Bọc răng sứ bị thâm nướu hay không? Nguyên nhân và cách khắc phục tình trạng này
Bọc răng sứ bị thâm nướu không? Nguyên nhân và cách khắc phục tình trạng thâm nướu khi bọc sứ

Bọc răng sứ là một trong những phương pháp răng thẩm mỹ được ưa chuộng hiện nay. Tuy nhiên, nếu bạn chọn bọc răng sứ kim loại, sau một khoảng thời gian sẽ xuất hiện hiện tượng thâm nướu. Lúc này, răng sẽ bị suy giảm chức năng nhai và mất thẩm mỹ một cách đáng kể. Hãy cùng Implant Center tìm hiểu nguyên nhân, cách khắc phục tình trạng đen nướu khi bọc răng sứ nhé!

 

Nguyên nhân bọc răng sứ bị đen nướu là gì?

Có rất nhiều nguyên nhân dẫn đến hiện tượng răng sứ bị đen nướu, cụ thể:

Nguyên nhân bọc răng sứ bị đen nướu
Nguyên nhân bọc răng sứ bị đen nướu

 

Bọc sứ bằng răng sứ kim loại

Răng sứ kim loại được cấu tạo từ 2 lớp: lớp phôi sứ bên ngoàilớp kim loại bên trong. Do đó phần kim loại sau một khoảng thời gian sẽ bị oxy hóa bởi axit trong khoang miệng. Các ion kim loại xuất hiện và bám vào nướu gây ra hiện tượng đen viền nướu khi bọc sứ. Bên cạnh đó, phần sườn kim loại sẽ có màu tối sẫm, gây ra hiệu ứng tối màu cho vùng lợi.

 

Chăm sóc răng lợi không đúng cách

Để hạn chế quá trình oxy hóa, cần thực hiện chăm sóc răng miệng thường xuyên và kỹ càng để lợi được hồng hào và răng thêm chắc khỏe. Khi bạn đánh răng không đúng cách, tác động lực quá mạnh có thể dẫn đến việc nướu bị tổn thương, ngày càng tụt xuống lộ chân kim loại của răng sứ, khiến nướu răng bị thâm. Ngoài ra, nếu không chăm sóc răng tốt, vi khuẩn và cao răng cũng dễ dàng phát triển, ảnh hưởng đến nướu răng, từ đó gây ra tình trạng thâm viền nướu khi bọc sứ.

 

Kỹ thuật bọc răng thiếu chính xác

Nướu bị thâm khi bọc sứ cũng có thể xuất phát từ việc kỹ thuật bọc sứ kém. Ví dụ như:

  • Kỹ thuật kém tạo nên khoảng trống giữa nướu và răng sứ, tích tụ thức ăn vụn gây đen chân răng và thậm chí là một vài bệnh lý răng miệng khác.
  • Tại đường viền nướu, vật liệu dán răng bị thừa cũng gia tăng mảng bám trên răng gây thâm nướu.
  • Nướu cũng bị tổn thương, đổi màu thâm đen nếu bác sĩ vô tình chạm vào nướu trong quá trình mài răng gắn sứ.

 

Răng sứ kém chất lượng gây dị ứng, thâm lợi

Răng sứ giả, rẻ tiền, chất lượng kém cũng gây ảnh hưởng đến sức khỏe của răng lợi. Lâu ngày, các chất liệu kém trong răng sứ giả này sẽ gây viêm nhiễm, làm cho lợi bị thâm đen. Tình trạng này không giống như nguyên nhân răng sứ bị oxy hóa đã đề cập bên trên. Do đó, bạn cần xác định đúng nguyên nhân để có cách giải quyết hợp lý.

 

Sử dụng thuốc lá khi bọc sứ

Nicotin trong thuốc lá là một trong những nguyên nhân gây ra hiện tượng nướu bị thâm đen khi bọc sứ. Chất này sẽ kích thích sản sinh ra Melanin quá đà, tạo nên các mảng đen tập trung tại nướu gần với chân răng gắn sứ, gây nên hiện tượng đen viền nướu.

Bên cạnh ảnh hưởng đến chất lượng răng lợi, thuốc lá cũng là kẻ thù của sức khỏe chúng ta. Để tránh mắc các bệnh ung thư phổi, các bệnh về đường tiêu hóa, tim mạch, nên ngừng việc hút thuốc lá từ bây giờ.

 

Làm sao để khắc phục tình trạng răng sứ bị thâm nướu?

Để không còn tình trạng tâm nướu gây mất thẩm mỹ, dưới đây là một vài cách khắc phục mà bạn có thể tham khảo:

Hướng dẫn khắc phục tình trạng răng sứ bị thâm nướu
Hướng dẫn khắc phục tình trạng răng sứ bị thâm nướu

 

Thay sứ kim loại bằng răng sứ toàn phần

Kim loại có thể bị oxy hóa, nhưng chất sứ thì không. Do đó, sử dụng răng sứ toàn sứ sẽ tránh được nguyên nhân oxy hóa gây thâm nướu, tính thẩm mỹ và độ bền cũng cao hơn răng sứ lõi kim loại. Ngoài ra, khi ánh sáng chiếu vào, răng sứ toàn sứ cũng không bị lộ phần viền đen ngay chân răng.

Khi đến nha khoa, bác sĩ sẽ tháo bỏ mão răng sứ kim loại và thay thế bằng răng toàn sứ cho bạn. Ngoài ra, trước khi thay sứ toàn phần, bạn cũng nên tìm hiểu và chọn loại chất lượng, có nguồn gốc rõ ràng để tránh hậu quả về sau. Răng toàn sứ chất lượng sẽ có độ bền, độ an toàn cao, không ảnh hưởng đến sức khỏe của bạn.

