Chăm sóc răng miệng ở trẻ theo từng độ tuổi, 14 phương pháp chăm sóc răng miệng cho trẻ
Chăm sóc răng miệng cho trẻ: 17 phương pháp chăm sóc răng đúng cách

Theo số liệu thống kê của Viện Răng hàm mặt quốc gia trong thời gian gân đây, số lượng trẻ em Việt Nam bị sâu răng có có dấu hiệu gia tăng, trong đó có đến 80% trẻ bị sâu răng nằm trong độ tuổi từ 4 – 8, hơn 90% trẻ không biết cách chăm sóc răng miệng đúng cách.

Việc dạy trẻ cách đánh răng hàng ngày là điều quan trọng giúp bảo vệ răng của trẻ. Tuy nhiên, việc đánh răng không đúng cách cũng khiến cho vi khuẩn phát triển và tấn công răng, nướu,… Do đó, trong bài viết sau đây Implant Center sẽ hướng dẫn bạn cách chăm sóc răng miệng cho trẻ đúng cách.

 

Cách chăm sóc răng miệng cho trẻ theo từng độ tuổi

Mỗi giai đoạn sẽ có cách chăm sóc răng miệng cho trẻ khác nhau, dưới đây là những chia sẻ của Implant Center về cách chăm sóc trẻ chưa mọc răng, trẻ bắt đầu mọc răng, trẻ 1- 2 tuổi, trẻ 3 – 6 tuổi và trẻ 6 – 9 tuổi, cụ thể:

Chăm sóc răng miệng cho trẻ theo từng độ tuổi như thế nào
Chăm sóc răng miệng cho trẻ theo từng độ tuổi như thế nào

 

Chăm sóc răng miệng cho trẻ chưa mọc răng

Đối với trẻ chưa mọc răng, bố mẹ nên chăm sóc răng miệng cho trẻ bằng rơ lưỡi, khăn sạch với nước, thực hiện 2 lần/ngày hoặc sau khi cho trẻ bú mẹ. Việc vệ sinh nướu lưỡi cho trẻ sơ sinh là một việc làm quan trọng giúp bé có một khoang miệng khỏe mạnh và tránh được các bệnh lý về răng miệng.

Ngoài ra, mẹ cần làm sạch ti vú trước khi cho bé bú, trong quá trình ngủ không cho bé ngậm ti hay ngâm bình liên tục để tránh hình thành thói quen xấu cho con sau này.

 

Chăm sóc răng miệng trong giai đoạn bắt đầu mọc răng

Với những trẻ bắt đầu mọc những chiếc răng đầu tiên, việc vệ sinh răng miệng trở thành vấn đề quan trọng hơn bao giờ hết. Trường hợp bắt đầu mọc răng, nướu trẻ sẽ bị sưng, nhạy cảm, vi khuẩn dễ dàng tích tụ trên răng và nướu.

Do đó, cha mẹ cần vệ sinh răng miệng cho bé thường xuyên và đúng cách để giúp bé có một khoang miệng khỏe mạnh. Ngoài áp dụng cách vệ sinh răng miệng hàng ngày, bạn nên sử dụng gạc mềm nhúng vào nước ấm hoặc muối nhạt.

 

Chăm sóc răng miệng giai đoạn từ 1- 2 tuổi

Đối với giai đoạn từ 1 – 2 tuổi, bố mẹ có thể cho con của mình sử dụng bàn chải để làm sạch những chiếc răng đầu tiên của mình. Theo Hiệp hội Nha khoa Hoa Kỳ (ADA), trẻ em nên bắt đầu sử dụng bàn chải đánh răng ngay khi chiếc răng đầu tiên xuất hiện. Tuy nhiên, hầu hết trẻ em sẽ có thể sử dụng bàn chải đánh răng hiệu quả trong khoảng từ 1 – 2 tuổi.

Với những trẻ 18 tháng tuổi trở lên, bố mẹ có thể dùng kem đánh răng có hàm lượng fluor thấp để dùng cho con, đừng quên hướng dẫn con nhổ kem đánh ra sau mỗi lần đánh răng.

Đây cũng là độ tuổi trẻ thích ăn vặt, đặc biệt là bánh kẹo, nước ngọt, đồ ăn nhiều tinh bột, đá viên, nước có ga.

