Áp xe răng: định nghĩa, biến chứng và cách điều trị triệt để bệnh áp xe răng
Áp xe răng: Nguyên nhân, biểu hiện và cách điều trị áp xe răng hiệu quả

Áp xe răng là tình trạng nhiễm trùng mủ hình thành ở chóp răng hoặc nướu, gây ra các triệu chứng đau nhức dữ dội, sưng tấy và khó chịu. Áp xe răng nếu không được điều trị kịp thời có thể dẫn đến những biến chứng nguy hiểm như nhiễm trùng lan rộng, ảnh hưởng đến các cơ quan khác trong cơ thể. Để tìm hiểu chi tiết về nguyên nhân cũng như cách điều trị trong bài viết dưới đây của Implant Center.

 

Áp xe răng là gì? Có mấy loại áp xe?

Áp xe răng là tình trạng nhiễm trùng mủ hình thành ở chóp răng hoặc nướu, gây ra các triệu chứng đau nhức dữ dội, sưng tấy và khó chịu. Áp xe răng nếu không được điều trị kịp thời có thể dẫn đến những biến chứng nguy hiểm, ảnh hưởng đến các cơ quan khác trong cơ thể.

Áp xe răng là gì
Áp xe răng là gì

 

Áp xe quanh chân răng có ổ

Áp xe quanh chân răng có ổ là hiện tượng xảy ra khi tủy và răng bị hoại tử do sự sâu nặng, tích tụ lâu ngày và không được điều trị. Áp xe này có thể lan rộng và gây tổn thương đến xương răng, vỏ và màng xương răng.

Nếu không được xử lý kịp thời, nó có thể dẫn đến hình thành túi mủ và viêm nhiễm lan rộng ra ngách hành lang, sàn miệng. Áp xe quanh chân răng có ổ đến từ nhiều nguyên nhân như vi khuẩn xâm nhập vào tủy răng qua các lỗ sâu, mòn răng hoặc chấn thương, viêm tủy răng không được điều trị kịp thời.

 

Áp xe nha chu

Đây là tình trạng nhiễm trùng mủ xảy ra ở nướu và mô xung quanh răng, thường do vi khuẩn tích tụ trong mảng bám và cao răng. Áp xe nha chu hình thành do mảng bám và cao răng tích tụ lâu ngày trên răng và nướu.

 

Áp xe răng được hình thành do đâu và như thế nào?

Áp xe được hình thành khi nướu bị tổn thương và xoang sâu phát triển do tình trạng nhiễm trùng chân răng. Khi chân răng bị nhiễm trùng, nước bọt có tính sát khuẩn nhẹ không có tác dụng, các mô nướu nhiễm vi khuẩn bắt đầu tích tụ tạo thành ổ mủ. Dịch mủ này không thể thoát ra ngoài qua đường nướu mà tích tụ trong chân răng, tạo thành ổ áp xe.

Nguyên nhân hình thành áp xe răng
Nguyên nhân hình thành áp xe răng

 

Những triệu chứng của áp xe răng điển hình nhất

Áp xe răng có nhiều biểu hiện khác nhau, dưới đây là những triệu chứng điển hình dễ nhận biết mà bạn nên lưu ý.

  • Đau nhức dữ dội: Cơn đau nhức thường xuất hiện liên tục, có thể lan ra tai, thái dương, cổ hoặc vai gáy. Đau nhức tăng nặng khi ăn uống, nhai nuốt hoặc tác động lực lên răng.
  • Sưng tấy: Nướu, má hoặc vùng xung quanh răng bị sưng tấy, nóng đỏ, có thể xuất hiện mưng mủ.
  • Sốt, rét run: Nhiễm trùng có thể gây ra sốt, rét run, cảm giác mệt mỏi, ớn lạnh.
  • Hơi thở có mùi hôi thối: Mùi mủ từ ổ áp xe có thể khiến hơi thở trở nên khó chịu.
  • Khó ngủ, ăn uống kém: Áp xe làm bạn cảm thấy đau nhức, từ đó ảnh hưởng đến giấc ngủ và khả năng ăn uống.
Triệu chứng của áp xe răng là gì
Triệu chứng của áp xe răng là gì

 

Nguyên nhân chủ yếu gây nên bệnh áp xe chân răng

Nguyên nhân gây nên bệnh áp xe chân răng
Nguyên nhân gây nên bệnh áp xe chân răng

 

Có nhiều nguyên nhân gây nên bệnh áp xe chân răng, trong đó phổ biến nhất là.

