Thay răng sữa ở trẻ là gì? Trẻ sẽ thay bao nhiêu răng sữa ở độ tuổi nào? Quá trình và thứ tự thay răng ""
Thay răng sữa ở trẻ yếu tố ảnh hưởng thời gian thay răng và cách chăm sóc răng miệng

Thay răng sữa là một trong những quy luật tự nhiên của quá trình phát triển ở trẻ. Do đó, khi đến giai đoạn này bố mẹ cần chú ý đến dấu hiệu, yếu tố ảnh hưởng và thời gian thay răng của con đến biết được cách chăm sóc răng miệng cho trẻ, giúp trẻ có được hàm răng đều, đẹp tự nhiên.

 

Thay răng ở trẻ là gì?

Thay răng ở trẻ là quá trình răng bị lung lay và rụng để nhường chỗ cho răng vĩnh viễn mọc lên. Quá trình thay răng được cho là một phần quan trọng trong việc phát triển của trẻ.

Răng là bộ phận giúp trẻ nhai, cắn thức ăn hàng ngày, giúp cho việc tiêu hóa được dễ dàng và thuận lợi. Răng cũng đóng góp vào sự phát triển của xương hàm, đóng vai trò rất quan trọng trong giao tiếp và học ngoại ngữ, đặc biệt khi phát âm từ khó. Không chỉ dừng lại ở đó, răng còn giúp khuôn mặt trở nên cân đối và tạo nét duyên khi cười.

Thay răng ở trẻ là gì
Thay răng ở trẻ là gì

 

Theo giai đoạn phát triển thì răng sẽ hình thành trước khi chúng ta chào đời, mặc dù không nhìn thấy nhưng chúng đang phát triển bên trong hàm, dưới nướu và khi trẻ được 6 tháng tuổi những chiếc răng sữa đầu tiên sẽ bắt đầu xuất hiện.

Khi đến giai đoạn thay răng sữa, thì 2 răng cửa hàm dưới và hàm trên sẽ rụng đầu tiên, lần lượt là răng cửa bên, răng cối sữa thứ nhất, răng nanh và răng cối sữa thứ hai. Đến khi trẻ bắt đầu mọc răng vĩnh viễn, răng sữa sẽ không rụng nữa.

Trường hợp trẻ mất răng sữa sớm do sâu răng hoặc tai nạn, có thể dẫn đến tình trạng răng vĩnh viễn mọc lên chen chúc, lệch lạc, sai hướng, gây ra những hậu quả nghiêm trọng về sức khỏe răng miệng.

 

Những dấu hiệu cho biết trẻ thay răng sữa

Khi đến tuổi trẻ thay răng sữa, sẽ xuất hiện một số dấu hiệu sau:

  • Răng có hiện tượng bị lung lay
  • Phần lợi bị sưng, đỏ
  • Trẻ bị đau, ngứa vùng chân răng

 

Trẻ bao nhiêu tuổi sẽ thay răng sữa?

Lúc trẻ 6 tuổi, những chiếc răng sữa đầu tiên sẽ bắt đầu lung lay, lúc này răng vĩnh viễn tương ứng sẽ mọc ra. Và chúng sẽ rụng theo thứ tự như lúc chúng mọc lên. Tuy nhiên, thời gian rụng răng sữa và thay răng vĩnh viễn diễn ra chậm, độ tuổi thay răng là từ 6 – 11 tuổi.

Răng sữa chỉ có 20 chiếc răng trong khi răng vĩnh viễn lên đến 32 chiếc, theo quá trình phát triển của trẻ, những chiếc răng vĩnh viễn sẽ mọc dần theo phía sau của cung răng khi trẻ được 6 – 7 tuổi. Quá trình thay răng sữa có thể bắt đầu sớm hơn hoặc trễ hơn tùy vào từng trẻ. Sau khi răng sữa rụng, răng vĩnh viễn sẽ bắt đầu mọc lên trong vòng 3 tháng.