Bên cạnh đó, bố mẹ cũng nên mua những loại bàn chải mềm, cầm vừa tay và miệng của trẻ, nếu trẻ chưa biết súc miệng và nhổ nước súc miệng thì không nên dùng kem đánh răng để tránh trường hợp trẻ nuốt phải. Tập thói quen cho trẻ đánh răng trước khi đi ngủ.

 

Chăm sóc răng miệng khi trẻ 3 – 6 tuổi

Ở giai đoạn này, răng sữa bé dần được thay thế bởi răng hàm, chuyển dần sang răng vĩnh viễn. Do đó, bố mẹ có thể cho trẻ thực hiện thao tác đánh răng hàng ngày dưới sự giám sát của người lớn để có thể duy trì thói quen đánh răng hàng ngày.

 

Chăm sóc răng miệng khi trẻ 6 – 9 tuổi

Điều chú ý trong giai đoạn này là bàn chải đánh răng của trẻ. Bố mẹ nên kiểm tra việc chải răng của con đều đặn để đảm bảo con của bạn chải răng đúng cách. Đây là giai đoạn răng vĩnh viễn bắt đầu mọc, vì thế bố mẹ nên lưu ý chăm sóc răng miệng cho con, để tránh tình trạng sâu răng.

Khi chọn kem đánh răng, bố mẹ nên chọn hàm lượng florua >150mg/100g, dạy trẻ chải nhẹ nhàng từ trên xuống dưới để làm sạch hiệu quả các kẽ răng bên trong.

Đối với những trẻ 9 tuổi, lúc này các bé đã biết đánh răng như người trưởng thành, biết được tầm quan trọng của bảo vệ răng miệng. Vì thế quá trình chăm sóc răng miệng cho trẻ ở độ tuổi này cũng dễ dàng hơn.

Tuy nhiên, bố mẹ cần kiểm tra tình trạng răng miệng cho con thường xuyên, nên đem trẻ đi khám định kỳ để đảm bảo sức khỏe của răng và nướu. Nếu phát hiện răng có tình trạng ố vàng, sâu răng, chảy máu chân răng, răng mọc chìa ra,… cần đưa trẻ đến ngay cơ sở nha khoa để thăm khám và điều trị sớm nhất.

 

14 cách chăm sóc răng miệng phù hợp và đúng cách

Vậy làm thế nào để cải thiện tình trạng răng miệng của mình một cách hiệu quả? Dưới đây là những phương pháp chăm sóc răng miệng cho con trẻ, bạn có thể tham khảo để khắc phục các vấn đề về răng cho bé, cụ thể:

Hướng dẫn chăm sóc răng miệng phù hợp và đúng cách
Hướng dẫn chăm sóc răng miệng phù hợp và đúng cách

 

Rèn luyện thói quen giữ gìn vệ sinh răng miệng từ nhỏ

Hãy tập cho trẻ thói quen đánh răng theo đúng lịch trình cố định, biến nó thành một thói quen không thể thiếu. Hãy đảm bảo rằng con của bạn thực hiện đánh răng hàng ngày vào buổi sáng, sau khi ăn và trước khi đi ngủ và không bỏ lỡ bất kỳ ngày nào.

 

Đánh răng đúng cách 2 lần/ngày

Mảng bám trên răng chính là nguyên nhân dẫn đến sâu răng ở trẻ em và cao răng đen ở người lớn. Do đó để bảo vệ răng miệng của trẻ, bạn nên hướng dẫn con chải răng đúng cách ít nhất 2 phút mỗi lần và hai lần mỗi ngày (vào buổi sáng và buổi tối trước khi đi ngủ) để làm sạch mảng bám còn tồn đọng trong các cái răng.

Bên cạnh đó bạn cũng nên thay bàn chải cho con theo định kỳ 3 – 4 tháng một lần. Với những trường hợp niềng răng để vệ sinh sạch các mảng bám còn tồn đọng trong các kẻ răng của trẻ, bạn có thể tham khảo thêm các sản phẩm vệ sinh răng miệng chuyên dụng để giúp con loại bỏ các nguyên nhân làm ảnh hưởng đến sức khỏe răng miệng.