 

Điều chỉnh cách chăm sóc răng miệng

Nên thay đổi thói quen chăm sóc răng miệng khi xuất hiện tình trạng thâm đen nướu răng khi bọc sứ. Sử dụng bàn chải lông mềm, chải dọc theo răng vừa phải và đảm bảo đánh răng tối thiểu 2 lần/ngày để bảo vệ răng lợi một cách tốt nhất.

 

Ngừng hút thuốc lá

Hút thuốc lá không những ảnh hưởng đến răng miệng, mà còn khiến sức khỏe của bạn tụt dốc. Do đó, cần bỏ thói quen hút thuốc lá để giảm thiểu tình trạng nướu răng bị thâm, giữ hơi thở thơm mát để tăng sự tự tin khi giao tiếp, không ảnh hưởng đến những người xung quanh.

 

Chọn nha khoa uy tín để bọc răng sứ

Tay nghề của bác sĩ cũng ảnh hưởng đến chất lượng bọc sứ. Do đó, để nướu răng không bị đen khi bọc sứ, cần chọn nha khoa uy tín để tiến hành bọc sứ. Nếu nướu răng có hiện tượng thâm đen, bạn cũng nên đến các nha khoa để kiểm tra và khắc phục kịp thời. Ngoài ra, để giữ răng được chắc khỏe, cần đến nha khoa định kỳ 3-6 tháng 1 lần để lấy cao răng và kiểm tra tình trạng răng miệng.

 

Những loại răng sứ không làm đen nướu

Chất lượng răng sứ cũng là yếu tố quyết định sau khi bọc sứ, lợi của bạn có bị đen hay không. Răng sứ chất lượng cao sẽ an toàn, giữ được lâu và tăng độ thẩm mỹ. Một số dòng răng sứ chất lượng cao được nhiều người tin dùng hiện nay bao gồm:

 

Răng sứ Cercon

Răng sứ Cercon có sườn được đúc bằng sứ Zirconia, sản xuất theo công nghệ CAD/CAM hiện đại. Vì thế, sản phẩm này sẽ đảm bảo độ bền và chất lượng cho khách hàng sử dụng.

Loại răng sứ nào không làm đen nướu
Loại răng sứ nào không làm đen nướu

 

Răng sứ DDBio

Hiện nay, dòng răng sứ được sản xuất từ Đức này cũng được rất nhiều người ưa chuộng. Răng sứ DDBio bên trong sườn được đúc bằng Zirconia, bên ngoài được phủ lớp sứ thẩm mỹ cao cấp, pha tinh thể sứ và pha thủy tinh ở mức tối ưu nhất tạo nên đặc tính chịu lực cao, không màu, nhẹ,…

 

Răng sứ Emax

Răng sứ Emax có cấu tạo bên sườn trong là sứ Ceramic với công nghệ CAD/CAM hiện đại, tăng khả năng chịu lực cho răng. Răng sứ Emax cũng trông gần như răng thật vì bên ngoài được phủ bằng 5 lớp sứ tạo độ thấu quang mờ. Vì thế, cần phải có chất gắn chuyên dụng cho dòng sứ này để che được răng thật bên trong vì nó khá mỏng.

 

Răng sứ Cercon HT

Răng sứ Cercon HT có xuất xứ từ Đức, dựa vào công nghệ CAD/CAM để chế tác từ khối sứ nguyên chất, có cấu tạo từ 2 lớp: sườn trong được làm bằng Zirconium Dioxit có độ mỏng chỉ 0,5mm và phủ lớp sứ Ceram Kiss, giúp màu sắc răng có độ sáng bóng tự nhiên. Vì khá mỏng nên Bác sĩ sẽ không cần mài răng thật quá nhiều và vẫn đảm bảo chức năng nhai của hàm.

 

Răng sứ Zirconia

Răng sứ Zirconia là dòng sứ có độ bền cao, khả năng chịu lực lên đến 400 Mpa, do đó khả năng chống mài mòn cũng tăng cao. Sản phẩm này cũng có màu tự nhiên tương tự như răng thật nhờ vào việc bên ngoài được phủ màu tỉ lệ chuẩn.

Một số lưu ý sau khi bọc tránh tình trạng bọc răng sứ bị đen nướu

Dưới đây là một số cách chăm sóc răng miệng nhằm giảm thiểu tình trạng bọc răng sứ bị đen nướu:

  • Chải răng ít nhất 2 lần mỗi ngày. Sử dụng bàn chải lông tơ, mềm cùng kem đánh răng có chứa flour.
  • Đánh răng sau khi ăn để loại bỏ mảng bám, bảo vệ răng sứ và lợi của bạn.
  • Đánh răng theo chiều dọc để tránh làm hư tổn bề mặt của răng, tránh tình trạng răng sứ bị xô lệch và dễ bị hư hại sau một thời gian dài tác động.
  • Thay bàn chải định kỳ 3-4 tháng/lần để giảm thiểu việc vi – khuẩn có hại tích tụ.
  • Kết hợp sử dụng nước súc miệng, máy tăm nước và chỉ nha khoa trong quá trình chăm sóc răng để tăng hiệu quả làm sạch.

Trên đây là những nguyên nhân có thể gây ra tình trạng thâm nướu khi bọc răng sứ. Hy vọng qua bài viết trên, bạn sẽ biết cách phòng ngừa và khắc phục khi nướu bị đen do bọc sứ.

[widget id="custom_html-2"]