Đau nhức răng: định nghĩa, hậu quả và nguyên nhân dẫn tới bị nhức răng ""
Đau nhức răng nguyên nhân biểu hiện và 11 giải pháp điều trị nhức răng tại nhà

Đau nhức răng là tình trạng mà ai cũng có thể gặp ít nhất một lần trong đời. Tuy vậy tình trạng của mỗi người gặp phải lại khác nhau bởi nhiều nguyên nhân dẫn tới. Hãy cùng tìm hiểu lý do gây ra đau nhức răng từ đâu cũng như những giải pháp chữa đau răng tại nhà.

 

Đau nhức răng là gì?

Đây là hiện tượng bệnh nhân có cảm giác đau nhức và buốt xung quanh hay bên trong răng. Ngoài ra, tuỳ vào tình trạng của mỗi người mà cơn đau có thể dài hoặc ngắn. Đặc biệt có những trường hợp cơn đau diễn ra không bởi lý do nào gây nên. Một số trường hợp nhẹ có thể tự chữa khỏi tại nhà. Ngược lại có những trường hợp nặng cần đến phòng khám nha khoa để tham vấn ý kiến của Bác Sĩ.

Định nghĩa đau nhức răng
Định nghĩa đau nhức răng 

 

Triệu chứng nào xuất hiện khi đau nhức răng?

  • Một số người chỉ có cảm giác đau khi ăn hay chạm vào
  • Sốt kèm theo cơn đau nhức đầu
  • Miệng có mùi hôi khó chịu
  • Lợi xung quanh răng bị sưng lên
  • Trường hợp răng bị nhiễm trùng sẽ có dịch đi kèm mùi hôi

 

Những hậu quả nào có thể gặp phải nếu đau nhức răng kéo dài?

Tình trạng đau nhức răng không chỉ ảnh hưởng trực tiếp đến sinh hoạt hàng ngày, khi cơn đau diễn ra còn làm mất tập trung vào công việc, thậm chí là ăn uống không ngon miệng. Đau răng còn gây ra những hậu quả nghiêm trọng khác như nhiễm trùng, có thể lây lan ra những cơ quan khác nếu không được xử lý kịp thời. Trong một vài trường hợp, nhức răng có thể dẫn đến răng bị tổn thương hay mất hoàn toàn răng hoặc răng thưa.

Hậu quả nếu đau nhức răng kéo dài
Hậu quả nếu đau nhức răng kéo dài

 

Những nguyên nhân đau nhức răng phổ biến thường gặp

Có rất nhiều nguyên nhân khác nhau dẫn đến đau nhức răng. Mặc dù vậy trường hợp đau nhức răng vẫn có thể xảy ra dù không có yếu tố nào tác động vào.

Những nguyên nhân đau nhức răng phổ biến
Những nguyên nhân đau nhức răng phổ biến

 

Những nguyên nhân nào dẫn đến đau, nhức răng?

  • Mọc răng khôn: Là nguyên nhân phổ biến nhất có thể bắt gặp ở độ tuổi trưởng thành. Răng khôn hay còn gọi là răng số 8 thường mọc ở vị trí rất hẹp và nằm sâu bên trong hàm. Từ đó răng có thể mọc ngược hoặc mọc lệch chèn lên các răng khác gây ra đau nhức.
  • Viêm xoang: Đối với phần răng hàm phía trên gần với với hốc xoang dẫn tới nếu viêm xoang thì ảnh hưởng đến chân răng từ đó răng trở nên đau nhức.
  • Sâu răng: Là trường hợp có thể gặp ở bất cứ độ tuổi nào. Khi hiện tượng sâu răng bào mòn lớp men răng gây ra tổn thương và đau đớn. Ngoài ra, khi lớp bên ngoài răng bị mất đi khả năng cách nhiệt cũng như bảo vệ tuỷ bị biến mất.
  • Viêm tủy: Khi tủy răng bị sưng lên do vi khuẩn xâm nhập từ đó khiến bệnh nhân có thể nhạy cảm khi ăn đồ quá nóng hoặc quá lạnh. Trường hợp tồi tệ hơn không chỉ là đau mà còn mất răng.
  • Áp xe răng: Xuất phát từ nhiễm trùng ở bên trong rồi lan ra xung quanh. Ngoài ra còn dẫn đến viêm tủy và một số trường hợp khác.
  • Bệnh về nướu: Hiện tượng này rất nguy hiểm vì tốc độ của nó lan rất nhanh. Có thể gây ra nhiễm trùng nếu không xử lý kịp thời.