 

Giúp trẻ nắm được kỹ thuật chải răng đúng cách

Việc đánh răng đúng cách ở trẻ em cần mất ít nhất 2 phút. Khi trẻ bắt đầu tự đánh răng, bố mẹ hãy kiểm tra thường xuyên để đảm bảo con của mình đang thực hiện đúng kỹ thuật, bàn chải đánh răng đã bao phủ mọi bề mặt của tất cả các răng, giúp loại bỏ mảnh vụn thức ăn và ngăn chặn sự hình thành màng sinh học trên răng và nướu.

Trong trường hợp trẻ chải răng chưa đúng kỹ thuật, bố mẹ cần hướng dẫn trẻ cách đánh răng đúng. Đây là một trong những yếu tố quan trọng giúp quá trình chăm sóc răng miệng của trẻ đạt hiệu quả cao.

 

Dùng bàn chải phù hợp và đúng cách

Bố mẹ cần lưu ý chọn bàn chải đánh răng phù hợp nhất với độ tuổi và nhu cầu sử dụng của từng trẻ. Để khích lệ trẻ sử dụng, hãy cho phép các bé lựa chọn màu sắc hoặc thiết kế mà chúng yêu thích. Tuy nhiên, đừng quên thay đổi bàn chải mỗi 3 – 4 tháng/lần để quá trình chăm sóc răng miệng diễn ra suôn sẻ.

 

Nên dùng kem đánh răng có thành phần fluoride

Trong những cách chăm sóc răng miệng hiệu quả là sử dụng kem đánh răng có chứa fluoride. Thành phần fluoride trong kem đánh răng có khả năng chống lại vi khuẩn gây hại, ngăn ngừa tình trạng sâu răng, đồng thời bổ sung thêm canxi giúp răng chắc khỏe, trắng sáng tự nhiên.

 

Sử dụng chỉ nha khoa hoặc máy tăm nước để vệ sinh răng

Sử dụng tăm xỉa răng thông thường khó có thể làm sạch hoàn toàn các mảnh thức ăn nhỏ trong kẽ răng và dễ gây ra hở khe răng cùng chảy máu chân răng. làm ảnh hưởng đến sức khỏe răng miệng của trẻ sau này.

Thay vào đó, bạn nên sử dụng chỉ nha khoa hoặc máy tăm nước hàng ngày, phù hợp với độ tuổi của trẻ để loại bỏ mảng bám ở kẽ răng và viền nướu quanh chân răng. Khi kẽ răng được làm sạch kỹ lưỡng, tình trạng kích thích nướu và viêm nhiễm sẽ giảm rõ rệt, nhờ đó các vấn đề liên quan đến răng miệng như chảy máu chân răng, viêm nha chu,… được loại bỏ hiệu quả.

 

Làm sạch lưỡi thường xuyên

Không chỉ trên răng mà mảng bám còn tích tụ trên bề mặt lưỡi, gây ra các vấn đề liên quan đến răng miệng khiến cho hơi thở của trẻ có mùi khó chịu. Vậy nên để chăm sóc răng miệng của trẻ một cách hiệu quả, Bạn nên kết hợp vệ sinh lưỡi bằng bàn chải lưỡi hoặc dụng cụ cạo lưỡi chuyên dụng dành cho trẻ.

 

Duy trì thói quen dùng nước súc miệng sau khi ăn và sau khi đánh răng

Ngoài việc đánh răng đúng cách và sử dụng chỉ nha khoa, súc miệng với nước súc miệng kháng khuẩn cũng là một thói quen tốt để ngăn ngừa sâu răng và các bệnh về nướu. Việc súc miệng với dung dịch kháng khuẩn sau khi ăn là một cách vệ sinh răng miệng toàn diện tại nhà, đặc biệt hữu ích cho trẻ em trên 12 tuổi hoặc những ai chưa quen dùng tăm nước hay chỉ nha khoa.

 

Kiểm tra định kỳ cho răng ít nhất 2 lần/ năm

Bạn nên cho trẻ đến gặp bác sĩ nha khoa để kiểm tra và vệ sinh răng miệng theo định kỳ 4 đến 6 tháng 1 lần, thông qua các buổi thăm khám bác sĩ có thể theo dõi và kiểm soát được các bệnh lý liên quan đến răng miệng của trẻ. Đồng thời, đưa ra những lời khuyên giúp bố mẹ dễ dàng hơn trong việc chăm sóc trong miệng cho con.

