Hàm giữ khoảng là gì? Chức năng và các loại hàm giữ khoảng thường dùng hiện nay
Hàm giữ khoảng: Vai trò và các loại hàm giữ khoảng thường dùng hiện nay

Răng sữa ngoài chức năng hỗ trợ trẻ ăn nhai, phát âm và đem lại thẩm mỹ, còn có tác dụng rất quan trọng trong việc giữ chỗ cho răng vĩnh viễn mọc, kích thích sự phát triển của xương hàm. Nếu răng sữa không may bị mất sớm, đặc biệt là các răng hàm sẽ để lại nhiều hậu quả nghiêm trọng đối với răng vĩnh viễn.

Do đó việc sử dụng hàm giữ khoảng là điều hết sức cần viễn để răng vĩnh viễn của trẻ được mọc trong điều kiện tốt nhất. Vậy hàm giữ khoảng là gì? Chức năng ra sao? Nên sử dụng khi nào? Có những loại nào?… Tất cả những thắc mắc trên sẽ được Implant Center giải đáp đến bạn trong bài viết sau đây.

 

Hàm giữ khoảng là gì?

Đến giai đoạn thay răng, các răng sữa của trẻ sẽ được thay thế bằng răng vĩnh viễn. Tuy nhiên, nếu răng sữa không may bị gãy sớm do va đập cơ học hoặc bệnh lý thì các răng bên cạnh có thể xâm lấn vào phần hàm trống, khiến cho răng vĩnh viễn mọc chen chúc, không đúng vị trí khiến cho răng vĩnh viễn tại vị trí đó không thể mọc lên được. Do đó, hàm giữa khoảng được thiết kế để ngăn ngừa tình trạng này.

Tìm hiểu về hàm giữ khoảng
Tìm hiểu về hàm giữ khoảng

 

Hàm giữ khoảng chính là khí cụ được sử dụng để bảo vệ vùng hàm của trẻ nếu không may bị mất răng sớm, tạo điều kiện cho các rưng vĩnh việc mọc lên sau này. Từ đó, ngăn ngừa tình trạng răng mọc khấp khểnh, chen chúc và hạn chế được nguy cơ phải niềng răng trong tương lai.

Khí cụ này được làm bằng chất liệu kim loại hoặc nhựa cao cấp, trong quá trình sử dụng có thể tháo lắp dễ dàng hoặc giữ cố định vào cung răng, tùy thuộc vào chủng loại và vật liệu hoàn thiện khác nhau.

 

Hàm giữ khoảng có chức năng gì?

Chức năng chính của hàm giữ khoảng là đảm bảo chức năng nhai hiệu quả, duy trình kích thước dọc và ngang của vị trí bị mất răng, đảm bảo khả năng phát âm và thẩm mỹ, cụ thể:

  • Chức năng ăn nhai: Mất răng hàm vĩnh viễn thứ nhất sẽ làm giảm 25% sức nhai, gây ảnh hưởng lớn đến quá trình tiêu hóa và từ đó tác động tiêu cực đến sự phát triển của trẻ. Việc sử dụng hàm giữa khoảng sẽ khắc phục tình trạng này, giúp cải thiện chức năng ăn nhai của trẻ hiệu quả.
  • Duy trì kích thước dọc và ngang: Nếu không có hàm giữ khoảng, hiện tượng di gần của các răng phía sau sẽ làm mất khoảng cần thiết cho các răng vĩnh viễn mọc lên. Hàm giữ khoảng cũng giúp ngăn ngừa hiện tượng chồi của các răng đối đỉnh. Việc mất sớm các răng sữa kèm theo giảm chiều cao của xương ổ răng có thể dẫn đến hiện tượng vẩu giả và lệch lạc xương ổ răng.
  • Chức năng phát âm và thẩm mỹ: Khi mất các răng phía trước do hội chứng bú bình hoặc chấn thương, chức năng phát âm và thẩm mỹ sẽ bị ảnh hưởng nhiều. Hàm giữ khoảng giúp phục hồi lại các chức năng này, đảm bảo trẻ có thể phát âm rõ ràng và duy trì vẻ thẩm mỹ.
Chức năng hàm giữ khoảng là gì?
Chức năng hàm giữ khoảng là gì?

