Bọc răng sứ có tháo ra được không? Quy trình tháo và bọc lại răng sứ chuẩn
Bọc răng sứ có tháo ra được không? Quy trình tháo là bọc lại răng sứ chuẩn

Bọc răng sứ có tháo ra được không là thắc mắc của nhiều người khi tìm hiểu sử dụng dịch vụ thẩm mỹ nha khoa này. Cùng tìm hiểu lời giải đáp cũng như quy trình tháo, bọc lại răng sứ chuẩn cùng Implant Center ngay trong bài viết dưới đây.

 

Bọc răng sứ có tháo ra được hay không?

Sau khi bọc răng sứ, bạn vẫn có thể tháo ra mặc dù đã được cố định chắc chắn trên cung hàm. Tuy nhiên, khi cần tháo bỏ do răng sứ bị viêm nhiễm, bung bật hoặc đen chân răng, bạn cần sự hỗ trợ của bác sĩ và các dụng cụ chuyên dụng tại nha khoa.

Bọc răng sứ có tháo ra được không?
Bọc răng sứ có tháo ra được không?

 

Hiện nay, tại các phòng khám nha khoa, bác sĩ sẽ áp dụng hai cách sau để tháo răng sứ:

  • Cách 1: Cắt mảng răng sứ thành nhiều mảnh nhỏ, sau đó tháo ra lần lượt để tránh làm tổn thương đến cùi răng gốc phía trong.
  • Cách 2: Mài nhỏ theo chiều dọc của thân răng sứ đến khi lộ sườn mảng sứ để quá trình tháo răng sứ sẽ không bị vướng vào những răng kế cận. Sau đó, nhẹ nhàng tháo ra.

Tháo răng sứ cần được bác sĩ thực hiện đúng kỹ thuật để không gây tổn thương hay nhiễm trùng lên mô nướu. Đặc biệt tháo răng đúng cách còn hỗ trợ cho quá trình lắp lại hoặc phục hình răng sau này.

 

Trường hợp nào nên tháo răng sứ làm lại răng mới?

Dưới đây là một số trường hợp bạn nên tháo răng sứ để làm lại.

 

Răng sứ bị nứt và vỡ nghiêm trọng

Nếu răng sứ bị nứt hoặc vỡ nặng, không chỉ ảnh hưởng đến thẩm mỹ mà còn có thể gây đau nhức, viêm nhiễm. Trong trường hợp này, bạn cần tháo răng sứ cũ và thay mới để đảm bảo chức năng và vẻ đẹp của răng miệng.

 

Răng khó chịu, đau nhức kéo dài

Nếu bạn cảm thấy đau nhức kéo dài dù đã bọc răng sứ một thời gian, thì có thể do kỹ thuật gắn răng sứ sai hoặc bạn gặp một số vấn đề với răng thật không tương thích với chất liệu sứ. Khi đó cần tháo răng sứ và kiểm tra lại để xác định nguyên nhân và khắc phục vấn đề là cần thiết.

Trường hợp nào nên tháo răng sứ làm lại
Trường hợp nào nên tháo răng sứ làm lại

 

Bị các bệnh lý răng miệng

Khi bạn mắc các bệnh lý như sâu răng, viêm nướu hay nhiễm trùng thì cần tháo răng sứ để điều trị triệt để các vấn đề này. Sau khi bệnh lý được điều trị, bạn có thể lắp lại răng sứ mới để đảm bảo sức khỏe răng miệng.

 

Dị ứng với chất liệu răng sứ

Nếu bạn gặp phản ứng dị ứng với chất liệu răng sứ, như sưng tấy, viêm đỏ thì nên tháo răng sứ cũ và thay bằng chất liệu khác càng sớm càng tốt để giúp giảm thiểu các triệu chứng dị ứng và bảo vệ sức khỏe răng miệng.

 

Răng sứ xuất hiện vệt đen viền nướu

Răng sứ thường xuất hiện viền đen quanh nướu khi chất liệu không đạt tiêu chuẩn hoặc bị oxy hóa. Tháo răng sứ và thay thế bằng loại sứ chất lượng cao hơn giúp khôi phục tính thẩm mỹ và đảm bảo sức khỏe nướu.

 

Răng sứ bị hở và cong vênh

Răng sứ bị hở hoặc cong vênh thường là sai sót do quá trình lắp đặt không chính xác hoặc biến dạng theo thời gian. Để khắc phục tình trạng này, bạn cần tháo răng sứ cũ và lắp lại răng mới.

 

Quy trình tháo và bọc lại răng sứ gồm mấy bước?