Trường hợp không thấy răng vĩnh viễn mọc, bạn cần đưa trẻ đến cơ sở nha khoa để tiến hành thăm khám. Trong một số trường hợp trẻ có thể bị mất răng cửa bên, răng ngay cạnh răng cửa. Qua quá trình chụp X-quang bác sĩ sẽ tìm ra nguyên nhân để điều trị cho con của bạn.

Trẻ bao nhiêu tuổi sẽ thay răng sữa
Trẻ bao nhiêu tuổi sẽ thay răng sữa

 

Trẻ thay răng sớm hoặc muộn có sao không?

Thời gian thay răng sữa đầu tiên của trẻ sẽ bắt đầu từ lúc 6 tuổi. Quá trình thay răng sẽ diễn ra muộn có thể làm ảnh hưởng đến quá trình phát triển răng vĩnh viễn ở trẻ, răng có thể bị mọc lệch, gây mất thẩm mỹ và làm ảnh hưởng đến chức năng nhai của răng.

Nếu thấy dấu hiệu bất thường bố mẹ cần đưa con đến cơ sở nha khoa để được các bác sĩ thăm khám, có phác đồ điều trị kịp thời. Với kiến thức chuyên môn, cùng máy móc thiết bị hiện đại bác sĩ sẽ dễ dàng xác định được răng vĩnh viễn đang mọc hay sắp mọc.

Trong trường hợp cần thiết, các bác sĩ sẽ tiến hành chụp X-quang răng cửa để xác định được răng vĩnh viễn có tồn tại trong hàm của trẻ không, từ đó chẩn đoán và xây dựng kế hoạch can thiệp phù hợp.

Thời gian thay răng sữa phụ thuộc vào nhiều yếu tố, ngay cả chị em trong nhà thì thời điểm mọc răng sữa cũng có thể xuất hiện ở nhiều độ tuổi khác nhau. Do đó, bố mẹ không phải quá lo lắng khi chưa thấy răng của con mình rụng so với các bạn cùng tuổi. Bố mẹ có thể đưa trẻ đi khám răng định kỳ 3 – 6 tháng/lần để được được tư vấn, theo dõi và chăm sóc răng miệng của trẻ đúng cách, đảm bảo quá trình thay răng sữa diễn ra suôn sẻ.

 

Trẻ thay răng sữa bao lâu thì mọc lại?

Như đã chia sẻ ở trên, 6 tuổi là thời điểm trẻ sẽ thay răng sữa lần đầu tiên, đến lúc 12 tuổi răng cung hàm sẽ mọc răng vĩnh viễn tương đối đầy đủ. Do đó, tùy vào cơ địa của từng trẻ, thời gian răng vĩnh viễn mọc sẽ dao động từ 1 – 2 tháng, thời gian mọc răng của bé gái sẽ nhanh hơn bé trai.

Trình tự mọc răng vĩnh viễn của từng độ tuổi như sau:

  • Từ 6 – 8 tuổi: Sau khi răng cửa sữa rụng hết thì khoảng 2 – 4 tuần sau đó răng vĩnh viễn sẽ mọc lên.
  • Từ 10 – 12 tuổi: Sau khi răng nanh sữa rụng thì răng vĩnh viễn sẽ mọc lên từ 2 – 4 tuần tiếp theo.
  • Từ 9 – 11 tuổi: Sau khi răng cối nhỏ rụng thì răng vĩnh viễn sẽ mọc từ 1 – 2 tháng sau đó.
  • Từ 11 – 12 tuổi: Những chiếc răng cối lớn sẽ được thay thế cuối cùng.

Số lượng chân răng cũng là một trong những yếu tố góp phần lớn vào thời gian mọc của răng vĩnh viễn sau khi răng sữa rụng. Trong khi răng cửa và răng nanh chỉ mất 2 – 4 tuần thì răng cối có nhiều chân hơn sẽ mất 1 – 2 tháng, một số trường hợp có thể kéo dài đến 6 tháng.

