Bọc răng sứ có lấy tủy không? Những trường hợp nên và không nên lấy tủy khi bọc sứ
Bọc răng sứ có cần lấy tủy không? Khi nào nên và không nên lấy tủy khi bọc sứ?

Một trong số những phương pháp nha khoa đem lại giá trị thẩm mỹ cao cho nhiều khách hàng hiện nay chính là bọc răng sứ. Đây cũng là giải pháp khắc phục tình trạng răng hô, móm, lệch lạc, thưa,… ở mức độ nhẹ.

Mặc dù là phương pháp phổ biến, tuy nhiên có rất nhiều thắc mắc xoay quanh bọc răng sứ như: Bọc răng sức có cần lấy tủy không? Lợi ích của bọc tủy răng sứ? Nên lấy tủy răng sứ trong trường hợp nào? Không nên lấy tủy răng sứ trong trường hợp nào? Giá lấy răng bọc tủy bao nhiêu? Quy trình thực hiện lấy tủy răng chuẩn y khoa như thế nào?… Để trả lời thắc mắc này Implant Center xin đưa ra bài viết sau đây.

 

Bọc răng sứ sau khi lấy tủy có lợi ích gì?

Tủy răng là một phần rất quan trọng của răng, nằm ở bên trong để bảo vệ men răng và ngà răng. Trong tủy răng có rất nhiều dây thần kinh và mạch máu tạo nên một tổ chức liên kết đặc biệt. Phần tủy răng sẽ nằm ngay trong hốc tủy bao gồm buồng tủy và ống tủy ở ngay giữa của răng.

Vai trò chính của tủy răng là nuôi dưỡng cũng như cảm nhận và dẫn tuyển các cảm giác tác động từ bên ngoài như lạnh, nóng, đau, ê buốt,… Nếu thiếu tủy răng sẽ rất yếu, giòn và rất dễ vỡ. Do đó, trong trường hợp răng bị tổn thương bác sĩ nha khoa thường chỉ định khách hàng bọc răng sứ đã lấy tủy để bảo vệ độ bền cho răng và ngăn ngừa sự lây lan nhiễm trùng.

Bọc răng sứ sau khi lấy tủy đem lại lợi ích gì?
Bọc răng sứ sau khi lấy tủy đem lại lợi ích gì?

 

Việc lấy tủy răng sẽ giúp loại bỏ các mô tủy không may bị tổn thương, chết tủy hoặc nhiễm trùng, điều này sẽ ngăn chặn được tình trạng vi khuẩn lây lan và giảm nguy cơ viêm tủy răng. Khi bị viêm tủy, người bệnh sẽ xuất hiện tình trạng đau nhức, sưng.

Quá trình bọc tủy răng sứ nhằm đảm bảo sức khỏe cho răng miệng cũng như cơ thể của bệnh nhân, tránh được các biến chứng nguy hiểm sau này như:

– Ngăn ngừa răng bị vỡ, giòn

Tủy chính là nguồn sống của răng, đặc biệt rất quan trọng đối với răng hàm, vùng răng sử dụng lực thường xuyên trong việc nhai, cắn đồ ăn cứng và dai. Nếu tủy bị lấy hết thì độ bền và dẻo dai của răng sẽ bị giảm sút. Trường hợp không cẩn thận trong quá trình ăn uống răng của bạn sẽ bị vỡ hoặc nứt thân răng. Do đó, bọc răng sứ sẽ đem lại vỏ ngoài chắc chắn, nếu gặp tác động lực mạnh cũng không làm ảnh hưởng đến răng bên trong.

Ngăn ngừa tình trạng đau nhức trong quá trình nhai thức ăn

Lấy tủy răng có thể khiến chức năng nhai của răng bị giảm sút, do đó cần bọc răng sứ để ngăn ngừa tình trạng này. Khả năng chịu lực của răng sứ tốt, đối với răng sứ kim loại quý, tuổi thọ có thể lên đến 25 năm, ít xảy ra tình trạng đen viền nướu hay gây viêm nhiễm nướu như răng sứ kim loại thường.

Ngăn ngừa bệnh lý sâu nặng

Răng lấy tủy sẽ bị rỗng bên trong, đây là nơi thức ăn dễ bị dồn vào trong quá trình ăn uống. Nếu không vệ sinh đúng cách, chăm sóc kỹ thức ăn thừa chính là nguồn bệnh khiến vi khuẩn phát triển. Nếu không khắc phục, khả năng nhổ bỏ răng hoàn toàn là rất cao. Do đó, bọc răng sức sau khi lấy tủy răng là cách làm hiệu quả, giúp đem lại giá trị thẩm mỹ, vừa ngăn ngừa vi khuẩn tấn công và gây bệnh.