  • Vệ sinh răng miệng kém: Đây là nguyên nhân hàng đầu dẫn đến áp xe chân răng. Việc không đánh răng thường xuyên hoặc đánh răng không đúng cách khiến thức ăn thừa và vi khuẩn tích tụ trong mảng bám, cao răng, tạo điều kiện cho vi khuẩn xâm nhập vào tủy răng qua các lỗ sâu, mòn răng hoặc vỡ miếng trám.
  • Viêm tủy răng không được điều trị: Viêm tủy răng do sâu răng không được điều trị kịp thời có thể dẫn đến nhiễm trùng lan xuống chóp răng, hình thành áp xe.
  • Chết tủy răng: Chết tủy răng do tai nạn hoặc do điều trị tủy răng không đúng cách cũng có thể dẫn đến áp xe chân răng.
  • Bệnh nha chu: Bệnh nha chu là tình trạng viêm nhiễm nướu và mô xung quanh răng. Khi bệnh nha chu không được điều trị, vi khuẩn có thể xâm nhập sâu vào nướu và xương hàm, dẫn đến áp xe chân răng.
  • Yếu tố nguy cơ khác: Những nguyên nhân khác làm tăng nguy cơ mắc áp xe chân răng bao như suy giảm hệ miễn dịch, tiểu đường, tim mạch, hút thuốc lá…

 

Biến chứng nguy hiểm nếu không điều trị áp xe răng kịp thời

Nếu không điều trị áp xe răng kịp thời, bệnh lý này sẽ dẫn đến nhiều biến chứng nguy hiểm cho bệnh nhân.

Biến chứng khi không điều trị áp xe răng kịp thời
Biến chứng khi không điều trị áp xe răng kịp thời

 

Viêm mô lan tỏa

Nhiễm trùng từ ổ áp xe lan rộng ra các mô xung quanh như má, cổ, mắt,… gây sưng tấy dữ dội, mưng mủ, đau nhức dữ dội, thậm chí hoại tử mô nếu không được điều trị kịp thời. Biến chứng này có thể dẫn đến những di chứng lâu dài như: biến dạng khuôn mặt, mất chức năng nhai, nuốt, nói,…

 

Áp xe ngoài mặt

Áp xe răng hoàn toàn có thể vỡ mủ, chảy ra ngoài da mặt, tạo thành ổ áp xe mới. Biến chứng này không chỉ gây đau đớn mà còn làm mất thẩm mỹ nghiêm trọng, ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống. Việc điều trị áp xe ngoài mặt cũng phức tạp và tốn kém hơn so với điều trị áp xe răng thông thường.

 

Nhiễm trùng xoang hàm, viêm nội tâm mạc

Áp xe ở răng hàm trên có thể lan sang xoang hàm, gây ra các triệu chứng như: nghẹt mũi, chảy nước mũi, đau nhức xoang, chảy mủ,… Nhiễm trùng xoang hàm nếu không được điều trị kịp thời có thể dẫn đến các biến chứng nguy hiểm như: viêm não, áp xe não,…

 

Điều trị áp xe răng triệt để bằng cách nào?

Cách điều trị áp xe răng triệt để
Cách điều trị áp xe răng triệt để

 

Áp xe là bệnh lý viêm nhiễm cục bộ. Do đó nguyên tắc điều trị sẽ là loại bỏ ổ nhiễm trùng, bảo tồn răng. Tùy theo mức độ bệnh lý mà bác sĩ sẽ đề ra phương pháp thực hiện phù hợp như sau.