Ngoài ra, một số điều kiện cũng làm ảnh hưởng đến quá trình thay răng sữa ở trẻ. Ví dụ khi răng sữa rụng sẽ để lại khoảng trống lớn, đây là lúc thích hợp để răng vĩnh viễn mọc lên, vì thế thời gian mọc sẽ nhanh hơn các răng bị chen lấn, chèn ép. Bên cạnh đó, các thói quen như đẩy răng, cắn bút cũng quyết định thời gian mọc răng vĩnh viễn ở trẻ.

 

Trẻ sẽ thay bao nhiêu cái răng sữa?

Khi chào đời, trẻ sẽ có 20 cái răng sữa, thời gian rụng răng sữa và mọc răng vĩnh viễn sẽ rơi vào nhiều giai đoạn khác nhau trong quá trình phát triển của trẻ. Cho đến lúc 21 tuổi, bạn sẽ có 32 răng vĩnh viễn, thay thế hoàn toàn các răng sữa ở giai đoạn vừa chào đời.

Trẻ sẽ thay bao nhiêu cái răng sữa
Trẻ sẽ thay bao nhiêu cái răng sữa

 

Yếu tố nào làm ảnh hưởng đến độ tuổi thay răng sữa ở trẻ?

Yếu tố ảnh hưởng đến độ tuổi thay răng sữa ở trẻ có thể do di truyền, dinh dưỡng, thiếu mầm răng hoặc lợi bị xơ hóa, cụ thể:

  • Yếu tố di truyền: Mã gen đóng vai trò quan trọng trong quá trình thay răng sớm hoặc muộn hơn bình thường. Do đó, nếu bố mẹ thay răng sữa sớm hoặc chậm hơn khi còn trẻ thì con cái của bạn có thể gặp phải tình trạng tương tự.
  • Yếu tố dinh dưỡng: Chế độ dinh dưỡng của mẹ trong quá trình mang thai đóng vai trò rất quan trọng, bởi nó ảnh hưởng rất nhiều đến quá trình phát triển của trẻ sau này, trong đó có răng của trẻ. Đặc biệt đối với những trẻ sinh non, việc mẹ bầu kiêng khem quá mức hay chế độ ăn hàng ngày của trẻ không được cân bằng, không đầy đủ sẽ làm ảnh hưởng đến quá trình mọc răng bị rối loạn.
  • Do thiếu mầm răng vĩnh viễn: Trong một số trường hợp nếu trẻ bị thiếu mầm răng vĩnh viễn hoặc răng mọc ngầm thì dù răng sữa có rụng thì răng vĩnh viễn cũng khó có thể mọc lên để hay thế. Trường hợp này bố mẹ cần đưa trẻ đến cơ sở nha khoa để có biện pháp điều chỉnh phù hợp.
  • Do lợi bị xơ hóa: Nếu răng ở trẻ bị tổn thương hoặc nhổ sớm hơn do sâu răng thì nướu rất dễ bị xơ cứng, đây cũng là yếu tố ảnh hưởng đến độ tuổi thay răng sữa ở trẻ.
Có những yếu tố nào làm ảnh hưởng đến độ tuổi thay răng sữa ở trẻ
Có những yếu tố nào làm ảnh hưởng đến độ tuổi thay răng sữa ở trẻ

 

Quá trình thay răng sữa ở trẻ diễn ra như thế nào?

Khi trẻ đến độ tuổi thay răng, những chiếc răng sẽ bắt đầu lung lay và rụng lần lượt từng chiếc theo quy luật tự nhiên. Đây cũng là lúc những chân răng sữa bắt đầu bị tiêu hủy, thay vào đó là một mầm răng vĩnh viễn dưới mỗi chân răng, khi răng sữa rụng sẽ nhường chỗ cho răng vĩnh viễn mọc lên.