 

Khi nào nên sử dụng hàm giữ khoảng?

Thời gian phù hợp nhất để lắp hàm giữa khoảng là sau 15 ngày kể từ thời điểm nhổ răng sữa vì các lý do sau: răng bị sâu, bị vỡ quá to không thể bảo tồn, chấn thương (thường gặp ở các răng trước hàm), nhiễm khuẩn tại chỗ hoặc toàn thân. Để hàm giữa khoảng phát huy hết tác dụng của mình, bạn cần cân nhắc lắp sớm cho trẻ ngay sau khi nhổ răng sữa.

Nên sử dụng hàm giữ khoảng khi nào?
Nên sử dụng hàm giữ khoảng khi nào?

 

Các loại hàm giữ khoảng phổ biến hiện nay

Hiện nay, hàm giữ khoảng có 2 loại chính là hàm dạng cố định và dạng tháo lắp linh động. Mỗi loại đều có một đặc điểm riêng, cụ thể:

 

Hàm cố định

Hàm cố định là loại hàm được làm bằng chất liệu thép không gỉ siêu bền bỉ. Loại hàm này được sử dụng để gắn vào các vùng răng lân cận khu vực hàm bị trống. Dựa vào đặc điểm thiết kế, hàm cố định có 3 loại như sau:

Hàm giữ khoảng 1 bên

Được thiết kế bao gồm một vòng dây kéo dài hình elip và một vòng nhẫn bản rộng được gắn chặt vào một răng lân cận vùng hàm trống. Loại hàm này được dùng phổ biến đối với những trẻ bị mất răng hàm sữa một bên trước khi thay răng cửa.

Hàm giữa khoảng 2 bên

Là loại vòng này có tới hai vòng nhẫn được gắn vào hai răng ở bai bên của cung hàm và một dây cung được dùng để kết nối chúng. Mục đích là giúp cho các răng không bị dịch chuyển xâm lấn vào vùng hàm bị trống. Hàm giữa khoảng 2 bên được sử dụng phổ biến trong trường hợp trẻ mất răng một bên, hai bên cung hàm hoặc mất nhiều răng tại cùng một thời điểm.

Hàm neo chặn phía xa

Loại hàm có thiết kế gần giống loại giữ khoảng một bên. Tuy nhiên, vòng dây của hàm được gắn thêm một tấm thép không gỉ mỏng, mục đích là để nâng cao hiệu quả trong quá trình giữ khoảng cho răng hàm lớn vĩnh viễn đầu tiên. Hàm neo chặn phía xa thường được sử dụng đối với trường hợp trẻ bị mấy răng hàm sữa thứ hai trước thời điểm răng vĩnh viễn đầu tiên mọc lên, và thường được đặt ngay sau khi trẻ mất răng hàm sữa thứ hai vì sự cố nào đó.

Các loại hàm giữ khoảng phổ biến
Các loại hàm giữ khoảng phổ biến

 

Hàm tháo lắp linh động

Đây là loại hàm tương tự như hàm duy trì, thường được sử dụng trong giai đoạn hoàn thiện của quá trình niềng răng. Loại hàm này thường được chế tạo từ hai chất liệu chính là kim loại và nhựa. Phần dây thép bao quanh răng được kết nối với đế nhựa, tạo nên kết cấu khay chắc chắn, gắn chặt vào răng và vòm miệng.

Một phiên bản khác của loại hàm này có thể gắn thêm răng giả, nhằm chiếm chỗ vào khoảng trống trên hàm, ngăn chặn các răng lân cận mọc chen vào và tăng tính thẩm mỹ cho khuôn miệng.

Thông thường các bác sĩ nha khoa sẽ chỉ định sử dụng hàm tháo lắp cho những trường hợp mất nhiều răng trên một cung răng, mất răng sữa ở cả hai bên cung hàm và thiếu răng trụ giữ hàm. Loại khí cụ này đem lại hiệu quả rất tốt trong việc giữ khoảng. Tuy nhiên, do tính linh động của chúng, hàm giữ khoảng chỉ thích hợp cho trẻ lớn (đối tượng đã biết hợp tác và tuân thủ tốt liệu trình can thiệp).

