Sái quai hàm là tình trạng hàm bị lệch khỏi vị trí bình thường, gây đau nhức và ảnh hưởng ăn nhai. Tình trạng này có thể xảy ra do nhiều nguyên nhân khác nhau như chấn thương, viêm khớp. Để nhận biết dược dấu hiệu, nguyên nhân, cách điều trị sái quai hàm, hãy theo dõi ngay bài viết bên dưới của Implant Center.
Bị sái quai hàm là bệnh gì?
Sái quai hàm là tình trạng khớp thái dương hàm bị lệch khỏi vị trí bình thường, gây ra khó khăn trong việc mở miệng, nhai, hoặc nói chuyện. Khớp thái dương hàm là khớp nối giữa hàm dưới và xương sọ, cho phép hàm chuyển động linh hoạt. Khi bị sái, khớp này không còn hoạt động chuẩn xác, khiến người bệnh đau nhức và khó chịu.
Nguyên nhân nào dẫn đến sái quai hàm?
Nguyên nhân gây sái quai hàm có thể là do:
- Bị chấn động mạnh ở vùng cơ và đường gân của xương quai hàm
- Viêm nhiễm vùng mũi và họng
- Tư thế ngủ không đúng
- Tật nghiến răng khi ngủ
- Thói quen cười lớn, ngáp quá mạnh hoặc há miệng quá to khi ăn
- Làm việc quá sức, tinh thần mệt mỏi, căng thẳng
- Do các bệnh lý: viêm khớp, viêm khớp thái dương hàm hoặc lệch khớp cắn
Dấu hiệu nhận biết bệnh sái quai hàm
Dưới đây là 3 dấu hiệu chính bị sái quai hàm mà bạn có thể nhận biết sớm và dễ dàng:
Đau mỏi và bị ù tai
Một trong những biểu hiện điển hình của sái quai hàm là cảm giác đau nhức ở khu vực trước tai, nơi khớp thái dương hàm kết nối hàm dưới với hộp sọ. Cơn đau có thể lan rộng xuống xương hàm và tăng lên khi nhai, nói chuyện, hoặc thực hiện các cử động hàm khác. Ngoài ra, nhiều người bị sái quai hàm còn cảm thấy tai bị ù, ảnh hưởng đến khả năng nghe và gây ra cảm giác khó chịu trong tai.
Đau cứng cổ và quai hàm
Người bị sái quai hàm thường cảm thấy cứng và căng cơ vùng cổ và quai hàm. Cảm giác này có thể khiến việc mở miệng hoặc nhai trở nên khó khăn và đau đớn. Những triệu chứng này không chỉ ảnh hưởng đến khả năng ăn uống mà còn làm giảm chất lượng cuộc sống. Vì đến những hoạt động cơ bản hàng ngày liên quan đến miệng cũng làm bản không thoải mái.
Phát ra tiếng động khi há miệng
Nếu bị sái quai hàm, bạn sẽ tiếng “lục cục” hoặc “răng rắc” khi đóng mở miệng. Đây là dấu hiệu của sự mất cân bằng trong cấu trúc khớp, làm cho khớp không hoạt động nhịp nhàng như bình thường. Tiếng động này không chỉ là dấu hiệu cảnh báo về vấn đề nghiêm trọng của khớp hàm mà còn gây ra cảm giác lo lắng, bất an cho người bệnh.
Sái quai hàm để lâu có ảnh hưởng gì không?
Sái quai hàm không gây nguy hiểm cho sức khỏe. Thế nhưng cần được chăm sóc và điều trị kịp thời để tránh biến chứng nghiêm trọng như méo miệng, lệch hàm, ảnh hưởng nghiêm trọng đến sinh hoạt, ăn uống và nói chuyện hằng ngày. Tình trạng này cũng có thể làm tổn thương các cơ, dây thần kinh xung quanh và gây rối loạn chức năng khớp thái dương hàm. Từ đó kéo dài quá trình điều trị trở nên phức tạp và mất nhiều thời gian hơn.
2 Phương pháp chữa sái quai hàm hiệu quả
Hiện nay có hai cách chữa sái quai hàm cho người bệnh như sau:
Nắn hàm
Phương pháp nắm hàm dùng để điều chỉnh lại vị trí của khớp hàm. Bác sĩ sẽ sử dụng các kỹ thuật nắn hàm nhẹ nhàng để đưa hàm về đúng vị trí. Nếu bạn bị sái quai hàm nhẹ, bác sĩ sẽ tiêm thuốc giảm đau hoặc giãn cơ, sau đó dùng 2 ngón tay cái ấn xuống toàn bộ vùng xương hàm dưới, đẩy nó xuống dưới và ra phía sau nhiều lần cho đến khi xương hàm được đưa về đúng vị trí ban đầu. Sau khi nắn, người bệnh có thể được hướng dẫn thực hiện các bài tập để duy trì vị trí hàm đúng chuẩn.
Phẫu thuật hàm
Nếu khớp hàm bị tổn thương nghiêm trọng hoặc không thể điều chỉnh bằng thuốc, nắn chỉnh thì cần phải phẫu thuật. Đây là phương pháp cải thiện cấu trúc khớp được thực hiện tại các bệnh viện bởi các bác sĩ chuyên khoa răng – hàm – mặt với trình độ chuyên môn cao để đảm bảo an toàn khi phẫu thuật điều trị.
Sái quai hàm có tự hết được không? Cần lưu ý những gì?
Sái quai hàm không tự khỏi được và rất dễ tái đi tái lại. Thậm chí, bệnh sẽ trở nên nghiêm trọng hơn nếu không được điều trị đúng cách. Do đó, nếu phát hiện bản thân có dấu hiệu bị sái quai hàm, bạn cần đến bác sĩ thăm khám ngay.
Song song với đó, người bị sái quai hàm nên lưu ý một số vấn đề sau:
- Ngủ đủ giấc 7-8 tiếng mỗi ngày, nằm đúng tư thế.
- Không nên ăn các loại thức ăn dai, cứng và cần lực nhai nhiều.
- Ưu tiên những thức ăn mềm, lỏng và dễ nhai nuốt
- Cân bằng công việc và cuộc sống, hạn chế tình trạng lo lắng, căng thẳng, mệt mỏi.
- Tránh những chấn thương mạnh ở vùng quai hàm.
- Đeo máng chống nghiến răng nếu bạn có tật nghiến khi ngủ.
- Không nên há miệng to, ngáp lớn, cười lớn quá nhiều.
Sái quai hàm không chỉ gây khó chịu trong sinh hoạt hàng ngày mà còn ảnh hưởng đến chức năng ăn uống và giao tiếp. Do đó, nếu xuất hiện các dấu hiệu như đau hàm, khó mở miệng, hoặc cảm giác hàm bị lệch, cần sớm tham khảo ý kiến bác sĩ. Điều trị sái quai hàm thường bao gồm các biện pháp như nghỉ ngơi, dùng thuốc giảm đau, hoặc trong một số trường hợp nặng hơn, có thể cần đến phẫu thuật chỉnh khớp hàm.