Hàm Trainer cho bé là gì? Quy trình nắn chỉnh răng bằng hàm Trainer cho bé
Hàm Trainer cho bé là gì? Quy trình nắn chỉnh và cách đeo khú cụ EF đúng cách

“Sử dụng hàm trainer để niềng răng cho bé có tốt không?” Là một trong những thắc mắc được nhiều bậc phụ huynh quan tâm khi có nhu cầu điều chỉnh sai lệch về răng, khớp cắn cho con của mình. Vậy hàm trainer là gì? Sử dụng như thế nào để đem lại hiệu quả?

Có những loại hàm trainer nào? Quy trình thực hiện hàm trainer ra sao? Cách đeo như thế nào và mức giá của hàm này là bao nhiêu?… Tất cả những thắc mắc trên sẽ được Implant Center chia sẻ đến bạn trong bài viết hôm nay.

 

Hàm Trainer (khí cụ EF) cho bé là gì?

Hàm Trainer còn được gọi là khí cụ EF hay Trainer Alignment, đây là một trong số những khí cụ được dùng phổ biến để hướng dẫn chứng năng và răng, được sử dụng trong giai đoạn tiền chỉnh nha cho trẻ từ 3 – 15 tuổi, giúp khắc phục tình trạng răng bị lệch khớp cắn và sai lệch răng ở trẻ (bao gồm giai đoạn răng sữa và răng hỗn hợp).

Tìm hiểu về hàm Trainer (khí cụ EF)
Tìm hiểu về hàm Trainer (khí cụ EF)

 

Thiết kế hàm Trainer được mô phỏng dựa theo cung parabol, có khả năng tương thích cao với các vị trí răng và các cơ xung quanh (má, lưỡi, môi), không có sự hỗ trợ của mắc cài hay dây cung. Loại khí cụ này được làm bằng nhựa sinh học, do đó an toàn trong quá trình sử dụng, chất liệu nhựa mềm mại, không gây đau nhức, khó chịu cho trẻ.

 

Sử dụng hàm Trainer để niềng răng cho bé có thực sự hiệu quả?

“Dùng hàm Trainer để niềng răng cho bé có thực sự hiệu quả?”. Nếu bạn đang quan tâm đến vấn đề này thì đừng bỏ qua những chia sẻ sau đây của Implant Center, cụ thể:

Sử dụng hàm Trainer để niềng răng cho bé có tốt không
Sử dụng hàm Trainer để niềng răng cho bé có tốt không

 

Đeo hàm Trainer sẽ giúp chỉnh hương răng mọc, định vị hàm cho trẻ

Việc trẻ đeo hàm trainer trong giai đoạn còn răng sữa giúp ổn định sự phát triển của khung hàm, đồng thời điều chỉnh các răng bị sai lệch khớp cắn, răng mọc chen chúc và không thẳng hàng, đảm bảo chúng được sắp xếp đúng trật tự chuẩn ngay từ nhỏ. Đây là chức năng chính của khay niềng trainer, giúp tạo nền tảng cho răng vĩnh viễn mọc đúng vị trí trên cung hàm.

Bên cạnh đó, niềng răng silicon cho trẻ còn hỗ trợ cân bằng lực ở các cơ má, môi và định hình đúng vị trí của lưỡi trên khuôn hàm. Điều này giúp giảm thiểu tối đa các sai lệch răng miệng khi trẻ trưởng thành.

Loại bỏ những thói quen xấu của trẻ

Ngoài công dụng chỉnh răng, hàm trainer còn giúp loại bỏ những thói quen xấu của trẻ như tật đẩy lưỡi làm hô răng, thở bằng miệng, mút tay, nghiến răng khi ngủ. Đây là một trong số những nguyên nhân khiến cho răng trẻ bị mọc lệch, mòn men răng, gây gãy rụng.

Hàm trainer là một phương pháp điều trị chỉnh nha phổ biến cho trẻ em, đặc biệt là khi xương hàm của trẻ còn đang phát triển và mềm dẻo. Điều này làm cho việc điều chỉnh răng và hàm dễ dàng hơn. Tuy nhiên, đây chỉ là phương pháp khắc phục những sai lệch nhẹ và đơn giản của cấu trúc răng.

Đối với những trường hợp phức tạp hơn, hàm trainer thường được kết hợp với các phương pháp chỉnh nha khác để đạt được kết quả tối ưu. Quan trọng là hàm trainer được sản xuất theo một khuôn mẫu chung, không phải là sản phẩm chỉnh nha được tạo riêng cho từng bệnh nhân. Do đó, sự khác biệt về tình trạng răng miệng của từng trẻ sẽ ảnh hưởng đến việc đảm bảo tính hiệu quả của hàm trainer.