Việc kiểm tra răng định kỳ ít nhất 2 lần/năm sẽ giúp bạn loại bỏ các mảng bám, cao răng và các vết ố vàng trên răng của trẻ, giúp trẻ duy trì hàm răng chắc khỏe và nụ cười rạng rỡ. Trường hợp phát triển sâu răng trong quá trình kiểm tra, bác sĩ nha khoa sẽ đưa ra pháp độ điều trị để ngăn ngừa tình trạng sâu răng ở trẻ trở nên nghiêm trọng hơn.

 

Áp dụng chế độ ăn lành mạnh

Một chế độ dinh dưỡng hợp lý rất quan trọng cho sức khỏe răng miệng và sức khỏe tổng thể của trẻ, đặc biệt trong giai đoạn phát triển. Vì vậy, bạn cần đảm bảo bữa ăn của con luôn được cân đối và đầy đủ các dưỡng chất cần thiết cho sự phát triển của răng và thể chất như đạm, tinh bột, chất béo và vitamin, điều này sẽ giúp trẻ phòng ngừa sâu răng và viêm nướu hiệu quả.

 

Nên ăn nhiều trái cây giòn và rau xanh

Sử dụng các loại thực phẩm cứng và giòn như trái cây, rau củ cũng là cách chăm sóc răng miệng cho trẻ, giúp làm sạch răng và nướu hiệu quả. Ngược lại, với những loại thực phẩm mềm và dính thường dễ bám vào kẽ răng, làm tăng lượng axit trong thời gian dài, khiến nhiều mảng bám xuất hiện hơn.

 

Uống nhiều nước lọc

Một trong những cách bảo vệ răng miệng cho trẻ và giúp cơ thể được thanh lọc là hãy nhắc nhở con uống nhiều nước lọc. Đặc biệt là sau mỗi bữa ăn để có thể làm giảm axit từ thực phẩm và đồ uống, đồng thời ngăn ngừa các nguyên nhân có thể gây tổn thương cho răng.

 

Hạn chế ăn đồ ngọt

Nếu trẻ thường xuyên ăn những thực phẩm hoặc đồ uống chứa đường, vi khuẩn trong miệng sẽ biến đường thành axit và tấn công răng trong ít nhất 20 phút. Axit này có thể làm hỏng men răng của trẻ, đây cũng là nguyên nhân đến sâu răng. Vì vậy, để bảo vệ men răng cho bé, bạn nên hạn chế cho trẻ ăn vặt và sử dụng đồ uống nhiều đường.

Khi cho trẻ ăn bữa nhẹ, mẹ nên chọn các thực phẩm bổ dưỡng như phô mai, sữa chua ít đường hoặc trái cây. Ngoài ra, hạn chế tiêu thụ trái cây chứa nhiều axit như cam, chanh, dứa và dâu tây để bảo vệ men răng.

Bên cạnh đó, các loại nước uống có gas cũng có thể gây ra vấn đề cho răng miệng, vì carbonic acid trong nước có gas làm tăng axit trong miệng. Do đó, bạn cần hạn chế cho trẻ ăn những đồ uống có gas để không làm ảnh hưởng đến men răng của con mình.

 

Một số mẹo giúp tạo thói quen đánh răng cho bé

Để tạo sự hứng thú cho trẻ khi đánh răng bạn cần áp dụng một số mẹo sau đây:

Làm sao để trẻ làm quen với việc đánh răng đúng cách
Làm sao để trẻ làm quen với việc đánh răng đúng cách

 

Sắp xếp thời gian đánh răng hợp lý

Một trong những mẹo tạo thói quen đánh răng hiệu quả cho bé là khuyến khích con thực hiện việc đánh răng hàng ngày vào một thời điểm cố định, chẳng hạn như sau bữa tối hoặc trước khi đi ngủ. Điều này sẽ giúp bé hiểu rằng việc đánh răng là một phần quan trọng và không thể thiếu trong cuộc sống hàng ngày của mình.