Đảm bảo giá trị thẩm mỹ

Khi thực hiện phục hình răng tổn thương kỹ thuật bọc răng sứ sau khi lấy tủy răng sẽ đảm bảo được tính thẩm mỹ nhờ màu sắc và hình dáng được thiết kế theo tỷ lệ chuẩn. Do đó răng của bạn trông cực kỳ tự nhiên, rất khó để phân biệt với răng thật.

 

Khi nào nên bọc sứ sau khi lấy tủy răng?

Bạn nên bọc sứ sau khi lấy tủy răng trong trường hợp răng bị hư tủy, chết tủy; răng vỡ lớn; răng hô, mọc lệch; răng sâu nặng, cụ thể:

 

Bị hư tủy, chết tủy

Trong trường hợp tủy răng chết, việc loại bỏ tủy khỏi răng là điều cần thiết trước khi tiến hành bọc răng sức. Trường hợp tủy răng chết, chiếc răng sẽ không còn cảm nhận được các tác động từ bên ngoài. Do đó, bạn cần đến nha khoa để kiểm tra và thực hiện lấy tủy răng.

Cách làm này sẽ hạn chế tình trạng vi khuẩn tích tục và bám xung quanh thân răng đã chết tủy, tránh làm ảnh hưởng đến sức khỏe răng miệng của bạn. Sau khi lấy tủy thành công bác sĩ nha khoa sẽ tiến hành bọc răng sức để lấy tủy cho răng cũ

 

Răng vỡ lớn

Trong trường hợp răng không mau bị vỡ lớn do chấn thương, khiến cho tủy bị lộ ra bên ngoài, bác sĩ nha khoa sẽ tiến hành lấy tủy để bảo vệ răng, đồng thời ngăn ngừa tình trạng viêm nhiễm cho răng.

Trường hợp nào nên bọc sứ sau khi lấy tủy răng?
Trường hợp nào nên bọc sứ sau khi lấy tủy răng?

 

Răng hô, lệch nặng

Đối với trường hợp răng hô, mọc lệch, việc lấy tủy răng bọc sứ là điều cần thiết. Việc răng bị hô hướng ra ngoài có thể dẫn đến tình trạng viêm tủy răng bị tổn thương do quá trình mài răng gây ra. Tủy là bộ phận rất quan trọng và nhạy cảm, dễ bị đau nhức và tổn thương nếu bị xâm lấn. Do đó, bác sĩ nha khoa thường thực hiện chụp mão sứ sau khi đã lấy tủy răng cho bệnh nhân.

 

Răng bị sâu nặng

Răng bị sâu là một trong những nguyên nhân khiến tủy bị viêm, việc lấy tủy khỏi răng là cách chữa trị hiệu quả được bác sĩ nha khoa chỉ định thực hiện để tránh phá hủy cấu trúc của răng.

Nếu bị sâu răng nặng, bạn có thể gặp phải tình trạng đau nhức, ê buốt trong thời gian dài, dần dần răng sẽ bị vỡ nứt hoặc mất răng. Trường hợp xấu nhất có thể gây áp xe ổ răng và cần nhập viện để chữa trị. Do đó, bác sĩ nha khoa sẽ tiến hành loại bỏ tủy răng sau đó chụp mão sứ.

 

Khi nào bọc răng sứ không cần lấy tủy răng?

Trong một số trường hợp, bọc răng sứ không cần lấy tủy, bạn có thể tham khảo để hiểu rõ hơn, cụ thể:

 

Khắc phục tình trạng răng đổi màu

Hiện nay, có rất nhiều phương pháp làm trắng răng hiệu quả, tuy nhiên không loại bỏ hết các vết ố trên răng. Với một số vết bẩn nhu sâu răng, răng bị nhiễm tetracycline hoặc nhiễm fluoride đều không thể khắc phục được bằng phương pháp làm trắng răng. Do đó, chụp mão răng sứ thường được áp dụng trong trường hợp này để che đi những phần răng bị đổi màu, đem lại nụ cười tự tin cho người bệnh.

 

Răng bị sứt mẻ

Tình trạng các vết vỡ và mảnh vụ không thông ra buồng tủy và những chỗ không cần lấy tủy răng. Lý do là vì men răng thường bị vỡ ra do bị chấn thương, do đó răng cần được bảo vệ bằng chụp mão để ngăn ngừa tình trạng ê buốt, khó chịu.

Trường hợp phổ biến khi bọc răng sứ không lấy tủy răng
Trường hợp phổ biến khi bọc răng sứ không lấy tủy răng

 

Làm trụ cho cầu răng

Việc lựa chọn cầu răng làm phương án thay thế răng, hai răng gần nhất với khoảng trống tạo ra bởi răng mất thường được làm chụp. Cách làm này sẽ tăng cường độ chắc chắn cho cầu răng, giúp chúng được neo răng giả được tốt hơn.