Việc lựa chọn hàm trainer cũng cần chú ý đến nguồn gốc và chất lượng sản phẩm. Nếu sử dụng hàm trainer không rõ nguồn gốc hoặc kích thước không phù hợp, có thể dẫn đến lệch khớp cắn và ảnh hưởng đến khuôn mặt của trẻ. Do đó, việc đeo hàm trainer cho trẻ nên luôn được hướng dẫn và giám sát chặt chẽ bởi bác sĩ chuyên khoa chỉnh nha để đảm bảo hiệu quả và an toàn.

 

Có mấy loại hàm Trainer cho trẻ em?

Hiện tại, trên thị trường có 4 loại hàm Trainer phổ biến được sử dụng cho trẻ, các bậc phụ huynh có thể tham khảo để hiểu rõ hơn về các loại hàm này, cụ thể:

Có mấy loại hàm Trainer cho trẻ em
Có mấy loại hàm Trainer cho trẻ em

 

Hàm trainer Juniors:

  • Được sử dụng cho trẻ từ 3-5 tuổi trong giai đoạn mọc răng sữa.
  • Sử dụng đệm khí giúp đặt lưỡi đúng vị trí và ngăn ngừa thói quen xấu.
  • Nới rộng hàm để răng sữa mọc lên thuận lợi.
  • Giải pháp chỉnh nha từ nhỏ để tránh niềng răng sau này.

Hàm trainer Kids:

  • Dành cho trẻ từ 6-10 tuổi trong giai đoạn thay răng.
  • Cấu tạo tương tự hàm Juniors nhưng độ cứng và kích thước lớn hơn.
  • Nắn chỉnh răng và khớp cắn sai lệch để cải thiện cấu trúc răng miệng.

Hàm trainer Teens:

  • Sử dụng cho trẻ từ 10-15 tuổi khi răng đã mọc hoàn chỉnh.
  • Chia thành 4 giai đoạn sử dụng (T1, T2, T3, T4) để điều chỉnh và định hình lại các răng và khớp cắn.
  • Giúp trẻ tránh việc phải niềng răng mắc cài khi lớn lên nếu bắt đầu sử dụng từ sớm.

 

Những trường hợp nào nên và không nên đeo hàm Trainer

Thông thường hàm trainer sẽ được chỉ định cho trẻ trong các trường hợp sau đây:

  • Khớp cắn hạng II chi 1 và chi 2
  • Khớp cắn hạng III nhẹ
  • Răng chen chúc
  • Tật cắn môi dưới, để lưỡi thấp
  • Cắn sâu
  • Cắn hở
  • Kém trương lực cơ môi
  • Bé có tật đẩy lưỡi, mút tay
  • Nhô xương ổ hàm trên.

Bên cạnh đó có một số trường hợp chống chỉ định đeo hàm trainer mà bạn nên tham khảo như:

Khi nào nên và không nên đeo hàm Trainer
Khi nào nên và không nên đeo hàm Trainer

 

Chống chỉ định tuyệt đối

  • Tình trạng khớp cắn hạng II nặng
  • Bé gặp tình trạng sai khớp cắn trầm trọng
  • Gây nghẽn đường mũi hoàn toàn.

 

Chống chỉ định tương đối

  • Các trường hợp của trẻ bao gồm cắn ngược với răng hàm cần điều chỉnh rộng hơn theo chiều ngang trước khi áp dụng cụ khí cụ chức năng.
  • Trẻ có cắn ngược nhẹ cần xem xét tái khám sau khi sử dụng khí cụ EF Line.
  • Một số trẻ phải thở bằng miệng do các vấn đề về tai mũi họng, vách ngăn vẹo, hoặc dị ứng, và cần phải được chẩn đoán và điều trị vấn đề này trước khi sử dụng thiết bị điều chỉnh răng miệng.
  • Trẻ có thắng lưỡi ngắn nên cần phải cắt thắng và tập lưỡi trước khi sử dụng EF Line.

 

Quy trình nắn chỉnh răng bằng hàm Trainer cho trẻ diễn ra như thế nào?

Quá trình nắn chỉnh răng bằng hàm Trainer cho trẻ được thực hiện qua 5 bước sau đây:

  • Bước 1: Phụ huynh cần đưa trẻ đến các cơ sở nha khoa để tiến hành thăm khám tổng quát, cùng bác sĩ đánh giá tình hình hiện tại và tìm hiểu thêm về các tiền sử răng miệng của trẻ.
  • Bước 2: Đưa trẻ đi chụp X-quang xương hàm, hình trong miệng để thu thập dữ liệu chỉnh nha chính xác nhất.
  • Bước 3: Bác sĩ nha khoa sẽ tiến hành chẩn đoán và xác định loại khí cụ EF phù hợp nhất cho bé.
  • Bước 4: Bác sĩ hướng dẫn bố mẹ đeo hàm cho trẻ.
  • Bước 5: Đối với hàm Trainer trẻ cần mang ít nhất 2 giờ vào ban ngày và mang suốt đêm khi ngủ. Về thời gian đeo hàm bao lâu còn tùy vào tình trạng của từng trẻ. Để đảm bảo quá trình thực hiện óc được kết quả như mong đợi, bố mẹ cần cho con tái khám định kỳ để thay hàm phù hợp.
Các bước nắn chỉnh răng bằng hàm Trainer cho trẻ
Các bước nắn chỉnh răng bằng hàm Trainer cho trẻ

 

Đeo hàm Trainer cho bé đúng cách như thế nào?