Bạn nên dành thời gian cố định cho việc này và cùng con thực hiện một cách bình tĩnh, không quá vội vã hay áp đặt lên bé. Đây cũng là quy tắc rất quan trọng mà nhiều bố mẹ thường bỏ qua, hãy giúp trẻ cảm thấy việc đánh răng là một niềm vui hàng này không phải là một gánh nặng.

 

Dựa vào tình trạng của trẻ

Một trong những điều quan trọng là bạn phải xác định liệu bé đã đến giai đoạn cần sử dụng bàn chải đánh răng hay có thể sử dụng khăn mềm để làm sạch nướu, lưỡi và răng của trẻ. Nếu chỉ có một vài chiếc răng mới mọc, bạn nên dùng một miếng các mềm ẩm để làm sạch hoặc dùng rơ lưỡi chuyên dụng và tẩm nước muối sinh lý để làm sạch phần răng, lưỡi và nướu cho trẻ.

Cho dù bạn đang sử dụng bàn chải đánh răng hay bất kỳ một phương pháp nào khác để làm sạch răng miệng cho bé thì điều quan trọng là hãy thực hiện một cách nhẹ nhàng, tránh không làm tổn thương răng và nướu của bé. Đừng quên rằng việc bạn đánh răng quá mạnh có thể làm cho bé khó chịu trở nên không hợp tác, điều này có thể khiến trẻ cảm thấy sợ hãi khi đánh răng trong suốt quá trình lớn lên.

 

Sử dụng kem đánh răng đúng thời điểm

Khi mới bắt đầu dạy trẻ đánh răng bạn không nên sử dụng kem đánh răng cho trẻ ngay lập tức, dù đó có là sản phẩm an toàn khi chẳng nuốt phải. Thay vào đó bạn nên sử dụng nước sạch hoặc nước muối sinh lý để làm ướt bàn chải, bước đầu giúp bé dần làm quen với việc đánh răng hàng ngày.

Sau khi việc đánh răng đã trở thành thói quen, lúc này bạn mới bắt đầu sử dụng kem đánh răng, nên chọn sản phẩm an toàn, có hàm lượng fluoride phù hợp với độ tuổi của con bạn.

 

Cho trẻ ngồi xuống ghế để đánh răng

Hãy cho trẻ ngồi xuống ghế để bắt đầu làm quen với việc đánh răng, tương tự như khi bạn tập cho trẻ ngồi ăn hoặc thực hiện các hoạt động vệ sinh cá nhân khác. Bố mẹ có thể khuyến khích trẻ bằng cách nói cho trẻ biết cho rằng việc đánh răng là một thói quen và là một phần không thể thiếu trong cuộc sống hàng ngày, không có gì khác biệt so với những hoạt động khác.

 

Bố mẹ đánh răng cùng con

Bố và mẹ đánh răng cùng con là một trong những cơ hội tuyệt vời để trẻ được khích lệ khi thấy cả gia đình cùng nhau tập trung cho hoạt động vệ sinh hàng ngày. Trong quá trình đánh răng bố mẹ có thể hát, nói chuyện với trẻ, thậm chí chơi các trò chơi ai đánh răng ngoan hơn sẽ được nhận phần thưởng để tạo không khí vui vẻ cho trẻ. Giúp cho công cuộc tạo thói quen đánh răng đạt kết quả như mong đợi.

 

Hãy bình tĩnh khi con nghiến bàn chải

Ở giai đoạn đầu khi trẻ bắt đầu tập đánh răng bé thường có biểu hiện sẽ cắn vào tay bạn khi sử dụng rơ lưỡi hoặc cố gắng cắn bàn chải. Đối với trường hợp này điều quan trọng là bạn không nên mất bình tĩnh mà hãy giải thích cho con hiểu theo cách nhẹ nhàng, nhấn mạnh các hành động đó là không đúng hoặc dùng cách đánh lạc hướng bằng cách hỏi bé: “Con có bao nhiêu chiếc răng nhỉ? Mẹ lại quên rồi”. Khi bé há miệng ra bạn có thể đếm to số răng của bé.

Ngay cả khi trẻ biết nói thái độ và ánh mắt của bố mẹ cũng có thể tác động lớn đến hành vi của bé trong tương lai. Vì thế quá trình tạo thói quen đánh răng cần phải được thực hiện theo từng bước.