 

Những nguyên nhân bị nhức răng khác ít phổ biến

Ngoài những nguyên nhân trên thì việc đau nhức răng còn bị gây ra bởi các trường hợp dưới đây:

1. Bề mặt chân răng bị lộ

Phần xương và nướu không che phủ chân răng dẫn đến răng trở nên nhạy cảm khi có tác động bên ngoài vào.

2. Các quá trình làm răng

Một số trường hợp khi bệnh nhân phải sử dụng để kỹ thuật trám hay bọc răng do việc điều trị làm cho răng trở nên nhạy cảm hơn. Do quá trình làm có thể chạm vào dây thần kinh gây kích thích gây ra đau nhức răng.

3. Thói quen nghiến răng

Nghiến răng là thói quen nhiều người mắc phải khi đi ngủ. Dù đây chỉ là hành động xảy trong vô thức nhưng lại gây tổn thương cho răng.

4. Trường hợp gãy răng

Trường hợp gãy răng xảy ra khi bạn chưa phát hiện ra quá trình nhai hay cắn sẽ dẫn đến đau răng khi bị lộ tuỷ hay dây thần kinh.

 

Những trường hợp đau nhức răng nào cần đi gặp nha sĩ?

  • Tình trạng bệnh nhân bị nhiễm trùng răng.
  • Hiện tượng đau tai, sốt hay cảm thấy đau khi mở miệng.
  • Cơn đau kéo dài hơn 1-2 ngày và không có dầu hiệu thuyên giảm.

 

Điều trị nhức răng bằng những phương pháp nào?

Để có thể đưa ra được phương pháp điều trị tốt nhất cho bệnh nhân thì nha sĩ sẽ cần biết được nguyên nhân và tình trạng đau răng của bệnh nhân đang gặp phải. Dưới đây là những phương pháp nha sĩ dùng để điều trị các nguyên nhân đau nhức răng phổ biến.

Phương pháp điều trị nhức răng phổ biến
Phương pháp điều trị nhức răng phổ biến

 

Áp xe răng

Vì tránh để nhiễm trùng lan sang nơi khác khi nhiễm trùng đã xuất hiện từ bên trong. Nha sĩ sẽ sử dụng kháng sinh để điều trị và đi cùng những biện pháp khác để điều trị dứt điểm nhiễm trùng.

 

Áp xe nha chu

Để có thể xử lý trường hợp này yêu cầu nha sĩ cần tiến hành thủ thuật dẫn lưu nhằm lấy mủ ra. Tiếp theo là sát trùng vết thương đảm bảo cho mầm bệnh không lây lan ra nơi khác. Ngoài ra bác sĩ cũng sẽ kê đơn thuốc dựa trên tình trạng mức độ áp xe.

 

Sâu răng

Bệnh sâu răng sẽ được xử lý theo hai trường hợp. Trường hợp đầu tiên khi lỗ sâu chưa xâm nhập đến tủy răng nha sĩ sẽ dùng phương pháp trám để loại bỏ. Trường hợp thứ hai khi lỗ sâu đã vào đến tủy răng nha sĩ cần thực hiện thêm biện pháp rút tuỷ và vệ sinh bên trong.

 

Gãy răng và hội chứng nứt răng

Đối với trường hợp răng bị gãy hay hội chứng nứt răng nha sĩ sẽ đặt mão răng thế chỗ cho phần đã bị gãy. Đây là phương pháp phổ biến hiện tại giúp răng được bảo vệ tránh tổn thương.

 

Loại thuốc giảm đau nào tốt nhất dành cho răng?

Có rất nhiều loại thuốc giảm đau dành cho răng tuỳ thuộc vào tình trạng gặp phải. Tuy nhiên dưới đây chỉ là tham khảo dành cho bạn. Việc sử dụng thuốc phải có chỉ định của bác sĩ đi kèm.

1. Paracetamol

Là loại thuốc bạn có thể dễ dàng tìm thấy ở bất cứ hiệu thuốc nào. Thuốc bắt đầu có tác dụng sau 15-30 phút kể từ khi uống. Tuy thuốc có thể giúp giảm đau hiệu quả nhưng nếu lạm dụng quá liều dẫn tới chức năng gan bị suy yếu.