 

Giá bọc răng sứ sau khi lấy tủy bao nhiêu?

Để biết được giá tăng bọc tủy bao nhiêu bạn cần dựa vào các yếu tố ảnh hưởng đến mức giá của dịch vụ này, cụ thể:

  • Tay nghề của bác sĩ: Đây là một trong những yếu tố hàng đầu quyết định đến chi phí làm răng sức sau khi điều trị tủy. Do đó, bạn cần lựa chọn cơ sở nha khoa uy tín, chất lượng, đội ngũ bác sĩ tay nghề cao, giàu kinh nghiệm để đem lại sự thành công trong quá trình bọc răng sứ.
  • Trang thiết bị hiện đại: Nếu được trang bị máy móc và thiết bị hiện đại, quá trình bọc răng sứ sẽ diễn ra suôn sẻ, hạn chế tối đa việc xâm lấn và rút ngắn thời gian hoàn thành cho khách hàng. Tuy nhiên, điều này cũng đồng nghĩa với việc chi phí làm răng sẽ cao hơn so với những địa chỉ nha khoa sử dụng thiết bị cũ kỹ, không được cập nhật.
  • Chất liệu răng sứ: Mỗi loại chất liệu răng sứ sẽ có mức chi phí khác nhau. Răng toàn sứ, được làm hoàn toàn từ sứ nguyên chất, có màu sắc tự nhiên như răng thật, không gây kích ứng nướu và tuổi thọ có thể lên đến 15 năm, sẽ có giá cao hơn. Trong khi đó, răng sứ kim loại với khung sườn từ Co – Cr hoặc Ni-Cr, có thể bị đen viền nướu sau một thời gian sử dụng và tuổi thọ chỉ từ 5-7 năm, sẽ có giá thấp hơn đáng kể. Ngoài ra, nhu cầu bọc sứ thẩm mỹ tăng cao đã dẫn đến sự xuất hiện của nhiều loại răng sứ không rõ nguồn gốc và chất lượng trên thị trường với giá rẻ hơn. Vì vậy, các bạn cần cẩn trọng để tránh “tiền mất tật mang”.
  • Số lượng răng bọc sứ: Chi phí bọc răng sứ sau khi lấy tủy còn phụ thuộc vào số lượng răng cần phục hình. Nếu bệnh nhân không phát hiện và điều trị sâu răng kịp thời, tình trạng này có thể lan sang các răng bên cạnh, khiến việc bọc sứ phải thực hiện trên nhiều răng hơn, dẫn đến chi phí tăng lên đáng kể.
Chi phí bọc răng sứ sau khi lấy tủy
Chi phí bọc răng sứ sau khi lấy tủy

 

Quy trình lấy tủy răng chuẩn y khoa diễn ra như thế nào?

Nhằm hạn chế tổn thương tủy răng và các cấu trúc xung quanh răng, quy trình thực hiện lấy tủy răng chuẩn y khoa cần thực hiện theo 4 bước sau đây:

Bước 1: Chụp X-quang

Bác sĩ nha khoa sẽ cho bệnh nhân chụp X-quang để xác định chính xác vị trí và tình trạng tủy răng. Quá trình điều trị lấy tủy nên dựa trên chẩn đoán chính xác của tình trạng răng và tủy để đem lại hiệu quả tối ưu nhất.

Bước 2: Vệ sinh khoang miệng

Vệ sinh khoang miệng của bệnh nhân là một bước thiết yếu để đảm bảo thành công của quá trình điều trị và ngăn ngừa nguy cơ nhiễm trùng. Sau đó, bác sĩ sẽ tiêm thuốc tê để giảm đau và giảm căng thẳng cho bệnh nhân trong suốt quá trình lấy tủy. Trước khi bắt đầu điều trị, bác sĩ nha khoa sẽ giải thích chi tiết quy trình và loại thuốc tê sẽ sử dụng để bệnh nhân nắm rõ.

5 bước trong quy trình lấy tủy răng chuẩn y khoa
5 bước trong quy trình lấy tủy răng chuẩn y khoa

 

Bước 3: Thực hiện đặt đam cao su

Đam cao su giúp cách ly vùng điều trị khỏi phần còn lại của miệng, giữ cho hóa chất không rơi vào miệng, tránh gây hại cho bệnh nhân. Nó còn bảo vệ lợi khỏi sự tiếp xúc trực tiếp với các chất hóa học hoặc tinh thể có thể gây kích ứng hoặc tổn thương.

Bước 4: Lấy tủy

Bác sĩ nha khoa sử dụng các dụng cụ chuyên dụng như mũi khoan và dũa để tạo một lỗ nhỏ trên răng, mở đường tiếp cận ống tủy. Quá trình này giúp bác sĩ lấy tủy một cách chính xác và cẩn thận, tránh tổn thương các cấu trúc xung quanh.