 

Thực hiện nhanh gọn

Trong giai đoạn đầu khi tập đánh răng cho bé bố mẹ không nên đặt kỳ vọng và mục tiêu quá cao như: cần phải chải răng thật kỹ. Thậm chí chỉ cần trải qua một lượt các mặt trong ngoài, trên và dưới là bé có thể cảm nhận được cảm giác của việc đánh răng. Sau một thời gian khi bé đã quen bạn có thể tăng cường độ và bé sẽ dễ dàng hợp tác hơn.

 

Chấp nhận khó khăn khi tập cho trẻ đánh răng

Một số trẻ có thể sẽ phản kháng mạnh mẽ với phương pháp của bố mẹ. thậm chí sẵn sàng quấy khóc, cắn hoặc trở nên cáu giận. Đối với trường hợp này, bố mẹ nên tạm dừng kế hoạch và tìm hiểu nguyên nhân vì sao bé lại có phản ứng dữ dội như thế.

Bạn hãy nhớ rằng mỗi đứa trẻ đều có một cái cách khác nhau do đó không có một phương pháp phù hợp nào có thể áp dụng cho tất cả mọi trường hợp. Vậy nên, bố mẹ cần linh động và chấp nhận khó khăn khi ở giai đoạn đầu khi tập đánh răng cho trẻ.

 

Tạo thói quen đánh răng trong không khí vui vẻ

Bất kể là thói quen nào, bố mẹ cũng cần nhớ rằng bầu không khí là một trong những yếu tố quyết định đến sự thành công của quá trình đào tạo. Khi tập cho trẻ đánh răng trong một môi trường thoải mái và vui vẻ, trẻ sẽ có một kí ức tốt đẹp và việc đánh răng, điều này cũng trở thành một thú vui cho bé khi lớn lên.

Nếu trẻ bắt đầu quấy khóc hoặc có những phản ứng không mong muốn, hãy dừng lại hoặc rời khỏi phòng để cho bé có thời gian tiếp xúc với một người mà bé yêu thích, lúc này bạn nên tìm cách kết hợp với nhiều phương pháp khác nhau để giúp bé trở lại trạng thái bình tĩnh.

 

Khi đánh răng cho con hãy để trẻ lên một mặt phẳng

Bên cạnh cách để trẻ ngồi lên ghế khi đánh răng, bạn có thể để trẻ ngồi lên bàn hoặc kệ, miễn sao đó là một mặt phẳng dễ ngồi. Sau khi bé đã ổn định chỗ ngồi, bạn hãy kéo bé gần vào người, giữ chặt tay và chân của con, rồi dùng một tay để giúp đầu bé ngửa lên, tay còn lại bạn dùng khăn hoặc bàn chải để bắt đầu vệ sinh răng miệng cho bé.

Trong quá trình giúp bé vệ sinh răng miệng, bạn có thể hát một số bài hát hoặc kể một câu chuyện để trẻ cảm thấy thú vị hơn khi đánh răng.

 

Nguyên nhân gây ra các bệnh lý liên quan đến răng miệng ở trẻ

Có rất nhiều nguyên nhân gây ra các bệnh lý liên quan đến răng miệng ở trẻ. Một trong số đó là do sự chủ quan của bố mẹ, cho trẻ ăn nhiều đồ hộp và thức ăn nhanh, ăn quá nhiều đường khiến vi khuẩn phát triển do không đánh răng thường xuyên hoặc đánh không đúng cách.

Vì sao trẻ hay mắc các bệnh răng miệng
Vì sao trẻ hay mắc các bệnh răng miệng

 

Do sự chủ quan của cha mẹ trong việc chăm sóc sức khỏe răng miệng cho con

Sâu răng từ nhỏ không chỉ ảnh hưởng đến sức khỏe răng miệng, tâm lý thiếu tự tin trong quá trình giao tiếp mà còn gây ra nhiều bất lợi cho bé khi đến tuổi trưởng thành. Một trong những nguyên nhân dẫn đến các bệnh răng miệng ở trẻ là do bố mẹ chưa ý thức đầy đủ về ý nghĩa của chăm sóc trong miệng cho con của mình. Vẫn còn suy nghĩ trẻ còn nhỏ và không cần đến răng hàng ngày.

