Lưỡi nổi hạt đỏ là bệnh lý răng miệng thường gặp đền từ nhiều nguyên nhân khác nhau, từ những vấn đề đơn giản như dị ứng thực phẩm đến các vấn đề viêm lưỡi bản đồ, nhiễm khuẩn hoặc nấm miệng. Tình trạng này không chỉ gây khó chịu mà còn có thể ảnh hưởng đến sức khỏe răng miệng và sinh hoạt hằng ngày. Vậy cách nhận biết, điều trị cũng như phòng chống bệnh này là gì? Theo dõi ngay bài viết của Implant Center để được thông tin đầy đủ và chính xác nhất.
Lưỡi nổi hạt đỏ là bệnh gì?
Lưỡi nổi hạt đỏ là biểu hiện của nhiều bệnh lý răng miệng, trong đó có thể kể đến như:
Nhiệt miệng
Nhiệt miệng là hiện tượng thường gặp do virus tấn công, làm suy giảm khả năng miễn dịch của niêm mạc miệng và lưỡi. Các nốt đỏ do nhiệt miệng thường xuất hiện trên nướu, lưỡi, môi và gây đau rát khi ăn uống, làm bạn khó chịu. Nhưng đây là bệnh nhẹ và chúng thường tự khỏi sau 7 – 10 ngày.
Viêm lưỡi
Viêm lưỡi là bệnh lý mà niêm mạc lưỡi bị nhiễm khuẩn do tác dụng phụ của thuốc hoặc dị ứng với nước súc miệng. Khi bạn bị viêm lưỡi, ngoài lưỡi nổi hạt đỏ, bạn còn gặp phải những triệu chứng sưng lưỡi, loét miệng…
Nhiễm nấm
Vệ sinh răng miệng không đúng cách là nguyên nhân chính dẫn đến nhiễm nấm ở lưỡi. Khi bị nấm lưỡi, bên cạnh lưỡi nổi hạt đỏ, bạn còn cảm thấy đau rát, giảm vị giác, ăn uống không ngon miệng.
U nhú tiền đình Papillomatosis
U nhú tiền đình Papillomatosis là bệnh lý do các tế bào gai dưới lớp biểu bì phát triển quá mức, gây ra các nốt mụn thịt đỏ hồng trên lưỡi. Nếu bị bệnh này, các nốt mụn sẽ mọc thành dải hoặc đối xứng nhau, thường không gây đau và có cuống riêng. Đặc biệt là theo thời gian, chúng sẽ tự teo nhỏ lại.
Mụn rộp sinh dục
Lưỡi nổi hạt đỏ cũng có thể là biểu hiện của bệnh mụn rộp sinh dục ở miệng. Các nốt mụn rộp sẽ sưng tấy, đau rát, và có thể phồng lên theo thời gian. Nếu không được điều trị, các nốt mụn này có thể vỡ ra và gây viêm nhiễm nghiêm trọng.
Sùi mào gà
Sùi mào gà là bệnh do virus HPV gây ra, chủ yếu lây qua đường miệng và tình dục. Ban đầu, người bệnh sẽ thấy các nốt đỏ không gây đau, sau đó chúng sẽ lan rộng và mọc thành cụm giống mào gà. Bệnh này làm bạn khó chịu trong việc ăn uống, tự ti khi giao tiếp.
Viêm họng
Viêm họng cũng có thể kèm theo lưỡi nổi hạt đỏ. Đây là bệnh lý thường gặp trong thời tiết giao mùa, mùa mưa, khi hệ miễn dịch kém cũng như chế độ dinh dưỡng, ăn uống không được đảm bảo.
Ung thư lưỡi
Ung thư lưỡi thường phát triển từ tình trạng viêm nhiễm kéo dài mà không được điều trị. Nếu bạn thấy màu sắc lưỡi thay lưỡi, xuất hiện nốt đỏ kèm theo vết loét, đau nhức, chảy máu, khó cử động lưỡi, và hơi thở có mùi hôi khó chịu thì rất có thể đã bị ung thư lưỡi.
