Máng chống nghiến răng là gì? Tầm quan trọng và cách sử dụng
Cach-su-dung-va-tac-dung-cua-mang-chong-nghien-rang-khi-ngu

Máng chống nghiến răng là một giải pháp hữu hiệu cho những người mắc chứng nghiến răng khi ngủ – một thói quen gây hại cho răng, cơ hàm và khớp hàm. Dụng cụ này giúp bảo vệ răng khỏi các tác động mạnh khi nghiến, từ đó giảm đau nhức và ngăn ngừa các biến chứng do nghiến răng gây ra. Để biết tác dụng, cách sử dụng cũng như những lưu ý với máng nghiến răng, hãy cùng theo dõi ngay bài viết dưới đây của Implant Center.

 

Giải đáp: Máng chống nghiến răng là gì?

Máng chống nghiến răng là một dụng cụ nha khoa bằng nhựa dùng để ngăn chặn nghiến răng khi ngủ, nhằm bảo vệ răng khỏi tác động của sự mài mòn và loại bỏ tật nghiến răng. Khi sử dụng, người ta thường chỉ đeo 1 hàm trên hoặc hàm dưới, với hàm dưới thường được lựa chọn hơn vì cảm giác thoải mái hơn. Tuy nhiên, nếu hàm dưới có các vấn đề bệnh lý răng miệng hoặc mất răng, thì nên chuyển đeo hàm trên.

Mang-chong-nghien-rang-la-gi
Máng chống nghiến răng là dụng cụ gì?

 

Máng chống nghiến thường làm từ nhựa acrylic không mùi, không độc hại khi sử dụng thường xuyên. Có 3 loại máng phổ biến:

  • Máng nhựa mềm dành cho người nghiến răng mức độ vừa phải
  • Máng nhựa cứng dùng cho trường hợp nghiến răng nặng hoặc rối loạn khớp thái dương hàm,
  • Máng 2 lớp (mềm bên trong, cứng bên ngoài) thích hợp với người nghiến răng khi ngủ mức độ vừa phải.

 

Ảnh hưởng của nghiến răng đối với sức khỏe là gì?

Sở dĩ bệnh nhân nên đeo máng chống nghiến vì nghiến răng về lâu về dài sẽ gây là nhiều tác động tiêu cực đối với sức khỏe răng miệng, cơ thể lẫn tâm lý:

Đối với sức khỏe răng miệng

Nghiến răng kéo dài dẫn đến mòn men răng, gây yếu và nhạy cảm cho răng. Khi lớp men bảo vệ bị mòn, răng trở nên dễ bị tổn thương hơn trước các tác nhân như vi khuẩn, nhiệt độ, và các yếu tố bên ngoài. Từ đó dẫn đến các vấn đề như nứt gãy răng, sâu răng và các bệnh về lợi. Ngoài ra, lực cắn quá mạnh có thể ảnh hưởng đến khớp hàm, gây ra các vấn đề về khớp thái dương hàm (TMJ), làm cho việc nhai và nói chuyện trở nên đau đớn và khó khăn.

 

Đối với tinh thần, tâm lý

Nghiến răng không chỉ ảnh hưởng đến sức khỏe răng miệng mà còn gây căng thẳng cho cơ hàm, dẫn đến hiện tượng đau đầu, đau cổ và vai gáy. Ngoài ra, tình trạng này cũng làm gián đoạn giấc ngủ, gây mất ngủ và ảnh hưởng tiêu cực đến tinh thần, khiến người mắc phải thường xuyên cảm thấy mệt mỏi, căng thẳng.

 

Máng chống nghiến răng có những tác dụng gì?

Tac-dung-cua-mang-chong-nghien-rang
Tác dụng của máng chống nghiến răng là gì?

 

Máng chống nghiến răng mang đến cho người bệnh nhiều tác dụng tuyệt vời:

  • Ngăn ngừa mòn men răng: Máng chống nghiến răng giúp giảm thiểu sự cọ xát giữa răng trên và răng dưới, từ đó ngăn chặn tình trạng mòn men răng. Nhờ thôi giúp bảo vệ bề mặt răng khỏi bị tổn thương, giúp duy trì sức khỏe răng miệng lâu dài.
  • Bảo vệ cấu trúc của răng: Bằng cách ngăn chặn lực nghiến trực tiếp lên răng, máng chống nghiến giúp bảo vệ toàn bộ cấu trúc của răng, ngăn ngừa các tình trạng nứt gãy hoặc gãy răng do nghiến quá mạnh. Đây là một biện pháp hiệu quả để giữ cho răng luôn chắc khỏe.
  • Giảm đau nhức cơ hàm: Nghiến răng thường gây căng cơ hàm, dẫn đến đau đớn và khó chịu. Máng chống nghiến giúp giảm thiểu áp lực lên cơ hàm, từ đó làm giảm tình trạng căng cơ, đau nhức và các vấn đề về khớp thái dương hàm.
  • Cải thiện giấc ngủ: Khi sử dụng máng chống nghiến răng, người dùng có thể giảm thiểu các tiếng động và căng thẳng cơ hàm do nghiến răng gây ra, từ đó giúp cải thiện giấc ngủ. Một giấc ngủ chất lượng hơn sẽ mang lại cảm giác sảng khoái vào ngày hôm sau, giúp tinh thần thoải mái và sức khỏe được đảm bảo tốt hơn.

 

Miếng chống nghiến răng chi phí bao nhiêu?

Giá của miếng chống nghiến răng dao động từ giá từ 500.000 – 2.000.000 đồng. Sự chênh lệch này phụ thuộc vào loại sản phẩm, chất liệu và cả tình trạng răng miệng, mức độ nghiến răng. Do đó, bạn cần có sự tư vấn của bác sĩ nha khoa để chọn được loại máng máng chống nghiến phù hợp.