Quá trình tháo răng sứ cũ và bọc răng sứ lần 2 sẽ được thực hiện theo các bước sau đây:

  • Bước 1: Bác sĩ sẽ vệ sinh khoang miệng sạch sẽ trước khi gây tê để bệnh nhân cảm thấy thoải mái hơn khi tháo răng sứ.
  • Bước 2: Tùy thuộc vào tình trạng của răng, bác sĩ sẽ thực hiện tháo răng sứ theo 2 phương pháp. Phương pháp 1 là cắt nhỏ từng phần răng và tháo từng miếng một để tránh va đập và làm tổn thương cùi răng gốc bên trong. Phương pháp 2 là mài nhỏ theo chiều dọc của thân răng sứ cho đến khi lớp sườn lộ ra, sau đó nhẹ nhàng tháo gỡ mảng sứ.
  • Bước 3: Bác sĩ chuẩn bị lấy dấu hàm để thiết kế răng sứ mới tương tích thay thế cho bệnh nhân.
  • Bước 4: Sau khi mảng sứ được chế tác xong, bác sĩ sẽ gắn thử và điều chỉnh lại khớp cắn, (nếu cần) để đảm bảo không có tình trạng vướng víu hay cộm cấn xảy ra.
  • Bước 5: Cuối cùng, bác sĩ sẽ sử dụng keo dán chuyên dụng để gắn mảng sứ cố định chắc chắn trên cung hàm.
Quy trình tháo và bọc lại răng sứ diễn ra như thế nào?
Quy trình tháo và bọc lại răng sứ diễn ra như thế nào?

 

Răng sứ đã tháo ra có lắp dùng lại được không?

Răng sứ tháo ra thường không thể lắp lại do chúng thường được thiết kế và chế tạo đặc biệt để phù hợp với răng gốc và cấu trúc của miệng. Sau khi tháo răng sứ cũ, bạn cần làm mới một chiếc răng sứ khác để đảm bảo sự khít khao và thẩm mỹ. Việc lắp lại răng sứ cũ có thể không đạt tiêu chuẩn và không đảm bảo chất lượng lâu dài.

Răng sứ tháo ra có lắp lại được không?
Răng sứ tháo ra có lắp lại được không?

 

Quá trình tháo răng sứ có gây đau không?

Quá trình tháo răng sứ thường không gây đau nhiều nếu được thực hiện đúng kỹ thuật. Bác sĩ sẽ sử dụng công cụ và phương pháp chuyên nghiệp để giảm thiểu cảm giác khó chịu cho bạn. Tuy nhiên, có thể bạn sẽ cảm thấy hơi nhạy cảm hoặc khó chịu nhẹ trong thời gian ngắn sau khi tháo. Nếu cảm giác đau kéo dài hoặc trở nên nghiêm trọng hơn, hãy liên hệ với bác sĩ nha khoa để được tư vấn và xử lý kịp thời.

 

Bọc răng sứ lần 2 có gây đau không?

Bọc răng sứ lần thứ hai thường không gây đau nhiều nếu quá trình được thực hiện đúng kỹ thuật và bởi bác sĩ chuyên môn. Tuy nhiên, bạn có thể cảm thấy một chút khó chịu hoặc nhạy cảm trong thời gian ngắn sau khi bọc răng sứ mới. Sự khó chịu này chủ yếu là do quá trình mài răng và lắp răng sứ mới, nhưng nó thường sẽ giảm dần sau vài ngày. Để giảm thiểu cảm giác đau, bác sĩ có thể sử dụng thuốc tê cục bộ và hướng dẫn bạn các biện pháp chăm sóc sau khi bọc răng.

Bọc răng sứ lần 2 có đau không?
Bọc răng sứ lần 2 có đau không?

 

Cần lưu ý những gì khi tháo răng sứ?

Khi tháo răng sứ, bạn cần lưu ý một số điều quan trọng như sau:

  • Tháo răng sứ xong cần lấy lại dấu hàm và bọc răng sứ mới theo chỉ định của bác sĩ để đảm bảo chức năng ăn nhai và tính thẩm mỹ của hàm răng.
  • Lựa chọn địa chỉ nha khoa uy tín, bác sĩ nha khoa có tay nghề giỏi và thiết bị hỗ trợ hiện đại để việc tháo răng sứ được diễn ra an toàn và không gây đau.
  • Hạn chế ăn thực phẩm quá cứng, quá dai, quá nóng, quá lạnh.
  • Sử dụng thực phẩm giàu canxi và bổ sung đủ dinh dưỡng để giúp răng chắc khỏe hơn.
  • Đánh răng ít nhất 2 – 3 lần/ngày với bàn chải lông mềm, vệ sinh răng sau khi ăn kết hợp sử dụng tăm nước, chỉ nha khoa và nước súc miệng để lấy sạch mảng thức ăn còn bám lại trong khoang miệng.
  • Khám răng định kỳ để bác sĩ theo dõi tình trạng răng miệng của bạn và xử lý kịp thời nếu có vấn đề không may phát sinh.
Một số lưu ý khi tháo răng sứ
Một số lưu ý khi tháo răng sứ

 

Thay thế răng sứ cũ bằng loại răng sứ nào thì tốt?

Bệnh nhân nên lựa chọn sứ răng có nguồn gốc và xuất xứ rõ ràng từ các thương hiệu nổi tiếng như Zirconia, Cercon HT, Nacera, Emax… Ngoài ra, nếu trước đây bệnh nhân đã gặp phải kích ứng hoặc viền nướu đen khi sử dụng răng sứ kim loại, thì khi thay mới, bệnh nhân nên chọn loại răng toàn sứ để đảm bảo an toàn và tăng tính thẩm mỹ.

[widget id="custom_html-2"]