2. Thuốc gây tê tại chỗ

Thuốc gây tê tại chỗ có thể là dạng xịt hay dung dịch dùng trực tiếp bôi lên chỗ đau. Thuốc sẽ có tác dụng ngay sau đấy dù vậy thời gian giảm đau không quá dài khi chỉ hoạt động trong 15 phút – 1 tiếng. Ngoài ra thuốc không được sử dụng với đối tượng đã từng mắc bệnh methemoglobin máu và trẻ em dưới 2 tuổi.

3. Thuốc giảm đau, chống viêm không chứa steroid

Những loại thuốc giảm đau không chứa steroid phổ biến như Diclofenac, Etoricoxib, Ibuprofen giúp người dùng giảm đau và kháng viêm hiệu quả. Tuy nhiên cách sử dụng và liều lượng của mỗi loại lại không nhau. Ngoài ra thuốc cần được lưu ý đối với phụ nữ mang thai, người từng mắc bệnh tim hay có bệnh nền về tiêu hoá.

 

Những phương pháp giúp trị nhức răng hiệu quả tại nhà

Ngoài những loại thuốc giảm đau trên, còn có những phương pháp đơn giản khác mà bạn có thể thực hiện tại nhà. Các phương pháp này vẫn mang lại hiệu quả cao, giúp bạn xoa dịu cơn đau nhức răng.

Cách trị nhức răng hiệu quả tại nhà
Cách trị nhức răng hiệu quả tại nhà

 

Dùng nước muối súc miệng

Phương pháp sử dụng nước muối để súc miệng không chỉ làm sạch các mảng bám thức ăn còn thừa trên răng hay kẽ răng, mà còn giải quyết vấn đề lở loét hay đau răng khi trong nước muối chứa chất khử trùng. Để thực hiện phương pháp này, bạn hãy pha nước muối với tỉ lệ 1 thìa cà phê muối cùng với 1 cốc nước ấm.

Lưu ý: Không được pha quá nhiều muối.

 

Dùng khăn lạnh trị nhức răng

Trị nhức răng bảng cách sử dụng khăn lạnh đắp lên khu vực đau nhức giúp giảm sưng và viêm. Đồng thời cơn đau giảm dần khi thông qua nhiệt lạnh của khăn làm cho mạch máu co lại. Đối với phương pháp này, bạn hãy sử dụng khăn hoặc túi vải để bọc đá, mỗi lần chườm 15 phút.

Lưu ý: Không được sử dụng đá trực tiếp lên có thể gây bỏng lạnh.

 

Chữa nhức răng bằng hành tây

Phương pháp này dành cho người bị đau nhức răng do viêm nướu thì tính kháng khuẩn và kháng viêm của hành tây sẽ giúp giảm đau. Không chỉ vậy còn còn giúp giảm chảy máu. Cách thức thực hiện phương pháp này, sử dụng một lát hành lớn để nhai ở nơi đau nhức, nhai đến khi không còn mùi hăng nữa và tiếp tục làm cho đến khi cơn đau giảm dần.

Ngoài ra, đối với trường hợp không thể nhai thì có thể sử dụng hành ép ra nước và bôi trực tiếp lên.

 

Sử dụng đinh hương chữa nhức răng

Là phương pháp nổi tiếng của Indonesia giúp chống khuẩn và viêm ​​vì chứa hoạt chất​​ Eugenol gây tê. Việc sử dụng đinh hương được các chuyên gia khuyên sử dụng khi cơn đau bất ngờ xuất hiện.

 

Chữa đau răng bằng tỏi

Phương pháp sử dụng tỏi để chữa đau, khi trong tỏi có chứa chất Allicin giúp ngăn chặn các vi khuẩn làm hại trên răng cũng như kháng khuẩn. Ngoài ra, tỏi có chức năng hoạt động giống như thuốc giảm đau. Bạn có thể nhai trực tiếp hoặc xay tỏi nhuyễn rồi bôi lên.

 

Chữa đau răng bằng mật ong

Mật ong giúp giảm đau khi chứa những chất kháng viêm tự nhiên. Ngoài ra, sử dụng mật ong còn giúp làm sạch răng miệng khi dùng thay nước súc miệng ngày 2 lần. Bạn hãy thực hiện phương pháp này bằng cách pha 1 thìa mật ong cùng với 1 cốc nước ấm rồi súc miệng.