Mieng-chong-nghien-rang-gia-bao-nhieu
Miếng chống nghiến răng có chi phí là bao nhiêu?

 

Hướng dẫn sử dụng máng chống nghiến răng đúng chuẩn

Cách sử dụng máng chống nghiến răng sẽ phụ thuộc vào vào từng loại sản phẩm, cụ thể sẽ được hướng dẫn ngay bên dưới.

Cach-su-dung-mang-chong-nghien-rang
Cách sử dụng máng chống nghiến răng khi ngủ như thế nào?

 

Máng chống nghiến dạng nhiệt

Máng chống nghiến dạng nhiệt là loại máng chống nghiến được sử dụng phổ biến trên thị trường hiện nay. Loại máng này co giãn theo nhiệt độ, ưu điểm là khi sử dụng sẽ sát khít vào răng nên được nhiều người đánh giá cao.

Để sử dụng loại máng này, bạn cần cho miếng chống nghiến vào ngâm trong nước ấm ở nhiệt độ 61 – 63 độ C trong vòng 1 phút. Sau đó lấy máng ra khỏi nước khi thấy máng đã mềm, và đeo máng vào răng, điều chỉnh sao cho thoải mái.

 

Một số loại máng khác

Các loại máng khác sẽ có cách sử dụng đơn giản hơn. Khi đeo, chỉ cần đặt máng sát khi vào răng. Khi không cần sử dụng, tháo máng ra, bảo quản trong hộp đựng và để ở nơi thoáng máng. Việc vệ sinh máng cũng cần được chú trọng, nên làm sạch máng với bàn chải và dung dịch chuyên dụng ít 1 lần/ngày.

 

Đối tượng nào không nên sử dụng máng nghiến răng?

Mặc dù máng chống nghiến răng là một giải pháp hiệu quả, không phải ai cũng phù hợp. Những người bị rối loạn khớp thái dương hàm nặng, mắc các bệnh lý răng miệng nghiêm trọng như viêm nướu, áp xe răng cần tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi sử dụng. Ngoài ra, nếu có tiền sử dị ứng với vật liệu nhựa, bạn cũng nên tránh sử dụng các loại máng làm từ chất liệu này.

 

Sử dụng máng chống nghiến răng cần lưu ý gì?

 

Luu-y-khi-su-dung-mang-chong-nghien-rang
Cần lưu ý gì khi sử dụng máng chống nghiến răng?

Để sử dụng máng nghiến răng an toàn và hiệu quả, dưới đây là những lưu ý dành cho người dùng:

  • Không nên sử dụng máng trong suốt ngày dài mà chỉ nên đeo khi ngủ
  • Không dùng nước quá nóng, quá lạnh hoặc quá bẩn khi vệ sinh máng
  • Rửa sạch máng và cất gọn vào hộp sau mỗi buổi sáng sử dụng xong
  • Nếu gặp dấu hiệu bất thường khi sử dụng máng, hãy ngưng sử dụng và liên hệ bác sĩ ngay
  • Chỉ sử dụng máng tối đa 12 tháng, sau đó thay máng mới
  • Chỉ dùng một mình, không sử dụng chung máng với người khác
  • Kết hợp với những phương pháp điều trị khác trong suốt quá trình đeo máng điều trị nghiến răng theo chỉ định của bác sĩ
  • Thường xuyên kiểm tra tình trạng máng để phát hiện các dấu hiệu mài mòn hoặc hỏng hóc, thay mới nếu cần

 

Các phương pháp điều trị thói quen nghiến răng hiệu quả

Bên cạnh sử dụng máng chống điều trị, để chữa nghiến răng, bạn cần kết hợp với những phương pháp sau:

Tinh thần thoải mái

Căng thẳng và lo lắng cũng là nguyên nhân chính gây nghiến răng. Do đó, bạn cần thực hiện những biện pháp giảm căng thẳng như tập yoga, thiền định, các hoạt động giải trí lành mạnh, không làm việc quá sức để hạn chế tình trạng nghiến răng khi ngủ.

Điều chỉnh khớp cắn theo chỉ định của bác sĩ

Nguyên nhân gây nghiến răng do khớp cắn (giữa răng ở hàm trên và hàm dưới) bị lệch. Khi đó, bạn cần đến gặp bác sĩ nha khoa để được tư vấn phác đồ chỉnh khớp cắn để giảm áp lực lên răng và giúp giảm nghiến răng.

Xây dựng chế độ ăn uống lành mạnh, kiểm tra đơn thuốc

Chế độ ăn nhiều đường, quá nhiều chất kích thích như cồn, cafein cũng làm tăng nguy cơ nghiến răng. Do đó, việc duy trì một chế độ ăn uống lành mạnh, nhiều rau xanh và đầy đủ dưỡng chất cũng là một cách giúp ngăn ngừa tình trạng này.

Bên cạnh đó, trong quá trình sử dụng một số loại thuốc như thuốc an thần có thể dẫn đến tác dụng phụ là làm tăng nguy cơ nghiến răng. Bác sĩ có thể đổi đơn thuốc hoặc có cách xử lý phù hợp.

 

Sử dụng máng chống nghiến răng đúng cách không chỉ bảo vệ răng miệng mà còn giúp giảm căng thẳng cơ hàm và tạo giấc ngủ thoải mái hơn. Ngoài ra, bệnh nhân cần kết hợp với các phương pháp điều trị khác theo chỉ dẫn của bác sĩ và duy trì lối sống sinh hoạt lành mạnh.

[widget id="custom_html-2"]