 

Sử dụng nhiều thức ăn nhanh

Điều kiện sống ngày một nâng cao đã đem lại nhiều thay đổi thói quen ăn uống của người Việt trong những năm gần đây. Trước đây, người Việt thường có chế độ ăn uống lành mạnh với các loại thực phẩm tươi sống. Tuy nhiên, hiện nay, các sản phẩm đóng hộp, thức ăn nhanh và đồ uống có đường ngày càng trở nên phổ biến hơn. Điều này đã góp phần vào sự gia tăng các bệnh về răng miệng ở trẻ em.

 

Ăn nhiều đồ ngọt

Theo các chuyên gia về răng hàm mặt nguyên nhân chủ yếu gây ra sâu răng ở trẻ là do sự kết hợp giữa đường dư thừa trong thức ăn và vi khuẩn trong miệng, khi cả hai kết hợp với nhau chúng sẽ hình thành mảng bám trên răng.

Do đó nếu không chải răng kỹ lưỡng hàng ngày, vi khuẩn trong mảng bám sẽ tiết ra axit có hại làm hỏng men răng của trẻ dẫn đến sâu răng, lâu dần nếu không điều trị mảng bám sẽ trở thành cao răng khiến trẻ gặp phải các bệnh lý về răng miệng như: viêm nướu với các triệu chứng điển hình như: sưng, đỏ và chảy máu nướu, nếu tiếp tục không điều trị trẻ rất dễ bị viêm nha chu, thậm chí là mất răng.

 

Những nguy cơ và ảnh hưởng khi chăm sóc răng miệng cho trẻ không đúng cách

Trong một số nghiên cứu gần đây đã cho thấy sâu răng và viêm nướu có mối liên hệ mật thiết đến các bệnh khác trong cơ thể khi trẻ đến tuổi trưởng thành như: tiểu đường, xơ cứng động mạch, bệnh mạch máu não, hội chứng chuyển hóa, xương thủy tinh, bệnh đường hô hấp, sinh non, thai nhi phát triển chậm, v.v.

Một số bố mẹ vẫn nghĩ rằng việc răng sữa của trẻ bị sâu không ảnh hưởng nhiều đến sức khỏe, lý là là vì khi đến 6 tuổi trẻ sẽ thay răng vĩnh viễn nên chủ quan không điều trị. Thực tế, răng sữa có nhiều chức năng quan trọng cho việc phát triển của trẻ như: phát âm, nhai khi ăn, thẩm mỹ, đồng thời giúp giữ chỗ cho răng vĩnh viễn mọc lên và hỗ trợ xương hàm phát triển bình thường.

Không chăm sóc răng miệng đúng cách gây ra hậu quả gì
Không chăm sóc răng miệng đúng cách gây ra hậu quả gì

 

Nếu tính theo sự phát triển trung bình của răng thì tuổi thọ của răng sữa sẽ kéo dài từ 6 – 12 năm. Trong quá trình mọc răng ở trẻ từng chiếc răng sẽ lần lượt được thay thế chứ không phải thay cùng một lúc. Do đó, nếu trẻ nhổ răng sữa sớm vì nhân sâu răng thì các răng bên cạnh tại vị trí răng sữa đã nhổ sẽ bị sai lệch, chiếm chỗ của răng vĩnh viễn

Khi bị chèn ép bởi những chiếc răng xung quanh thì răng vĩnh viễn sẽ bị mọc lệch, mọc xiên, cũng có một số trường hợp không mọc đọc được. Đối với trường hợp này, bạn phải đưa trẻ đến gặp bác sĩ đa khoa nắn chỉnh tốn kém.

Ngoài ra, việc mất răng sữa quá sớm dẫn việc trẻ không thể ăn nhai, khiến xương hàm không phát triển, dẫn đến khuôn mặt trở nên thiếu cân đối.

 

Một số câu hỏi thường gặp

Sau đây là một số câu hỏi thường gặp trong quá trình chăm sóc răng miệng cho trẻ, bạn nên tham khảo để có thêm thông tin hữu ích trong quá trình tìm hiểu, cụ thể:

 

Trẻ mọc răng là khi nào?