Quá trình thay răng sữa ở trẻ
Quá trình thay răng sữa ở trẻ

 

Thứ tự mọc và thay răng sữa ở trẻ

Thứ tự mọc và thay răng sữa ở trẻ được thực hiện theo từng giai đoạn cụ thể. Dưới đây là các trình tự đối với răng ở trẻ:

Thứ tự mọc và thay răng sữa ở trẻ
Thứ tự mọc và thay răng sữa ở trẻ

 

Trình tự mọc răng sữa ở trẻ em

Trình tự mọc răng sữa ở trẻ em sẽ bắt đầu khoảng 6 tháng tuổi và kéo dài đến lúc trẻ 2 – 3 tuổi. Ở giai đoạn này nướu của trẻ sẽ đau và rất khó chịu, để làm dịu giúp trẻ bố mẹ có thể dùng khăn ướt lạnh, mặt sau của chiếc thìa lạnh hoặc bằng ngón tay sạch.

Thời gian và trình tự mọc 20 chiếc răng sữa ở trẻ như sau:

  • Từ 6 – 12 tháng: 2 răng cửa giữa hàm trên và 2 răng cửa giữa hàm dưới bắt đầu xuất hiện lần đầu tiên
  • Từ 9 – 13 tháng: 2 răng cửa bên hàm dưới và 2 răng cửa bên hàm trên bắt đầu xuất hiện.
  • Từ 16 – 23 tháng: 2 răng răng nanh hàm dưới và 2 răng nanh hàm trên bắt đầu xuất hiện.
  • Từ 13 – 19 tháng: 2 răng cối thứ nhất hàm dưới và 2 răng cối thứ nhất hàm trên xuất hiện.
  • Từ 23 – 33 tháng: 2 răng cối thứ hai hàm dưới và 2 răng cối thứ hai hàm trên xuất hiện.

 

Trình tự thay răng sữa ở trẻ em

Trẻ thay răng sữa sẽ bắt đầu chính thức khi trẻ 6 tuổi, những chiếc răng bắt đầu rụng để dành khoảng trống cho răng vĩnh viễn mọc lên. Thứ tự thay răng sữa ở trẻ sẽ diễn ra như sau:

  • Từ 6 – 7 tuổi: Thay 2 răng cửa giữa trên và 2 răng cửa giữa hàm dưới
  • Từ 7 – 8 tuổi: Thay 2 răng cửa bên hàm trên và 2 răng cửa bên hàm dưới
  • Từ 9 – 11 tuổi: Thay 2 răng hàm trên thứ nhất và 2 răng hàm dưới thứ nhất
  • Từ 9 – 12 tuổi: Thay 2 răng cối thứ nhất hàm dưới và thay 2 răng cối thứ nhất hàm trên.
  • Từ 10 – 12 tuổi: Thay 2 răng cối thứ hai hàm dưới và thay 2 răng cối thứ hai hàm trên.

 

Trình tự mọc răng vĩnh viễn ở trẻ em

Răng vĩnh viễn bắt đầu mọc khi trẻ vừa chào đời và tiếp tục sau khi trẻ được sinh ra. Đến khi trưởng thành sẽ có 32 chiếc răng vĩnh viễn, trong đó có 16 chiếc hàm trên và 16 chiếc hàm dưới. Trong một số trường hợp răng hàm thứ ba còn được gọi là răng khôn không mọc, do đó một số người chỉ có 28 chiếc răng vĩnh viễn.

Khi được 6 tuổi, 4 chiếc răng hàm vĩnh viễn đầu tiên sẽ mọc lên sau răng sữa của trẻ. Những chiếc răng vĩnh viễn khác như răng cửa, răng nanh và răng tiền hàm sẽ mọc vào các khoảng trống trong nướu khi trẻ đến tuổi thay răng sữa.

So với trình thực mọc răng sữa, thời gian răng vĩnh viễn xuất hiện sẽ có sự khác nhau, cụ thể:

  • Từ 6 – 7 tuổi: Răng hàm đầu tiên mọc
  • Từ 6 – 8 tuổi: Răng cửa trung tâm mọc
  • Từ 7 – 8 tuổi: Răng cửa bên mọc
  • Từ 9 – 13 tuổi: Răng nanh mọc
  • Từ 11 – 13 tuổi: Răng hàm thứ hai mọc
  • Từ 17 – 21 tuổi: Răng hàm thứ ba (răng khôn) mọc (nếu có).

