Headgear chỉnh nha trong lĩnh vực nha khoa là một khí cụ dùng để điều trị chỉnh hình xương hàm hô. Theo đó, phương pháp này được các chuyên gia đánh hiệu quả nhất trong thời kỳ thay răng của trẻ từ 6 đến 12 tuổi. Vậy công cụ Headgear là gì? Có tác dụng như thế nào? Và cần chú ý những gì khi sử dụng? Hãy cùng Implant Center tìm hiểu thông qua bài viết bên dưới nhé!
Thế nào là khí cụ Headgear?
Đây là một loại khí cụ chỉnh nha được sử dụng cho trẻ nhỏ trong thời kỳ phát triển mắc phải tình trạng khớp cắn hạng II (hay còn được gọi là hô xương hàm). Khí cụ này có chức năng giúp hạn chế sự phát triển của xương hàm trên cùng với đó là giúp cho xương hàm dưới phát triển ra phía trước. Từ đó khắc phục tình trạng hàm trên nhô ra trước và hàm dưới bị thụt sâu vào.
Khí cụ Headgear có tác dụng gì?
Trong thời kỳ trẻ nhỏ thay răng, việc chỉnh nha bằng cách sử dụng khí cụ Headgear sẽ giúp cho cung răng được nới rộng, tạo điều kiện thuận lợi để răng vĩnh viễn mọc lên. Ngoài ra, những lợi ích khác mà khí cụ Headgear mang lại có thể kể đến như:
- Cải thiện tình trạng răng mọc lệch ở trẻ nhỏ: headgear sẽ giúp ngăn chặn việc răng mọc lệch từ khi trẻ còn nhỏ nhờ vào việc điều chỉnh sự phát triển của xương hàm và răng.
- Kiểm soát sự phát triển quá mức của xương hàm trên: sử dụng khí cụ này sẽ tạo ra một lực kéo ngược lên xương hàm trên, nhờ đó mà ngăn chặn sự phát triển vượt mức và giữ cho hàm trên ở vị trí đúng.
- Điều chỉnh răng sau hàm trên không bị sai lệch: trong những tình huống xảy ra sự sai lệch của răng sau hàm trên, headgear có chức năng giúp điều chỉnh cũng như đưa chúng về đúng vị trí.
- Xoay răng hàm lớn thứ nhất: Ở một vài trường hợp, răng hàm lớn thứ nhất có thể được đặt ở sai vị trí hoặc có thể bị xoay. Lúc này, headgear sẽ có chức năng giúp điều chỉnh cũng như xoay chúng vào đúng vị trí lý tưởng.
- Cải thiện bề mặt ăn nhai: Headgear có thể giúp cho bề mặt ăn nhai cải thiện, từ đó giúp cho trẻ nhỏ nhai thức ăn một cách hiệu quả hơn nhờ vào việc điều chỉnh vị trí của răng và hàm.
- Kiểm soát các neo chặn: Ở một số tình huống, các neo chặn có thể xuất hiện vì răng và hàm không ở đúng vị trí. Lúc này Headgear có thể giúp hạn chế cũng như kiểm soát tình trạng này.
Headgear có cấu tạo như thế nào?
Headgear có cấu tạo gồm 3 phần:
- Dây đệm cổ: đây là phần được gắn vòng quanh cổ, giúp tránh khỏi cảm giác không thoải mái trong thời gian sử dụng.
- Module kéo an toàn: đây là phần liên kết với dây đệm cổ, tạo nên một lực kéo nhẹ nhàng nhằm điều chỉnh vị trí của xương hàm.
- Cung mặt kim loại: đây là phần nằm ở bên trong miệng, phù hợp với cấu trúc hàm.
Với thiết kế đơn giản, không quá cầu kỳ, khi đeo Headgear chỉnh nha trẻ nhỏ sẽ cảm thấy khá thoải mái và không gặp quá nhiều khó khăn, do đó phụ huynh có thể hoàn toàn an tâm.
Những trường hợp cần thiết phải sử dụng khí cụ Headgear chỉnh nha
Thông thường, Headgear sẽ được sử dụng trong giai đoạn trẻ đang thay răng và xương hàm đang phát triển, dao động từ 6 đến 12 tuổi. Tuy nhiên những trường hợp trên 15 tuổi vẫn có thể sử dụng khí cụ Headgear chỉnh nha, song lúc này hiệu quả sẽ bị giảm dần. Một số trường hợp cụ thể cần sử dụng Headgear bao gồm:
- Tình trạng khớp cắn loại II hoặc bị hô, vẩu hàm trên.
- Cần tăng cường neo chặn khi chỉnh nha.
- Trong quá trình niềng răng, cần di xa răng hàm lớn nhất của hàm trên.
Phải đeo Headgear chỉnh nha trong bao lâu?
Thông thường thời gian mang Headgear chỉnh nha sẽ mất từ 12 – 18 tháng để quá trình này đạt được hiệu quả cao. Thời gian này ở mỗi trẻ sẽ khác nhau, phụ thuộc vào các yếu tố như:
- Mức độ cần phải điều chỉnh về sự không hài hòa xương cho từng tình huống.
- Giai đoạn phát triển của trẻ nhỏ khi bắt đầu điều trị.
- Khả năng đáp ứng điều trị của từng cá thể.
- Sự phối hợp của các bé trong quá trình điều trị.