 

Quy trình làm hàm giữ khoảng được thực hiện như thế nào?

Quy trình làm hàm giữ khoảng sẽ được thực hiện bởi các nha sĩ hoặc các bác sĩ nắn chỉnh răng, cách thực hiện như sau:

Đối với loại hàm giữ khoảng cố định

  • Bước 1: Răng trụ ngay bên cạnh vùng mất răng sẽ được gắn band hoặc chụp thép (nếu răng trụ đó là răng sữa)
  • Bước 2: Thực hiện lấy dấu thông qua vật liệu mềm như kem đánh răng
  • Bước 3: Sau khi lấy dấu xong sẽ gửi đến xưởng cùng với band/chụp tép để các kỹ thuật viên sản xuất hàm giữ khoảng có kích thước tương ứng.
  • Bước 4: Gắn hàm giữa khoảng sau khi làm xong.

Đối với loại hàm giữa khoảng tháo lắp

  • Bước 1: Trẻ sẽ được lấy dấu răng ngay từ buổi thăm khám đầu tiên
  • Bước 2: Dấu sẽ được gửi đến xưởng để thực hiện chế tác hàm giữ khoảng
  • Bước 3: Sau khi làm xong hàm giữ khoảng, bác sĩ sẽ gắn cố định vào miệng trẻ (thường quá trình này sẽ được thực hiện ở buổi hẹn tiếp theo)
Quy trình gắn hàm giữ khoảng
Quy trình gắn hàm giữ khoảng

 

Các lưu ý khi đeo hàm giữ khoảng và tái khám

Lưu ý khi đeo hàm giữ khoảng
Lưu ý khi đeo hàm giữ khoảng

 

Sau đây là một số lưu ý khi đeo hàm giữ khoảng và tái khám, các bậc phụ huynh cần nắm để hiểu rõ hơn về phương pháp này, cụ thể:

  • Trong quá trình đeo hàm giữ khoảng trẻ có thể gặp tình trạng khó chịu trong giai đoạn đầu nhưng sẽ dần thích nghi. Đồng thời đây cũng là giai đoạn hàm giữ khoảng làm ảnh hưởng đến phát âm của trẻ.
  • Cần nhắc nhở trẻ chải răng thường xuyên để giúp lợi khỏe mạnh trong quá trình đeo hàm giữ khoảng.
  • Với những trẻ đeo hàm giữ khoảng cần tránh ăn đồ ăn cứng hoặc dai dính như kẹo dẻo, kẹo cao su, vì những loại thức ăn này có thể làm lỏng band và mắc vào vòng dây thép.
  • Nhắc trẻ không nên dùng tay hoặc lưỡi ấn vào hàm giữ khoảng, điều này có thể gây lỏng hoặc rơi hàm.
  • Sau khi đeo hàm giữ khoảng các bác sĩ sẽ tiến hành chụp X-quang định kỳ để theo dõi quá trình mọc răng vĩnh viễn. Do đó, bố mẹ cần đem con đến cơ sở nha khoa để tái khám định kỳ theo yêu cầu của nha sĩ điều trị.
  • Cần đưa trẻ đi tái khám định kỳ ít nhất 6 tháng/lần để phòng ngừa tình trạng hàm giữ khoảng gặp vấn đề.

Nếu con bạn có dấu hiệu về tình trạng mất răng sớm, hãy nhanh chóng đưa trẻ đến cơ sở nha khoa uy tín để được bác sĩ thăm khám và điều trị kịp thời, tránh tình trạng mất răng, làm ảnh hưởng đến quá trình mọc răng vĩnh viễn.

Trên đây là toàn bộ thông tin liên quan đến hàm giữ khoảng, mong rằng sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về dụng cụ này, cũng như những lợi ích mà nó đem lại đối với trẻ khi không may bị mất răng sữa khi chưa đến tuổi thay răng.

[widget id="custom_html-2"]