Sau đó, bác sĩ sẽ bơm rửa ống tủy để loại bỏ tủy viêm và các tế bào còn lại. Bác sĩ có thể chụp X-quang để kiểm tra xem tủy viêm đã được loại bỏ hoàn toàn chưa. Khi chắc chắn rằng tủy đã được lấy sạch và không còn nhiễm trùng, bác sĩ sẽ đóng kín lỗ tủy bằng các vật liệu chống nước và chống nhiễm trùng.

Bước 5: Trám ống tủy và tạo hình răng

Trám bít ống tủy và tạo hình lại răng giúp bảo tồn răng tự nhiên và tái tạo chức năng của chúng.

 

Câu hỏi thường gặp

Một số câu hỏi thường gặp về bọc răng sứ sau khi lấy tủy sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về vấn đề này, cụ thể:

 

Bọc răng sứ sau khi lấy tủy có đau không?

Đối với trường hợp bọc răng sứ lấy tủy răng, sau quá trình điều trị các bác sĩ sẽ tiến hành bọc răng sứ theo đúng quy trình. Các bác sĩ sẽ thực hiện gây tê vào vùng răng cần điều trị nên bệnh nhân sẽ không còn cảm giác đau ê buốt.

Trường hợp bị viêm tủy răng, người bệnh sẽ xuất hiện các cơn đau dữ dội. Tuy nhiên, sau khi lấy tủy bọc sứ con đây này sẽ không còn. Quá trình bọc răng sứ diễn ra nhanh chóng và được thực hiện bởi những bác sĩ có tay nghề cao, đảm bảo an toàn cho bệnh nhân trong quá trình điều trị.

Trước khi thực hiện, bác sĩ nha khoa sẽ gây tê cục bộ, sau đó thực hiện quá trình mài răng để loại bỏ những phần răng bị hư tổn, rồi đặt mão sứ đã được chế tạo theo khuôn răng của từng bệnh nhân. Sau khi đã bọc xong răng sứ, bệnh nhân sẽ thoát khỏi tình trạng đau nhức do viêm tủy răng gây nên. Đồng thời hồi phục chức năng nhai nhờ phần mão sứ đã cứng nhắc.

 

Bọc răng sứ sau khi lấy tủy có ảnh hưởng không?

Lấy tủy bọc răng sứ là điều nhiều bệnh nhân và bác sĩ đều không mong muốn. Tuy nhiên trong một số trường hợp khách hàng cần phải điều trị tủy theo yêu cầu của bác sĩ. Răng tự nhiên sau khi lấy tủy sẽ trở nên yếu ớt, dễ gãy và dễ vỡ, làm mất đi nguồn cung cấp máu duy nhất. Do đó, theo thời gian những răng bị lấy tủy sẽ dễ bị tổn thương trong quá trình ăn nhai.

Đặc biệt, khi tuổi của bạn càng cao thì cảm giác những chiếc răng này sẽ lung lay rõ rệt. Vậy nên, bọc răng sứ là kỹ thuật mà bác sĩ nha khoa khuyên bạn nên thực hiện đối với trường hợp lấy tủy răng, nhằm đảm bảo chức năng ăn nhai bình thường, đồng thời kéo dài tuổi thọ của răng trong quá trình sử dụng

 

Sau bao lâu thì nên thực hiện bọc răng sứ?

Lấy tủy răng sau bao lâu thì nên thực hiện Bọc răng sứ là một trong những thắc mắc được nhiều bệnh nhân quan tâm khi có nhu cầu áp dụng phương pháp này. Sau khi thực hiện lấy tủy răng, bạn có thể tiến hành bọc răng sứ ngay hoặc tùy vào tình trạng răng miệng của bạn mà bác sĩ nha khoa sẽ chỉ định thời gian phù hợp để thực hiện. Tuy nhiên, để đảm bảo an toàn và đạt hiệu quả tối ưu, bạn cần tiền hành bọc răng sứ sau khi đã lấy tủy răng để ngăn ngừa bệnh lý, đồng thời điều trị dứt điểm tình trạng viêm tủy cho răng của mình.

 

Sau khi lấy tủy răng sứ có tuổi thọ lâu không?

Tùy vào loại răng sứ bạn lựa chọn mà tuổi thọ của răng sau khi lấy tủy sẽ có sự khác nhau. Thường đối với răng sứ kim loại tuổi thọ khi sử dụng có thể kéo dài từ 3 – 5 năm, răng titan khoảng 5 – 10 năm và răng sứ hoàn toàn có thể kéo dài từ 10 – 20 năm.

Hy vọng rằng những thông tin hữu ích trên của Implant Center sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về vấn đề bọc răng sứ có lấy tủy răng không. Cảm ơn bạn đã quan tâm bài viết.

[widget id="custom_html-2"]