Có bầu niềng răng được không? Cần lưu ý những gì?

Có bầu niềng răng được không, đang niềng răng nhưng mang thai thì phải làm sao là thắc mắc của nhiều mẹ bầu. Quá trình niềng răng thường kéo dài từ 1 – 2 năm, do đó mẹ bầu cần tham khảo ý kiến từ bác sĩ trước khi niềng để đảm bảo an toàn cho cả hai mẹ con. Tham khảo ngay bài viết dưới đây để tìm kiếm lời giải đáp chi tiết nhất.

Có bầu niềng răng được không?

co-bau-nieng-rang-duoc-khong
Có bầu niềng răng được không?

Về lý thuyết, mẹ bầu vẫn có thể niềng răng nếu đáp ứng được các yêu cầu về sức khỏe. Tuy nhiên, vì niềng răng yêu cầu bạn phải tới lui nha khoa thường xuyên để kiểm tra răng miệng có thể ảnh hưởng đến thai nhi. Ngoài ra, các bước như tiêm thuốc tê, chụp X-quang, nhổ răng khôn, nhổ răng vĩnh viễn, sử dụng thuốc… cũng có thể gây tác động không tốt đến sức khỏe của mẹ và bé. Do đó, các bác sĩ thường khuyên không nên niềng răng trong thời kỳ mang thai.

 

Niềng răng có ảnh hưởng gì khi đang mang thai không?

nieng-rang-anh-huong-khong
Niềng răng có ảnh hưởng gì thai nhi không?

Niềng răng khi mang thai tác động đến cả mẹ và thai nhi ở nhiều khía cạnh như:

  • Mẹ bầu có thể cảm thấy thiếu tự tin về bản thân do sự thay đổi ngoại hình khi mang niềng răng, kết hợp với những thay đổi về cân nặng và vóc dáng trong suốt thai kỳ. Từ đó ảnh hưởng đến tinh thần, làm cho mẹ bầu luôn lo lắng hoặc căng thẳng.
  • Nội tiết tố thay đổi làm cho răng và nướu trở nên nhạy cảm hơn, khiến quá trình niềng răng có thể làm răng yếu hơn hoặc gây ra các vấn đề như viêm nướu, chảy máu chân răng. Khi đó, việc điều chỉnh mắc cài cũng trở nên khó khăn và gây đau nhức nhiều hơn so với bình thường.
  • Ngồi quá lâu trên ghế nha khoa hoặc di chuyển nhiều làm mẹ cảm thấy mệt mỏi, đặc biệt trong giai đoạn đầu và cuối thai kỳ vô cùng nhạy cảm.

 

Một số lưu ý niềng răng khi mang thai

Nhằm đảm bảo an toàn và hiệu quả, dưới đây là một số lưu ý dành cho mẹ bầu khi niềng răng

luu-y
Cần lưu ý gì khi niềng răng lúc mang thai?
  • Lựa chọn một cơ sở nha khoa với đội ngũ bác sĩ chuyên môn cao, giàu kinh nghiệm trong việc điều trị cho phụ nữ mang thai, sở hữu các trang thiết bị cần hiện đại, vô trùng đúng tiêu chuẩn để đảm bảo an toàn tối đa trong quá trình điều trị.
  • Chuẩn bị tinh thần vững vàng vì niềng răng sẽ làm bạn sự khó chịu, đau nhức trong thời gian gian dài điều trị.
  • Trong thời gian niềng răng, mẹ bầu cần tuân thủ đúng theo phác đồ điều trị mà bác sĩ đã đưa ra: thăm khám định kỳ đúng lịch, kiểm tra và điều chỉnh mắc cài thường xuyên.
  • Để tránh tác động đến mắc cài và giúp quá trình điều trị hiệu quả, mẹ bầu nên ưu tiên thức ăn mềm hoặc cắt nhỏ thức ăn trước khi ăn.

 

Hướng dẫn cách chăm sóc răng miệng khi mang thai

Khi mang thai, mẹ bầu cần đặc biệt chú ý đến việc chăm sóc răng miệng trong từng giai đoạn thai kỳ để đảm bảo an toàn cho cả hai mẹ con:

cham-soc-rang-mieng
Cách chăm sóc răng miệng khi niềng răng lúc mang thai

Trong thời gian 3 tháng đầu mang thai

Ba tháng đầu là giai đoạn nhạy cảm, khi mẹ dần làm quen với việc có em bé và cơ thể thai nhi bắt đầu lớn dần trong cơ thể mẹ. Mẹ bầu trong giai đoạn này thường cảm thấy mệt mỏi, buồn nôn và thường bị ốm nghén, khiến việc chăm sóc răng miệng trở nên khó khăn hơn.

Trong thời gian này, mẹ nên duy trì thói quen đánh răng ít nhất 2 lần mỗi ngày, sử dụng chỉ nha khoa và nước súc miệng để giữ vệ sinh răng miệng. Hạn chế thực hiện các thủ thuật nha khoa phức tạp như niềng răng, nhổ răng, điều trị tủy,làm răng sứ trong giai đoạn này để tránh ảnh hưởng đến thai nhi.