 

Điều trị cấp

Đầu tiên, bệnh nhân cần được loại bỏ túi mủ áp xe dưới chân răng để ngăn ngừa sự lan rộng của mô mủ. Bác sĩ có thể thực hiện thủ thuật rạch áp xe để dịch mủ thoát ra ngoài và loại bỏ vi khuẩn tại vị trí nhiễm khuẩn.

Tiếp đó sẽ được kê kháng sinh để tiêu diệt vi khuẩn và tránh sự phát triển mạnh mẽ của vùng áp xe. Ngoài ra, bệnh nhân cũng cần sử dụng các loại thuốc điều trị, giảm đau như kháng viêm, thuốc giảm đau…

 

Điều trị tận gốc

Sau khi hoàn thành điều trị cấp, để ngăn chặn tái phát áp xe răng, bệnh nhân cần thực hiện các phương pháp điều trị áp xe răng tận gốc. Cụ thể, bệnh nhân sẽ được kiểm tra điều trị các tình trạng đang mắc phải như cao răng nhiều, viêm tủy, mẻ vở răng… Trong trường hợp áp xe răng nặng, bác sĩ yêu cầu nhổ răng và đề ra các biện pháp phục hình răng thay thế răng thật.

 

Nỗi đau ám ảnh của bệnh nhân khi đối phó với áp xe

Áp xe răng – tưởng chừng như chỉ là một “viêm nhiễm nhỏ” nhưng là nỗi sợ hãi của nhiều người. Áp xe gây đau nhức dai dẳng, âm ỉ, ảnh hưởng nghiêm trọng đến chất lượng cuộc sống của người bệnh vì cơn đau do áp xe răng không chỉ giới hạn ở vị trí răng bị tổn thương mà còn lan tỏa sang các khu vực lân cận như má, cổ, mắt,… khiến người bệnh cảm giác như bị “tra tấn” bởi những cơn đau nhức dữ dội, âm ỉ, khó chịu suốt ngày đêm.

Cơn đau có thể trở nên tồi tệ hơn khi ăn uống, ngủ nghỉ hoặc tác động lực lên khu vực bị áp xe, khiến người bệnh mất đi cảm giác ngon miệng, khó ngủ, ảnh hưởng đến sức khỏe tinh thần và thể chất.
Hơn cả nỗi đau, là những hệ lụy khó lường như: viêm mô lan tỏa, áp xe ngoài mặt, nhiễm trùng xoang hàm, viêm nội tâm mạc… Ngoài ra, áp xe răng còn ảnh hưởng đến thẩm mỹ khuôn mặt, khiến người bệnh mất tự tin trong giao tiếp và cuộc sống.

Việc điều trị áp xe răng thường phức tạp và tốn kém, gây áp lực tài chính cho người bệnh. Vì thế, khi có dấu hiệu nghi ngờ bị áp xe răng như đau nhức, sưng tấy, mưng mủ,… hãy đến gặp bác sĩ ngay lập tức để được chẩn đoán và điều trị kịp thời.

 

Cách làm dịu cơn đau và giảm bớt các triệu chứng do áp xe răng

Để giảm bớt cơn đau đớn do áp xe răng, bạn có thể thực hiện những biện pháp sau.

  • Chườm lạnh: Dùng khăn lạnh hoặc túi chườm đá chườm lên má, khu vực gần răng bị áp xe trong khoảng 15-20 phút mỗi lần, vài lần mỗi ngày để giảm sưng tấy và đau nhức.
  • Súc miệng bằng nước muối ấm: Pha loãng muối với nước ấm, súc miệng nhẹ nhàng 2-3 lần mỗi ngày để sát khuẩn, giảm viêm và thúc đẩy quá trình lành thương.
  • Uống nhiều nước: Uống nhiều nước lọc để thanh lọc cơ thể, hỗ trợ quá trình điều trị và giảm cảm giác khó chịu.

Lưu ý các biện pháp giảm đau tại nhà chỉ có thể mang lại hiệu quả tạm thời. Do đó, bạn cần đến gặp bác sĩ nha khoa để được chẩn đoán và điều trị đúng cách, đảm bảo hiệu quả và ngăn ngừa biến chứng.