Răng sữa quan trọng đối với trẻ sơ sinh và trẻ mới biết đi, cũng như răng vĩnh viễn đối với trẻ lớn hơn và người trưởng thành. Răng sữa không chỉ giúp ích cho quá trình trưởng thành của trẻ về lời nói, cách ăn uống, ngoại hình mà còn hướng dẫn cho những chiếc răng vĩnh viễn sắp mọc lên.

Chính vì vậy, việc trẻ mấy tuổi thay răng sữa sẽ giúp cho bố mẹ chủ động hơn trong việc chăm sóc, giúp con có được hàm răng đều và đẹp sau này.

 

Thay răng sữa ở trẻ em khi nào cần đưa đến gặp nha sĩ?

Trường hợp bố mẹ phát hiện những chiếc răng sữa của con đã quá giai đoạn thay răng nhưng chưa có dấu hiệu lung lay, hay răng sữa rụng đã lâu nhưng chưa thấy răng vĩnh viễn mọc lên thì cần chú ý cho con đi khám bác sĩ.

Theo các chuyên gia, bố mẹ nên đưa con đến cơ sở y tế hoặc phòng khám nha khoa khi răng trẻ có dấu hiệu lung lay. Với trình độ chuyên môn, kinh nghiệm cùng trang thiết bị hiện đại và am hiểu tâm lý của trẻ, các bác sĩ sẽ tư vấn, thăm khám và đưa ra phương án điều trị kịp thời, qua đó xác định chính xác trường hợp của trẻ và cho bố mẹ lời khuyên tốt nhất.

Trong một số trường hợp đặc biệt nếu răng vĩnh viễn của trẻ chưa mọc hoàn toàn, răng bị kẹt trong nướu, bác sĩ sẽ chỉ định nhổ hoặc mài kẽ các răng sữa liền kề để giúp răng vĩnh viễn mọc lên hoàn toàn và khỏe mạnh hơn.

Thay răng sữa ở trẻ em khi nào cần đưa đến gặp nha sĩ
Thay răng sữa ở trẻ em khi nào cần đưa đến gặp nha sĩ

 

Có nên tự nhổ răng cho bé tại nhà không?

Theo quy trình tự nhiên trong suốt sẽ rụng để nhường chỗ cho răng vĩnh viễn mọc lên. Tuy nhiên trong một số trường hợp răng sữa đến tuổi thay nhưng không tự lung lay và rụng trong khi răng vĩnh viễn đã bắt đầu xuất hiện. Lúc này, sự can thiệp của bác sĩ là cần thiết để tránh ảnh hưởng đến quá trình phát triển của răng vĩnh viễn và thẩm mỹ hàm sau này.

Tự nhỏ răng cho bé trai tại nhà
Tự nhỏ răng cho bé trai tại nhà

 

Trong trường hợp răng sữa đến giai đoạn lung lay, cha mẹ có thể tự thực hiện nhổ răng tại nhà cho trẻ. Tuy nhiên nếu không thực hiện đúng cách hay thao tác không trọn vẹn, sẽ gây tổn thương cho trẻ. Một số biến chứng thường gặp ở trẻ khi được nhổ răng tại nhà bao gồm:

  • Gây viêm nha chu do không đảm bảo vệ sinh chân răng.
  • Chân răng không được lấy hết, gây nên nhiễm trùng thậm chí là áp xe trên diện rộng làm sưng một vùng hàm mặt.
  • Động tác thực hiện thô bạo khiến trẻ quấy khóc, vô tình nuốt phải răng vừa nhổ hoặc khiến cho vùng nướu chảy máu nhiều, khó cầm máu, gây nên tâm lý hoảng sợ cho trẻ ở lần thay răng tiếp theo.
  • Một số trẻ có cơ địa suy giảm miễn dịch hay bệnh lý tim bẩm sinh, đái tháo đường type 1,… không nên thực hiện nhổ răng cho trẻ tại nhà. Bởi trong một số trường hợp nhiễm trùng có thể xảy ra ở mức độ vô cùng nặng nề, thậm chí ảnh hưởng dẫn đến nhiễm trùng máu, sốc nhiễm trùng, suy đa tạng, nguy hiểm đến tính mạng.