Nhận biết những loại đốm đỏ nào xuất hiện trên lưỡi là bình thường
Lưỡi được bao phủ bởi các nhú, đây là những phần nhô lên nhỏ, có vai trò quan trọng trong việc thực hiện các chức năng thiết yếu như nói, nhai thức ăn và phát hiện nhiệt độ. Các nhú lưỡi cũng đóng góp vào cảm giác vị giác, giúp chúng ta phân biệt các hương vị khác nhau.
Trên lưỡi, có bốn loại nhú chính, mỗi loại có hình dạng và chức năng riêng, bao gồm:
- Nhú dạng chỉ (Filiform papillae): Loại nhú phổ biến có hình dạng giống như những sợi chỉ nhỏ, trải rộng khắp bề mặt lưỡi. Chúng không chứa các cơ quan cảm giác vị giác nhưng có nhiệm vụ cảm nhận kết cấu thức ăn và cảm giác chạm. Nhú dạng chỉ thường có màu hồng và tạo cảm giác mềm mại, không gây khó chịu cho người sử dụng.
- Nhú dạng nấm (Fungiform papillae): Những nhú này có hình dạng như những chiếc nấm và thường có màu đỏ do chứa nhiều mạch máu. Chúng nằm chủ yếu ở phần trước của lưỡi và có chứa các tế bào thần kinh cảm giác vị giác, giúp nhận biết các hương vị như ngọt, mặn, chua, và đắng.
- Nhú dạng lá (Foliate papillae): Nhú dạng lá nằm ở hai bên của lưỡi và có hình dạng như những chiếc lá cây. Chúng cũng có chức năng cảm nhận vị giác và chứa nhiều tuyến nước bọt, giúp duy trì độ ẩm cho lưỡi và hỗ trợ quá trình tiêu hóa. Nhú dạng lá không phải lúc nào cũng dễ thấy, nhất là ở người trưởng thành, và chúng có thể giảm dần theo độ tuổi.
- Nhú dạng đài (Circumvallate papillae): Nhú này lớn hơn và có hình dạng giống như một chiếc đài, nằm ở phía sau lưỡi. Chúng chứa nhiều tế bào vị giác, tập trung nhiều mạch máu và được bao quanh bởi một rãnh nhỏ, giúp tập trung cảm giác vị giác.
Khi lưỡi ở trạng thái khỏe mạnh, các nhú này thường có màu hồng nhạt và không có dấu hiệu viêm nhiễm hay khó chịu. Tuy nhiên, nếu bạn thấy xuất hiện các đốm đỏ bất thường, hoặc có triệu chứng kèm theo như đau rát, sưng tấy thì cần đến bác sĩ thăm khám ngay để được chẩn đoán chính xác.
Dấu hiệu nhận biết các bệnh lý thường gặp trên lưỡi
Lưỡi là một bộ phần quan trọng của cơ thể, phản ánh tình trạng sức khỏe của người bệnh trong nhiều trường hợp. Dưới đây là những dấu hiệu chính cần chú ý:
Màu sắc lưỡi
- Lưỡi hồng: Là dấu hiệu của sức khỏe tốt, cơ thể khỏe mạnh.
- Lưỡi nhợt nhạt: Có thể cho thấy tình trạng thiếu máu hoặc các vấn đề về tuần hoàn.
- Lưỡi đỏ: Thường liên quan đến tình trạng viêm nhiễm, dị ứng, hoặc có thể là triệu chứng của bệnh nhiễm trùng.
- Lưỡi vàng có nhớt: Thường do gan hoặc mật có vấn đề.
Bề mặt lưỡi
- Xuất hiện lớp màu trắng phủ trên bề mặt lưỡi biến mất
- Lưỡi khô khốc, bắt đầu xuất hiện các vết nứt
- Các gai lưỡi bị mất hoặc teo nhỏ
- Lưỡi có dấu hiệu loét
- Lưỡi xuất hiện các nốt viêm và mảng đỏ.
Lưỡi nổi hạt đỏ bị chảy máu và đau rát có nguy hiểm không?
Khi lưỡi xuất hiện các đốm đỏ, chảy máu, đau rát kéo dài thì rất nguy hiểm. Vì nó có thể là dấu hiệu của nhiều bệnh lý khác nhau. Những triệu chứng này có thể liên quan các bệnh lý viêm nhiễm niêm mạc lưỡi.