Trong khoảng thời gian này, bé cần đeo Headgear ít nhất 10 tiếng mỗi ngày vào ban đêm. Còn ban ngày bé có thể không cần đeo để tránh ảnh hưởng đến các hoạt động hằng ngày. Song, ở trẻ nhỏ, nếu cảm thấy thoải mái, hãy cho trẻ mang khí cụ đi học một cách bình thường. Cùng với đó, quá trình này cũng cần sự nhắc nhở của phụ huynh cũng như sự hợp tác của các bé.
Đeo khí cụ Headgear niềng răng trẻ em như thế nào cho đúng?
Với cấu tạo đơn giản, việc mang Headgear chỉnh nha cho trẻ cũng rất dễ dàng và thuận tiện. Bạn chỉ cần tuân thủ theo các bước như sau:
- Bước 1: Đặt cung mặt kim loại vào trong miệng của bé.
- Bước 2: Đeo dây kéo và dây đệm, tiếp đó cố định chúng xung quanh cổ của bé.
Chỉ với hai bước vô cùng đơn giản này, quá trình sử dụng Headgear để chỉnh nha đã hoàn thành. Việc đeo Headgear cho trẻ sẽ không gây ra quá nhiều khó khăn vì các bước thực hiện không quá phức tạp và cũng không làm cho các bé cảm thấy khó chịu.
Làm cách nào để bé hợp tác đeo khí cụ Headgear thuận lợi, thoải mái?
Phụ huynh có thể sử dụng một vài mẹo như sau để giúp các bé bớt lo lắng và thoải mái hơn khi đeo khí cụ Headgear:
- Phụ huynh và bác sĩ hãy chia sẻ nhẹ nhàng để bé biết được ý nghĩa của việc chỉnh nha là gì, từ đó giúp bé ổn định tâm lý.
- Phụ huynh có thể giúp bé cắt nhỏ thức ăn, tháo khí cụ khi vệ sinh răng miệng,… để giúp các bé cảm thấy việc đeo khí cụ cũng không quá phiền toái và bất tiện.
- Thường xuyên động viên và khen ngợi con. Khi trẻ tự giác mang khí cụ đúng giờ, đúng cách mà không cần nhắc nhở, phụ huynh có thể khen ngợi để củng cố tinh thần cho các con.
- Lựa chọn những phòng khám nha khoa có đội ngũ bác sĩ thân thiện, có không gian vui chơi. Điều này sẽ giúp cho trẻ cảm thấy tâm lý được thư giãn và thích thú mỗi khi tới lịch tái khám.
- Vào thời gian đầu đeo khí cụ, để giảm bớt cảm giác không thoải mái cho bé cũng như giúp bé có cảm giác ngon miệng hơn, hãy chuẩn bị những món ăn mềm và thức ăn mà bé yêu thích.
- Để con không bị mặc cảm khi đeo khí cụ, hãy luôn động viên con.
- Tạo điều kiện để con gặp gỡ và vui chơi với các bạn cũng đang điều trị để cùng nhau chia sẻ những kinh nghiệm khi mang khí cụ.
Những điều cần chú ý khi đeo khí cụ Headgear chỉnh nha để đạt hiệu quả cao
Để quá trình sử dụng khí cụ Headgear đạt hiệu quả cao, cũng như giúp giảm tình trạng hô xương ở trẻ nhỏ, cần lưu ý những điều sau:
- Cần đảm bảo thời gian đeo: Trẻ cần đeo khí cụ tối thiểu 10-12 giờ/ngày.
- Hạn chế những loại thực phẩm cứng, dẻo, giòn có khả năng làm lỏng các khâu ở răng cối lớn, nơi kết nối với khí cụ.
- Chú ý tư thế ngủ: Khi ngủ cần hạn chế nằm nghiêng để tránh chèn ép lên Headgear.
- Thường xuyên đánh răng để giữ gìn vệ sinh răng miệng.
- Khi đến gặp bác sĩ phải luôn mang theo khí cụ để được kiểm tra và điều chỉnh kịp thời.
- Bảo quản khí cụ chỉnh nha Headgear sao cho đúng
- Thao tác nhẹ nhàng khi đeo, tháo khí cụ. Tránh giật mạnh dẫn đến đau răng, làm lỏng khâu và kéo dài thời gian chữa trị có thể dẫn đến chi phí cao hơn.
- Khi khâu bị lỏng, cần lấy khâu ra khỏi răng một cách nhẹ nhàng, sau đó bảo quản nó và đem đến gặp bác sĩ chỉnh nha.
- Hạn chế dùng một lực mạnh để kéo cung kim loại bên trong miệng.
- Không đeo Headgear khi tham gia các hoạt động thể thao và vận động mạnh như bóng rổ, bóng đá, võ thuật,…
- Điều chỉnh sao cho dây đệm cổ vừa vặn với hai vòng lực an toàn.
- Thường xuyên thực hành đeo, tháo Headgear để giúp các bé thao tác linh hoạt hơn cũng như bảo quản khí cụ tốt hơn.
Qua bài viết trên, Implant Center hy vọng bạn sẽ có cái nhìn rõ hơn về khí cụ Headgear cũng như vai trò của nó trong quá trình chỉnh nha. Nếu bạn quan tâm và muốn được thăm khám, hãy liên hệ với chúng tôi để được đội ngũ bác sĩ kiểm tra tình trạng răng miệng cũng như đưa ra những phương pháp chữa trị phù hợp dành cho bạn, bao gồm việc sử dụng Headgear chỉnh nha nếu cần thiết!