 

Làm thế nào để ngăn ngừa áp xe răng tại nhà?

Để ngăn ngừa áp xe răng hiệu quả, bạn cần chú trọng vào việc chăm sóc răng miệng tốt và thực hiện các biện pháp phòng ngừa sau:

  • Đánh răng đều đặn, đúng cách ít nhất 2 lần mỗi ngày, sử dụng chỉ nha khoa ít nhất 1 lần mỗi ngày để loại bỏ mảng bám và thức ăn thừa ở những kẽ răng mà bàn chải không thể tiếp cận được.
  • Sử dụng tăm nước hoặc nước súc miệng diệt khuẩn nhằm tăng hiệu quả chăm sóc răng, giảm nguy cơ mắc các bệnh về răng miệng.
  • Hạn chế thức ăn và đồ uống có hại cho răng miệng như đồ ngọt, thức ăn cứng, dai, cay nóng, nhiều gia vị, nước ngọt có ga,… vì những thực phẩm này có thể làm tổn thương răng nướu và tạo điều kiện cho vi khuẩn phát triển.
  • Nên đi khám nha khoa định kỳ 6 tháng/lần để lấy cao răng, phát hiện và điều trị kịp thời các vấn đề về răng miệng.
  • Ăn uống đầy đủ dưỡng chất, bổ sung vitamin và khoáng chất cần thiết cho cơ thể để tăng cường sức đề kháng.
  • Uống nhiều nước, ngủ đủ giấc và giữ tinh thần thoải mái để nâng cao sức khỏe, tăng cường hệ miễn dịch cho cơ thể.
Cách ngăn ngừa áp xe răng tại nhà
Cách ngăn ngừa áp xe răng tại nhà

 

Trị áp xe răng bao nhiêu tiền, có đắt không?

Chi phí điều trị áp xe răng phụ thuộc vào nhiều yếu tố như: mức độ nghiêm trọng của bệnh, phương pháp và kỹ thuật điều trị, cơ sở nha khoa và các chi phí đi kèm khác như xét nghiệm, chụp X-quang

 

Câu hỏi thường gặp

Áp xe răng có cấy ghép phục hình Implant được không?

Áp xe răng không nên cắm Implant vì ổ nhiễm trùng do áp xe có thể ảnh hưởng đến quá trình tích hợp của Implant vào xương hàm. Hãy điều trị áp xe trước khi cắm Implant là cần thiết để đảm bảo tỷ lệ thành công cao và an toàn cho sức khỏe.

Sau khi áp xe răng đã được điều trị triệt để và ổ áp xe đã lành hẳn, bạn có thể cân nhắc việc cắm Implant. Bác sĩ nha khoa sẽ tiến hành thăm khám kỹ lưỡng để đánh giá tình trạng sức khỏe răng miệng và xác định thời điểm thích hợp cho việc cấy ghép.

 

Áp xe răng có tự khỏi được không?

Áp xe răng không thể tự khỏi. Do đó, khi có dấu hiệu nghi ngờ bị áp xe răng, bạn cần đến gặp bác sĩ càng sớm càng tốt để được chẩn đoán và điều trị đúng cách.

 

Áp xe chân răng có nguy hiểm hay không?

Áp xe chân răng được xem là bệnh lý nguy hiểm. Áp xe chân răng là một dạng áp xe răng xảy ra ở vị trí chân răng, nơi tiếp xúc giữa răng và nướu vô cùng nhạy cảm. Nếu không được điều trị kịp thời, áp xe chân răng có thể dẫn đến những biến chứng nguy hiểm có thể dẫn đến mất răng, nhiễm trùng nặng.

Áp xe răng là một vấn đề nha khoa cần được quan tâm và điều trị kịp thời để tránh những biến chứng nguy hiểm. Implant Center hy vọng những thông tin trên đây đã giúp bạn hiểu rõ hơn về áp xe răng. Nếu bạn nghi ngờ bản thân có những triệu chứng của bệnh lý áp xe răng, hãy đến gặp bác sĩ nha khoa để được khám và điều trị kịp thời.

[widget id="custom_html-2"]