Để đạt được hiệu quả chỉnh nha tốt nhất cho con khi sử dụng hàm Trainer, bố mẹ cần nắm rõ cách đeo hàm đúng cách, dưới đây là các bước hướng dẫn cụ thể:

  • Bước 1: Bố mẹ đặt khí cụ vào phần hàm dưới của con.
  • Bước 2: Chỉ con cách điều chỉnh lưỡi về đúng vị trí thẻ lưỡi hàm Trainer.
  • Bước 3: Hướng dẫn trẻ nhẹ nhàng cắn hàm răng trên xuống hàm Trainer, sau đó ngậm miệng để bắt đầu hoạt động và thở bằng mũi khi đeo hàm.
Đeo hàm Trainer cho bé đúng cách như thế nào
Đeo hàm Trainer cho bé đúng cách như thế nào

 

Mẹo giúp trẻ hợp tác khi đeo hàm trainer

Trong giai đoạn đầu đeo hàm Trainer bé sẽ cảm thấy khó chịu, không hợp tác, trong một số trường hợp trẻ vô tình nhai phải khí cụ làm ảnh hưởng đến kết quả điều trị. Nếu gặp phải tình trạng này bố mẹ không cần phải quá lo lắng, hãy áp dụng theo các cách sau đây để giúp trẻ dễ dàng thích nghi với việc đeo hàm Trainer dễ dàng, cụ thể:

Làm thế nào để trẻ hợp tác khi đeo hàm Trainer
Làm thế nào để trẻ hợp tác khi đeo hàm Trainer

 

Giữ tâm lý ổn định cho trẻ

Chăm sóc tinh thần cho trẻ là điều vô cùng quan trọng, điều này sẽ giúp trẻ giảm bớt cảm giác lo lắng, sợ hãi và chào đón việc dùng khí cụ với thái độ tích cực nhất.

Bác sĩ nha khoa cần trò chuyện với trẻ, giải thích cho trẻ hiểu về ý nghĩa của việc điều trị chỉnh nha, nên nhấn mạnh rằng cách làm này sẽ giúp bé có được hàm răng đều, thẳng đẹp và khỏe mạnh. Quan trọng hơn là không gian bên trong phòng khám phải được thiết kế sạch sẽ, có khu vui chơi giúp trẻ cảm thấy thoải mái, vui vẻ khi đến thăm khám răng.

Đối với phụ huynh, họ nên giải thích cho trẻ rằng việc có một thiết bị mới trong miệng sẽ trở nên quen thuộc sau vài ngày và khi quen rồi, thiết bị đó sẽ trở thành người bạn đồng hành không gây khó chịu. Ngoài ra, vào mỗi lần tái khám, ba mẹ có thể cho con mang theo những món đồ chơi yêu thích như thú bông, siêu nhân hay búp bê để giúp trẻ duy trì tâm lý vững vàng hơn.

 

Nên khen ngợi và khích lệ con

Khi trẻ đạt được thành tự quan trọng trong quá trình điều trị chỉnh nha cũng như tháo khám đúng lịch, tự động đeo hàm đúng giờ và đúng cách, hoặc đủ thời gian đeo theo quy định, bố mẹ nên khen cho và cho con nhận các phần thường nhỏ để khích lệ tinh thần của con. Những lời động viên và phần thưởng này không chỉ giúp trẻ cảm thấy được động viên mà còn tạo động lực để họ tiếp tục nỗ lực trong quá trình điều trị.

 

Động viên con thường xuyên

Để trẻ không cảm thấy tự ti hoặc thiếu tự tin khi sử dụng khí cụ, ba mẹ nên khuyến khích trẻ bằng những lời động viên tích cực như: “Hãy đeo khí cụ đều đặn, dù có chút bất tiện nhưng điều này sẽ giúp con tự tin hơn khi cười với hàm răng đều đặn và hoàn hảo“, “Việc đeo hàm Trainer đúng cách sẽ giúp con có hàm răng đẹp như mong muốn“.

Thêm vào đó, phụ huynh cũng có thể sắp xếp cho trẻ gặp gỡ và trò chuyện với những người đã từng niềng răng (hoặc các bạn cùng lứa đang niềng răng) để nghe về quá trình điều trị không đau và kết quả hàm răng đẹp. Quan trọng là ba mẹ nên kiên nhẫn và thúc đẩy trẻ đeo khí cụ đều đặn từ đầu để giúp trẻ thích nghi nhanh chóng với thiết bị này.