Do đó, nếu bố mẹ có con được chẩn đoán các bệnh lý nêu trên cần đưa trẻ đến gặp bác sĩ chuyên khoa để sử dụng kháng sinh và can thiệp kịp thời. Đa số trường hợp răng sữa không tự rụng cần được nha sĩ can thiệp, khi đó bố mẹ nên đưa trẻ đến nha khoa để đưa bác sĩ thăm khám và tư vấn phương pháp điều trị phù hợp. Việc xử lý tại nhà sẽ tiềm ẩn nhiều nguy cơ, do đó tham khảo ý kiến của bác sĩ là giải pháp tối ưu nhất.

 

Cách nhổ răng sữa đúng cách cho bé tại nhà

Bố mẹ có thể nhổ răng sữa cho trẻ khi nó đã có hiện tượng lung lay và đến thời điểm cần thay răng mới, không được tự ý nhổ răng sữa khi chúng còn chắc chắn, chưa có dấu hiệu rụng. Bạn có thể tự thực hiện nhổ răng sữa tại nhà cho bé bằng cách lắc nhẹ chiếc răng cần nhổ đến khi răng bật gốc.

Bạn có thể cho bé tự thực hiện thao tác này sau khi vệ sinh tay sạch sẽ bằng xà phòng, chỉ cho bé cách dùng tay hoặc lưỡi để di chuyển chiếc răng qua lại. Việc thực hiện thao tác này sẽ giúp cho bé biết được khả năng chịu đau của mình, từ đó tự điều chỉnh lực và thao tác cho răng lung lay, hãy lặp lại thao tác này cho đến khi chân răng bật gốc ra ngoài.

Trường hợp trẻ không thực hiện được bạn có thể hỗ trợ cho con của mình, trước khi bắt đầu hãy giải thích cho bé hiểu để bé hợp tác, không nên cố gắng nhổ răng khiến cho bé hoảng sợ.

Khi bắt đầu nhổ răng hãy dùng một chiếc gạc sạch cầm ở chân răng sau đó dùng lực xoắn nhẹ để nhổ chiếc răng đang lung lay, cầm máu bằng miếng bông gòn nhét vào chân răng vừa nhổ, để bé cắn chặt trong khoảng 5 – 10 phút. Sau khi đã cầm máu thành công, hãy kiểm tra kỹ để đảm bảo không còn chân răng sót lại phía trong nướu.

 

Chăm sóc trẻ ở độ tuổi thay răng như thế nào cho phù hợp?

Chăm sóc trẻ ở độ tuổi thay răng như thế nào
Chăm sóc trẻ ở độ tuổi thay răng như thế nào

 

Ngoài việc nắm rõ lịch thay răng sữa cho con, bố mẹ cũng cần biết cách chăm sóc răng sữa khi đến giai đoạn thay răng, cụ thể:

  • Hướng dẫn trẻ cách vệ sinh răng miệng: Bố mẹ nên hướng dẫn con về sinh răng kỹ càng ít nhất 2 lần/ngày hoặc sau bữa ăn, bạn có thể chỉ trẻ sử dụng chỉ nha khoa để loại bỏ sức thức ăn còn dính trên răng.
  • Hạn chế ăn thực phẩm gây hại: Các loại thực phẩm nóng, lạnh hoặc cứng, đồ uống có lượng đường cao hay nước ngọt có ga, v.v, đây đều là những thực phẩm làm hỏng men răng của trẻ dẫn đến sâu răng.
  • Giúp trẻ loại bỏ thói quen xấu: Bố mẹ nên theo dõi và nhắc nhở trẻ bỏ những thói quen xấu ảnh hưởng đến răng như: Nghiến răng, mút ngón tay cái, đẩy lưỡi, đưa lưỡi chạm vào răng, chống cằm,v.v, bởi những thói quen này có thể gây hại cho hàm và răng của trẻ khiến cho răng nhô ra, mọc không đều, chen chúc, chỗ dày chỗ thưa, nghiêm trọng hơn có thể dẫn đến tình trạng viêm vùng nướu trong quá trình thay răng sữa ở trẻ.
  • Cho trẻ khám răng định kỳ: Bạn cần đưa trẻ đến gặp bác sĩ nha khoa càng sớm càng tốt, định kỳ 3 – 6 tháng một lần bạn nên cho con kiểm tra sức khỏe răng miệng để ngăn ngừa, can thiệp kịp thời nếu trẻ có dấu hiệu xuất hiện các vấn đề về răng miệng.