Trẻ em bắt đầu mọc răng sữa thường trong khoảng từ 6 đến 10 tháng tuổi. Quá trình mọc răng sữa sẽ tiếp tục cho đến khoảng 2 – 3 tuổi, khi trẻ có đủ 20 chiếc răng sữa. Dưới đây là một số mốc thời gian cụ thể về quá trình mọc răng sữa ở trẻ em:

  • Răng cửa giữa (hai răng cửa dưới): 6-10 tháng
  • Răng cửa giữa (hai răng cửa trên): 8-12 tháng
  • Răng cửa bên (hai răng cửa bên dưới): 10-16 tháng
  • Răng cửa bên (hai răng cửa bên trên): 9-13 tháng
  • Răng hàm đầu tiên (trên và dưới): 13-19 tháng
  • Răng nanh (trên và dưới): 16-23 tháng
  • Răng hàm thứ hai (trên và dưới): 23-33 tháng

Quá trình mọc răng vĩnh viễn bắt đầu khoảng từ 6 tuổi và tiếp tục đến khi trẻ khoảng 12-13 tuổi. Tuy nhiên, thời gian mọc răng có thể thay đổi tùy theo từng trẻ. Nếu có bất kỳ lo ngại nào về việc mọc răng của trẻ, nên tham khảo ý kiến của nha sĩ hoặc bác sĩ nhi khoa.

 

Một số sai lầm khi vệ sinh răng miệng cho trẻ

Dưới đây là một số sai lầm mà bố mẹ hay mắc phải trong quá trình vệ sinh răng miệng cho trẻ, cụ thể:

  • Do chăm sóc răng miệng bắt đầu quá muộn
  • Không khám nha khoa định kỳ cho trẻ
  • Cho trẻ ăn quá nhiều đồ ngọt
  • Chải răng sai cách
  • Chọn kem đánh răng không phù hợp
  • Sử dụng núm vú giả không kiểm soát
  • Bỏ qua thói quen bú bình ban đêm
  • Không nhận biết vấn đề về răng miệng
  • Không xây dựng thói quen chăm sóc răng miệng từ nhỏ
  • Thiếu kiến thức về chế độ ăn uống hợp lý

 

Đối với trẻ mầm non trường hợp nào cần đưa trẻ đi gặp nha sĩ?

Các chuyên gia khuyến nghị nên đưa trẻ đi khám răng trong vòng 6 tháng kể từ khi chiếc răng đầu tiên mọc, hoặc chậm nhất là khi trẻ được 12 tháng tuổi. Trong lần khám này, nha sĩ có thể cung cấp thông tin về tình trạng sâu răng, hướng dẫn cách chăm sóc răng miệng và dinh dưỡng cho trẻ, cũng như cách xử lý khi trẻ mọc răng hoặc có thói quen sử dụng núm vú giả và mút ngón tay. Việc khám răng sớm cũng giúp trẻ làm quen với môi trường nha khoa và tạo cảm giác thoải mái khi điều trị.

Khám răng cho trẻ trong độ tuổi từ 6 đến 12 tuổi cũng rất quan trọng để ngăn ngừa các vấn đề về răng miệng khi răng sữa được thay bằng răng vĩnh viễn. Nha sĩ có thể đề xuất trám răng để ngăn vi khuẩn xâm nhập vào các rãnh của răng nếu phát hiện sâu răng.

Khi trẻ khoảng 7 tuổi, nha sĩ có thể xem xét việc kiểm tra chỉnh nha. Mặc dù phần lớn trẻ em sẽ chờ đến tuổi thiếu niên để niềng răng, việc điều chỉnh sự phát triển của hàm sớm sẽ giúp đảm bảo có một nụ cười đẹp sau này.

Như vậy, bài viết trên của Implant Center đã chia sẻ đến bạn đọc những thông tin hữu ích liên quan đến vấn đề chăm sóc răng miệng cho trẻ. Mong rằng qua những chia sẻ trên bạn sẽ hiểu rõ về cách chăm sóc răng miệng cho trẻ theo từng độ tuổi, biết được nguyên nhân, nguy cơ và ảnh hưởng đến vấn đề răng miệng của trẻ sao này.

Nếu bạn có nhu cầu cấy ghép Implant hãy liên hệ ngay với Implant Center qua số hotline 1900 56 56780338 56 5678 để đặt lịch khám và được tư vấn sớm nhất.

[widget id="custom_html-2"]