 

Ngậm trà bạc hà

Nhiều nghiên cứu đã chỉ ra trong bạc hà chứa chất chất kháng khuẩn khiến cho vết sưng tấy giảm dần làm dịu đi vùng đau. Ngoài việc giảm đau thì bạc hà còn giúp thơm miệng nhờ hương thơm của mình. Phương pháp này bạn cần pha 1 muỗng bột bạc hà cùng với 1 cốc nước ấm rồi ngậm trong 15 phút.

 

Chữa đau răng bằng gel nha đam

Nhờ chứa ​​acid aminvitamin nên nha đam giúp chống viêm và ngăn chặn sự phát triển của vi khuẩn dẫn đến đau nhức răng. Phương pháp này bạn hãy sử dụng một phần nhỏ gel nha đam bôi trực tiếp vào chỗ đau răng trong 15 phút.

 

Chữa đau răng bằng trà gừng

Trong gừng có đặc tính kháng khuẩn lớn giúp làm giảm đau nhức răng một cách hiệu quả mà có thể dễ dàng thực hiện tại nhà. Phương pháp này bạn cần hái gừng lát nhỏ cho vào bình thuỷ tinh cùng nước ấm trong 15 phút rồi dùng nước ngâm gừng súc miệng.

 

Trị đau răng bằng tinh dầu lá chanh

Lá chanh chứa lượng tinh dầu lớn giúp ngăn chặn vi khuẩn có hại mà còn kháng viêm tốt. Một số trường hợp chảy máu chân răng cũng có thể sử dụng tinh dầu lá chanh. Cách thực hiện phương pháp này,  đun sôi lá chanh cùng 1 lít nước với lửa nhỏ trong 15 phút rồi để nguội cho vào lọ thuỷ tinh sạch, bảo quản ngăn mát tránh bị hỏng. Sau đó, sử dụng tăm bông lấy tinh dầu bôi trực tiếp lên chỗ đau.

 

Khi ngủ kê cao gối

Thông qua việc kê cao gối lúc ngủ giúp giảm bớt đau nhức thông qua làm cho máu ở chân răng hạn chế tụ lại. Dù vậy không nên sử dụng gối quá cứng hay xếp gối quá cao khi kê.

 

Trị đau nhức răng tại nhà cần lưu ý điều gì?

Việc áp dụng các phương pháp chữa đau nhức răng tại nhà chỉ là giải pháp tạm thời khiến cơn đau dịu đi. Vì vậy nếu cơn đau có dấu hiệu không dừng, bạn cần phải tới gặp nha sĩ để được tư vấn và điều trị tránh để nặng hơn.

Những điều cần lưu ý khi trị đau nhức răng tại nhà
Những điều cần lưu ý khi trị đau nhức răng tại nhà

 

Những cách giúp phòng ngừa đau răng?

  • Dành thời gian kiểm tra răng miệng ở nha khoa hai lần một năm.
  • Dùng nước muối súc miệng hàng ngày.
  • Dùng chỉ tăm nước thay tăm để bỏ đồ ăn thừa dính kẽ răng.
  • Đánh răng ít nhất hai lần một ngày.

 

Câu hỏi thường gặp

Cấy Implant có làm đau răng không?

Hầu như ai cũng có suy nghĩ rằng cấy Implant rất đau vì đây là quy trình cần sử dụng ốc vít và khoan để thực hiện. Tuy vậy việc diễn ra quy trình này lại không hề gây đau đớn  vì trước khi làm người bệnh sẽ được sử dụng thuốc gây tê cục bộ. Đây là loại thuốc gây tê tạm thời dành cho cuộc phẫu thuật nhỏ. Điều này giúp cho bệnh nhân gần như không cảm thấy đau sau khi thực hiện phương pháp cấy Implant.

 

Đau răng cấm là gì?

Đây là tình trạng đau răng hàm, cụ thể là răng số 6 và số 7 đảm nhận vai trò quan trọng khi ăn nhai. Nguyên nhân gây ra đau răng cấm đến từ nhiều lý do khác nhau như sâu răng, nướu bị sưng hoặc viêm hay cũng có thể bị gây ra bởi tác động bên ngoài. Có thể thấy vị trí của răng cấm rất quan trọng nên cần hết sức lưu ý khi thấy đau cần khắc phục sớm nhất tránh ảnh hưởng về sau.

Hy vọng bài viết trên giúp bạn có thể hiểu rõ hơn về những nguyên nhân gây ra đau nhức răng cũng như tìm được giải pháp giúp trị đau nhức răng tại nhà khi gặp phải.

[widget id="custom_html-2"]