 

Một số lưu ý bạn cần nắm để răng của trẻ mọc lại đều đặn, tránh hô móm

Để giúp trẻ có hàm răng chắc khỏe, đều đẹp bố mẹ cần chú trọng đến quá trình chăm sóc răng miệng ngay từ những chiếc răng sữa đầu tiên được nhú lên, sau đó tiếp tục theo dõi cho đến khi trẻ thay răng vĩnh viễn.

Sau đây là một số lưu ý bạn cần những để giúp răng của trẻ mọc lại đều đặn, tránh hô móm cụ thể:

  • Hướng dẫn con sử dụng chỉ nha khoa, nước súc miệng và đánh răng đúng cách mỗi ngày. Hãy dành lời khen ngợi để khuyến khích bé chăm sóc răng miệng thường xuyên được tốt hơn.
  • Bố mẹ cần giải thích cho bé hiểu về những tác hại của việc ăn nhiều bánh kẹo, nước ngọt để trẻ không ăn những thực phẩm này vào buổi tối và đánh răng sau khi ăn. Khuyến khích trẻ sử dụng phô mai, sữa sữa chua hay những thực phẩm từ sữa để bổ sung canxi, giúp cho răng con chắc khỏe hơn.
  • Trẻ rất thích bắt chước người lớn đặc biệt là bố mẹ, vì thế phụ huynh nên làm gương cho con của mình bằng cách xây dựng thói quen chăm sóc răng miệng hàng ngày và đúng cách.
  • Bố mẹ cần hình thành thói quen đưa con đi khám định kỳ 3 – 6 tháng/lần, cách làm này sẽ giúp ngăn ngừa hoặc can thiệp kịp thời các vấn đề về răng miệng, đặc biệt là sâu răng giúp cho hàm răng của trẻ phát triển khỏe mạnh

 

Câu hỏi thường gặp

Dưới đây là một số câu hỏi thường gặp liên quan đến quá trình thay răng sữa ở trẻ, cụ thể:

 

Thời gian một chiếc răng sữa của trẻ mọc là bao lâu?

Theo lý giải từ các chuyên gia nha khoa về việc thời gian một chiếc răng sữa của trẻ mọc bao lâu, răng sữa hay răng vĩnh viễn đều cần một khoảng thời gian nhất định để phát triển và hoàn thiện. Chiếc răng sữa đầu tiên sẽ bắt đầu mọc vào lúc trẻ được 6 tháng tuổi và kéo dài đến khi trẻ được 2 tuổi rưỡi.

Giai đoạn từ 6 đến 12 tháng trẻ có khoảng 6 chiếc răng sữa, đến 24 tháng trẻ gần như đủ một hàm răng sữa hoàn chỉnh, số lượng là 20 cái. Tuy nhiên đây là mốc thời gian thường thấy. Thực tế hiện nay một số bé cần nhiều thời gian hơn để hoàn thiện hàm răng sữa, một vài trường hợp các bé mọc răng sữa khá chậm, thậm chí đến 12 tháng tuổi mới thấy chiếc răng sữa đầu tiên.

Do đó, việc 1 chiếc răng sữa mọc trong bao lâu chỉ mang tính chất tham khảo, vì thời gian thực tế còn phụ thuộc nhiều và các yếu tố liên quan đến vấn đề chăm sóc răng miệng, chế độ dinh dưỡng, tình trạng sức khỏe, bẩm sinh, di truyền, v.v.

