra ngoài, tăng nguy cơ viêm nhiễm cũng như các biến chứng khác, bao gồm cả nhiễm trùng máu, ảnh hưởng tới não bộ và những cơ quan khác trên cơ thể.
Quá trình tích hợp kéo dài
Thông thường, khách hàng cần đợi khoảng 3 đến 6 tháng để Implant tích hợp hoàn toàn với mô xương. Nhưng khi trồng răng Implant ở người mắc bệnh xương khớp, thời gian này có thể kéo dài từ 6 đến 8 tháng hoặc thậm chí lâu hơn.
Đào thải Implant
Mật độ xương tác động rất nhiều tới khả năng tích hợp xương cũng như tuổi thọ của răng Implant. Mật độ xương quá cao có thể làm chậm quá trình cung cấp máu tới khu vực phẫu thuật, làm tăng ma sát, dễ làm hoại tử xương, gãy xương vi thể. Ngược lại, xương quá xốp sẽ rất khó giữ trụ Implant ổn định, hậu quả cuối cùng là đào thải Implant.
Như vậy, trồng răng Implant ở người mắc bệnh xương khớp có thể được thực hiện an toàn và hiệu quả nếu có sự thăm khám, đánh giá, theo dõi sát sao của bác sĩ giỏi chuyên môn, giàu kinh nghiệm tại trung tâm nha khoa uy tín, chất lượng. Liên hệ ngay với Implant Center để được tư vấn biện pháp phục hình hiệu quả nhất nếu bạn đang mắc các bệnh lý về xương khớp nhé.