Già đi do mất răng lâu năm khiến nhiều người lo lắng, mất tự tin vì khuôn mặt già hơn so với tuổi thật. Nguyên nhân dẫn đến tình trạng này là sự tiêu hủy xương hàm khi không còn nhận được lực kích thích phát triển từ hoạt động ăn nhai thông qua chân răng, khiến cơ mặt chảy xệ và má hóp sâu vào trong. Để tránh tình trạng này, biện pháp duy nhất là phục hình lại toàn bộ cấu trúc từ chân răng đến thân răng bằng cấy ghép Implant càng sớm càng tốt.
Hiện tượng già đi do mất răng lâu năm và các hệ lụy khác
Xương hàm được xem là vững chắc, ổn định khi đảm bảo các tiêu chí về số lượng và chất lượng xương. Cấu trúc răng và xương hàm là yếu tố quyết định sự cân đối của mắt, mũi, miệng, tạo nên sự hài hòa của gương mặt. Sau khi răng bị mất, xương hàm tại vị trí đó sẽ bị tiêu hủy dần theo thời gian do không còn lực ăn nhai tác động thông qua chân răng. Cấu trúc răng – xương hàm sẽ mất đi độ ổn định, dẫn đến nhiều hệ lụy như:
- Khoảng trống mất răng tồn tại trong thời gian dài gây tiêu hõm xương hàm, làm mất cân đối gương mặt tổng thể, cơ mặt không còn điểm bám sẽ chảy xệ, da nhăn nheo, khuôn mặt bị già đi do mất răng lâu năm.
- Quá trình tiêu xương tại khu vực mất răng còn làm giảm mật độ xương ổ răng của các răng lân cận, khiến những chiếc răng đó rất dễ lung lay, không vững chắc khi ăn nhai.
- Việc làm sạch khoảng trống mất răng cũng rất khó khăn, điều này sẽ tạo cơ hội hình thành mảng bám và tích tụ vi khuẩn. Sự sinh sôi và phát triển của vi khuẩn sẽ gây thương tổn và nhiễm trùng nướu. Vi khuẩn răng miệng có thể đi vào máu theo đường nhiễm trùng, làm tăng nguy cơ mắc bệnh tim mạch.
- Bên cạnh tình trạng già đi do mất răng lâu năm, lực nhai cũng bị suy giảm nếu răng không được phục hình, khiến dạ dày buộc phải hoạt động nhiều hơn. Đây là lý do khiến nguy cơ mắc bệnh tiêu hóa ở người mất răng cao hơn bình thường.

Biện pháp khắc phục tình trạng già đi do mất răng lâu năm
Cách khắc phục hiện tượng già đi do mất răng lâu năm là phục hình răng càng sớm càng tốt. Để có thể kích thích xương hàm phát triển và ngăn chặn sự thoái hóa xương hàm, răng mới phục hình phải có chân răng trong xương. Hiện nay, biện pháp duy nhất giúp tái tạo lại cả chân răng và thân răng là cấy ghép Implant.
Tuy nhiên với những người đã gặp phải tình trạng già đi do mất răng lâu năm tức là xương hàm đã tiêu biến nhiều. Trong khi đó, kỹ thuật cấy ghép Implant yêu cầu xương hàm phải đạt chuẩn về mật độ, số lượng, thể tích để giữ vững trụ chân răng. Vì thế, với người bị già đi do mất răng lâu năm, bác sĩ thường chỉ định ghép thêm xương trước khi đặt Implant.

Trước tiên, các răng thật bị xô lệch sẽ được bác sĩ điều chỉnh lại sau đó thực hiện ghép xương bổ sung. Khi xương ghép và xương tự nhiên đã tích hợp với nhau thành một khối chắc chắn, trụ Implant sẽ được cấy trực tiếp vào xương.
Bài viết liên quan: 4 trường hợp chỉ định ghép xương trong trồng răng Implant
Trụ Implant sẽ cần một thời gian nhất định để tích hợp với mô xương, tạo độ ổn định và đứng vững trên khuôn hàm. Sau khi quá trình này hoàn thiện, bác sĩ sẽ gắn răng sứ lên trên trụ và cố định hai bộ phận này bằng khớp nối Abutment. Như vậy chiếc răng mới đã được hoàn thiện.
Nhờ có trụ Implant truyền tải lực ăn nhai đến xương hàm mà hiện tượng tiêu xương sẽ được ngăn chặn hiệu quả. Đây chính là giải pháp làm răng thích hợp nhất có thể ngăn chặn và khắc phục hiện tượng già đi do mất răng lâu năm.

Như vậy, tình trạng già đi do mất răng lâu năm có thể được khắc phục hiệu quả nếu bạn cấy ghép Implant để khôi phục răng mất kịp thời. Tuy nhiên, để xác định mức độ tiêu xương và có lộ trình điều trị thích hợp nhất, bạn nên tham khảo ý kiến của bác sĩ chuyên khoa. Liên hệ với Implant Center ngay hôm nay để được thăm khám và tư vấn miễn phí nhé.