 

Luôn bên con trong mọi hoạt động

Bố mẹ có thể cắt nhỏ thức ăn trong mỗi bữa cơm cho con, giúp con tháo khí cụ khi vệ sinh răng miệng,.. đây đều là những công việc bố mẹ có thể hỗ trợ hàng ngày cho con của mình, những việc làm tưởng chừng như nhỏ nhưng lại giúp trẻ hiểu rằng trên hành trình niềng răng vẫn có bố mẹ đồng hành, con không hề đơn độc.

 

Lựa chọn thời gian đeo thích hợp

Trong giai đoạn đầu sử dụng hàm Trainer bố mẹ có thể linh động điều chỉnh thời gian đeo vào những thời điểm trong ngày như chơi game, xem tivi, làm bài tập, làm việc nhà,… Trường hợp đeo hàm Trainer vào ban đêm, bố mẹ nên chia nhỏ thời gian 1 – 2 tiếng rồi tăng dần lên, tránh tạo cho trẻ cảm giác bị bắt ép.

 

Áp dụng các bài tập phù hợp với khí cụ

Trong quá trình trẻ đeo khí cụ, ba mẹ nên hướng dẫn trẻ thực hiện một số bài tập giúp khung hàm thích nghi tốt hơn với khí cụ Trainer. Để đảm bảo đường mũi thông suốt để đeo hàm Trainer đúng cách, trẻ có thể thực hiện bài tập thở như sau:

  • Đứng thẳng người và tựa lưng vào tường: Hít vào qua lỗ mũi phải và thở ra qua lỗ mũi trái, sau đó đổi bên, lặp lại động tác 10 lần. Ngoài ra, xoa bóp hai bên cánh mũi sẽ giúp thông mũi tốt hơn, ba mẹ có thể khuyến khích trẻ thực hiện các bài tập sau để hỗ trợ việc nhai và nuốt hiệu quả khi đeo hàm Trainer:
  • Bài tập con khỉ: Hướng dẫn con đặt lưỡi ở giữa môi dưới và răng dưới, sau đó đẩy lưỡi xuống nhiều nhất có thể rồi di chuyển lưỡi từ trái sang phải, từ phải sang trái.
  • Bài tập thổi bong bóng: Hướng dẫn trẻ thổi phồng môi dưới, đẩy bóng khí xuống phần cằm. Đảm bảo sự di chuyển của bóng khí nhẹ nhàng từ môi dưới xuống cằm.
  • Bài tập mím môi: Đặt một chiếc muỗng vào miệng, mím chặt môi xung quanh muỗng. Giữ muỗng ngang, ngậm chặt và giữ trong 10 giây.

Lặp lại mỗi bài tập 10 lần và xen kẽ giữa các bài tập để giúp trẻ thích nghi và phát triển kỹ năng hiệu quả khi đeo hàm Trainer.

 

Các lưu ý khi đeo hàm trainer cho bé

Trong quá trình đeo hàm Trainer cho bé bố mẹ cần lưu ý đến một số vấn đề sau đây:

  • Cần theo dõi thường xuyên quá trình dùng hàm trainer để ngăn ngừa các thói quen xấu như há miệng, đẩy lưỡi, dùng tay chạm vào hàm
  • Nếu trẻ xuất hiện tình trạng đau răng, viêm nướu khi đeo niềng, bố mẹ cần đưa con đến cơ sở nha khoa để thăm khám và điều trị kịp thời
  • Không được tự ý mua niềng cho trẻ mà nên tham khảo ý kiến của bác sĩ nha khoa để chọn kích thước phù hợp
  • Lưu ý vệ sinh hàm Trainer thường xuyên với nước sạch hoặc ngâm khử trùng bằng nước muối, sau đó bảo quản khí dục tại nơi khô ráo, thoáng mát để đảm bảo vệ sinh cho trẻ khi sử dụng.
Cần lưu ý những gì khi đeo hàm trainer cho bé
Cần lưu ý những gì khi đeo hàm trainer cho bé

 

Đây là một số lưu ý quan trọng giúp trẻ có trải nghiệm đeo hàm trainer tốt nhất và đạt được kết quả điều trị hiệu quả.

Bài viết trên của Implant Center đã chia sẻ đến bạn đọc những thông tin hữu ích giúp trả lời câu hỏi “hàm trainer cho bé có tốt không?”. Nếu có điều gì thắc mắc hãy liên hệ ngay với chúng tôi qua số hotline 1900 56 56780338 56 5678 để được chuyên viên tư vấn và đặt lịch khám sớm nhất.

[widget id="custom_html-2"]