 

Bé bị gãy răng sữa có mọc lại bình thường được không?

Trẻ bị gãy răng sữa có mọc lại bình thường được không còn tùy thuộc vào độ tuổi và vị trí chiếc răng bị gãy. Ở giai đoạn dưới 7 tuổi khi trẻ bị gãy chân răng thì răng mới vẫn mọc lại được sau vài tuần, do đó bố mẹ không cần quá lo lắng.

Trường hợp trẻ bị mất chân răng nhưng mầm răng vẫn còn thì răng vĩnh viễn vẫn mọc bình thường, còn nếu trẻ mất răng quá sớm bố mẹ cần đưa con đến ngay bác sĩ nha khoa để can thiệp kịp thời, giúp cho răng của trẻ sau này được đều, đẹp và không bị mọc lệch lạc.

 

Trẻ em có cấy ghép răng Implant được không?

Theo các chuyên gia trong lĩnh vực nha khoa, trẻ chưa trưởng thành không nên cấy ghép răng Implant. Lý do là vì xương hàm của trẻ chưa phát triển toàn diện trong giai đoạn này, do đó chất lượng xương chưa đầy đủ. Vậy nên các can thiệp phẫu thuật ở hàm có thể làm hỏng implant nha khoa, trụ cầu răng không bền và dễ bị loại bỏ khi cấy ghép.

Chỉ nên trồng răng Implant khi trẻ đủ 18 tuổi, do đó các chuyên gia không khuyến khích phương pháp này mà thay bằng cách khá phù hợp hơn. Với trẻ nhỏ, giải pháp hiệu quả nhất là sử dụng dụng cụ duy trì khoảng trống hay còn gọi là hàm giữ khoảng để đảm bảo các khoảng trống răng mất vẫn còn nguyên vẹn. Đây cũng là cách giúp răng trên hàm cung không bị mọc lệch lạc, xê dịch. Tuy nhiên, chỉ là phương pháp tạm thời, khi trẻ đủ tuổi bố mẹ nên áp dụng cấy ghép implant.

Nếu có nhu cầu cho con cấy ghép Implant, bố mẹ cần tìm hiểu những đơn vị uy tín, chất lượng, được nhiều khách hàng đánh giá cao sau khi sử dụng dịch vụ. Hiện tại Implant Center là một trong những địa chỉ cấy ghép implant được khách hàng tin chọn, lý do là vì:

  • Implant Center áp dụng công nghệ hiện đại vào quá trình thăm khám và cấy ghép implant như: công nghệ định vị cấy ghép Implant, công nghệ quét mặt 3 chiều, hệ thống thẩm định – phân tích khớp cắn T-Scan,…
  • Đội ngũ y bác sĩ uy tín, có trình độ chuyên môn cao, tay nghề giỏi, có nhiều kinh nghiệm trong lĩnh vực cấy ghép Implant
  • Mức giá phải chăng phù hợp với tiêu chí của nhiều khách hàng, hiện tại mức giá cấy ghép implant tại Implant Center dao động từ 14.000.000 – 39.000.000 đồng, tùy vào nhu cầu khách hàng sẽ được tư vấn mức giá cụ thể khi thực hiện.
  • ….

Vì vậy hãy liên hệ ngay với Implant Center qua số hotline 1900 56 56780338 56 5678 để đặt lịch thăm khám sớm nhất cho con của bạn.

Tóm lại, việc nắm rõ trình tự thay răng sữa ở trẻ và các giai đoạn phát triển của xương hàm khi trẻ có các dấu hiệu thay răng sẽ giúp bố mẹ dễ dàng hơn trong việc chăm sóc con, nhờ đó bé có được hàm răng đều và đẹp sau khi trưởng thành. Hy vọng rằng những chia sẻ trên của Implant Center về thay răng sữa ở trẻ giúp bố mẹ có thêm những kinh nghiệm hữu ích trong việc nuôi dưỡng con của mình.

[widget id="custom_html-2"]