Giai đoạn 3 tháng giữa thai kỳ

Đây là thời kỳ an toàn và thoải mái hơn trong thai kỳ, khi mẹ bầu đã qua giai đoạn ốm nghén và cảm thấy quen dần với những thay đổi của cơ thể. Trong thời gian này, mẹ bầu có thể thực hiện các thủ thuật nha khoa như chỉnh nha, nhưng vẫn đảm bảo an toàn và nhẹ nhàng.

Đặc biệt, cần kiểm tra và vệ sinh răng miệng định kỳ để ngăn ngừa các bệnh lý răng miệng như viêm nướu, răng lung lay mà nhiều mẹ gặp phải. Đồng thời, mẹ bầu nên bổ sung đầy đủ dưỡng chất, đặc biệt là canxivitamin D để tăng cường sức khỏe răng và xương.

Trong thời gian 3 tháng cuối thai kỳ

Ba tháng cuối là giai đoạn mẹ bầu dễ mệt mỏi và gặp khó khăn trong việc di chuyển. Lúc này, mẹ nên tập trung vào việc chăm sóc răng miệng tại nhà bằng cách duy trì chế độ ăn uống lành mạnh, hạn chế đồ ngọt và các thức ăn chứa nhiều axit.

Trong giai đoạn này, mẹ nên tránh thực hiện các thủ thuật nha khoa phức tạp. Khi dự đoán thời điểm và phương pháp sinh, mẹ bầu cần có sự chuẩn bị. Đặc biệt nếu sản phụ có khả năng sinh mổ cao và phải gây mê nội khí quản thì cần tháo mắc cài. Vì nó sẽ gây cản trở hoặc thậm chí rơi vào khí quản, rất nguy hiểm. Thay vào đó, có thể đeo hàm duy trì để giữ răng ổn định, tránh tình trạng xô lệch.

Đợi đến khi cơ thể mẹ sau sinh đã phục hồi hoàn toàn, bạn có thể gắn lại mắc cài và tiếp tục quá trình chỉnh nha như bình thường.

 

Phương pháp niềng răng phù hợp cho mẹ bầu

Mẹ bầu có nhu cầu niềng răng cần tuân theo những hướng dẫn cụ thể từ bác sĩ nha khoa, đồng thời lựa chọn phương pháp niềng răng phù hợp. Trong đó, phương pháp niềng răng Invisalign là lựa chọn được nhiều bác sĩ khuyến nghị cho mẹ bầu.

phuong-phap-nieng-rang-cho-me-bau
Phương pháp niềng răng thích hợp cho mẹ bầu

Invisalign là phương pháp niềng răng bằng khay trong suốt, không cần sử dụng mắc cài hoặc dây cung như các phương pháp truyền thống. Các khay niềng này được thiết kế riêng cho từng bệnh nhân, vừa vặn với hàm răng, giúp nắn chỉnh răng một cách nhẹ nhàng và thoải mái hơn, đặc biệt phù hợp với phụ nữ mang thai.

Ưu điểm của phương pháp niềng răng Invisalign

So với niềng răng mắc cài, Invisalign cần dây cung hoặc siết mắc cài thường xuyên, giúp mẹ bầu tránh được cảm giác đau đớn và khó chịu khi niềng răng. Từ đó cũng giúp giảm thiểu số lần phải đến nha khoa, giảm nguy cơ ảnh hưởng đến thai nhi do di chuyển nhiều.

Dễ dàng tháo lắp khay Invisalign khi ăn uống hoặc vệ sinh răng miệng, giúp ngăn ngừa các vấn đề về nướu và răng miệng trong thai kỳ, vốn thường trở nên nhạy cảm hơn. Sử dụng khay niềng trong suốt làm giảm nguy cơ mắc các bệnh lý nha khoa như viêm nướu, viêm lợi – những vấn đề phổ biến khi mang thai.

Với thiết kế trong suốt, Invisalign giúp mẹ bầu tự tin hơn khi niềng răng mà không lo ngại về ngoại hình. Đây là yếu tố quan trọng giúp giảm mẹ tự tin và có tâm lý thoải mái hơn trong suốt quá trình mang thai.

 

Khi đang niềng răng mang thai, mẹ bầu phải làm sao?

Nếu đang niềng răng mà mang thai, mẹ cần thông báo ngay đến bác sĩ nha khoa điều trị trực tiếp. Sau khi thảo luận với bác sĩ, việc có tiếp tục điều trị hay không sẽ phụ thuộc vào tình trạng răng và sức khỏe của mẹ lúc đó. Nếu mẹ không thể đáp ứng quy trình niềng răng, bác sĩ sẽ khuyên tạm ngừng quá trình niềng và tháo mắc cài tạm thời. Sau khi sinh con và sức khỏe đã ổn định, mẹ mới quay lại nha khoa để tiếp tục quá trình chỉnh nha.

dang-nieng-thi-mang-thai
Đang niềng răng nhưng mang thai thì phải làm sao?

Như vậy bài viết trên đã giúp bạn tìm được lời giải đáp cho câu hỏi có bầu niềng răng được không. Với những ưu điểm vượt trội về tính an toàn và thuận tiện, phương pháp niềng răng Invisalign là lựa chọn tối ưu cho mẹ bầu khi có nhu cầu chỉnh nha trong thời kỳ mang thai.

[widget id="custom_html-2"]