Nếu không được điều trị kịp thời, nhiễm nấm miệng có thể lan rộng đến các bộ phận khác trong cơ thể như phổi, gan và tim, dẫn đến các biến chứng nguy hiểm và khó điều trị hơn. Lưỡi nổi hạt để lâu cũng có thể gây khó khăn trong sinh hoạt hàng ngày, như khi nói chuyện, ăn uống và thực hiện các hoạt động thường ngày.
Vì vậy, nếu bạn gặp phải những triệu chứng này, hãy đến bác sĩ càng sớm càng tốt để được kiểm tra, chẩn đoán, điều trị kịp thời và ngăn ngừa các biến chứng nghiêm trọng về sau.
Cách điều trị lưỡi nổi hạt đỏ
Phương pháp điều trị lưỡi nổi hạt đỏ tùy thuộc vào tình trạng cụ thể của mỗi bệnh nhân. Hiện nay có 2 cách chính để điều trị bệnh này đó là dùng thuốc và cách chuyên sâu:
Điều trị bằng thuốc
Nếu bệnh nhẹ, bác sĩ sẽ kê đơn cho bệnh nhân một số loại thuốc như kháng sinh, thuốc giảm đau, thuốc chống viêm, nhằm tiêu diệt vi khuẩn và giảm tình trạng nốt đỏ, đau rát, ngứa ở lưỡi. Bệnh nhân cần chú ý sử dụng thuốc đúng liều lượng mà bác sĩ chỉ định, không tự ý tăng hay giảm liều để tránh những tác dụng phụ không mong muốn.
Điều trị chuyên sâu
Nếu bệnh chuyển biến sang giai đoạn nặng hơn, bên cạnh việc dùng thuốc, bệnh nhân có thể cần can thiệp điều trị bằng các phương pháp chuyên sâu khác. Sau khi tiến hành thăm khám, bác sĩ sẽ đưa ra những chỉ định cụ thể dựa vào từng nguyên nhân gây ra tình trạng bệnh.
Các biện pháp phòng tránh các bệnh lý ở lưỡi
Để phòng tránh lưỡi nổi hạt đỏ hay các bệnh về lưỡi, bạn cần lưu ý:
Vệ sinh răng miệng sạch sẽ
- Đánh răng ít nhất hai lần mỗi ngày sáng và tối với kem đánh răng chứa flour.
- Sử dụng chỉ nha khoa, nước súc miệng hay tăm nước để loại bỏ thức ăn thừa và mảng bám.
- Xây dựng chế độ ăn khoa học
- Bổ sung đầy đủ vitamin và khoáng chất cần thiết cho cơ thể để giữ cho lưỡi và các mô mềm trong khoang miệng khỏe mạnh.
- Không dùng đồ ăn quá cay, nóng, hoặc quá chua có thể làm tổn thương niêm mạc lưỡi.
- Uống đủ 2 lít nước mỗi ngày để không làm khô miệng, hạn chế hôi miệng.
Thăm khám nha khoa định kỳ
- Thăm khám răng miệng tại nha khoa ít nhất 6 tháng/ lần.
- Khám sức khỏe tổng quát định kỳ để hiện sớm các dấu hiệu bất thường ở lưỡi và các vấn đề khác liên quan đến sức khỏe răng miệng.
Quan hệ tình dục an toàn
- Trang bị kiến thức về tình dục, tránh thai và chỉ quan hệ tình dục lành mạnh, chung thủy.
- Sử dụng biện pháp an toàn, dùng bao cao su khi quan hệ để giảm nguy cơ mắc các bệnh lây truyền qua đường tình dục như sùi mào gà.
Trong sinh hoạt hằng ngày, bạn cần theo dõi tình trạng răng miệng thường xuyên để phát hiện và xác định nguyên gây lưỡi nổi hạt đỏ sớm nhất. Không nên để tình trạng kéo dài hoặc ngày càng nghiêm trọng mà người bệnh nên thăm khám bác sĩ để được tư vấn và điều trị đúng cách.