Mang bầu nhổ răng khôn được không? Cần lưu ý gì khi nhổ?
Mang-bau-nho-rang-khon-duoc-khong-Thoi-diem-nho-rang-khon-thich-hop-cho-me-bau-la-khi-nao

Mang bầu nhổ răng khôn được không luôn là thắc mắc của rất nhiều mẹ bầu. Mang thai luôn là thời điểm khá nhạy cảm, mẹ bầu phải giữ gìn sức khỏe để thai nhi được an toàn, khỏe mạnh. Nhưng nếu trong thai kỳ, mẹ bầu xuất hiện tình trạng đau răng khôn thì sao? Hãy cùng Implant Center tìm hiểu vấn đề này thông qua bài viết bên dưới.

 

Răng khôn ảnh hưởng đến mẹ bầu như thế nào?

Răng khôn, hay còn gọi là răng số 8, thường mọc ở độ tuổi từ 17 đến 25 và nằm ở phía trong cùng của hàm. Khi chúng mọc thẳng, răng khôn có thể hỗ trợ quá trình ăn nhai. Tuy nhiên, nếu mọc lệch hoặc kẹt trong xương hàm, chúng có thể gây ra cảm giác đau, nhức, sưng tấy, và ảnh hưởng đến khả năng ăn uống. Đặc biệt, đối với phụ nữ mang thai, cơ địa nhạy cảm do sự thay đổi nội tiết tố và lượng canxi trong cơ thể khiến họ dễ gặp phải tình trạng răng khôn gây đau dữ dội, khó chịu.

Rang-khon-anh-huong-den-ba-bau-ra-sao
Răng khôn ảnh hưởng đến bà bầu ra sao?

Mẹ bầu còn dễ bị vi khuẩn tấn công, dẫn đến viêm, nhiễm trùng, sâu răng và sưng lợi. Triệu chứng như đau nhức, sưng đỏ và thậm chí sốt cao có thể xảy ra, ảnh hưởng lớn đến sức khỏe. Do đó, bác sĩ thường chỉ định nhổ răng khôn để điều trị hiệu quả tình trạng này.

 

Bà bầu nhổ răng khôn được không?

Việc nhổ răng khôn trong thời gian mang thai là một chủ đề nhạy cảm và không phải lúc nào cũng được khuyến khích. Mặc dù không phải là điều cấm tuyệt đối, nhưng các bác sĩ thường cố gắng hoãn can thiệp cho đến sau khi sinh để hạn chế tối đa rủi ro cho mẹ và thai nhi.

Nhổ răng khôn có thể dẫn đến một số biến chứng nghiêm trọng, chẳng hạn như nhiễm trùng huyết, đặc biệt nếu quy trình được thực hiện ở cơ sở không đảm bảo vệ sinh và chất lượng. Điều này có thể gây nguy hại cho sức khỏe của cả mẹ và em bé.

Phu-nu-co-thai-nho-rang-khon-duoc-khong
Phụ nữ có thai nhổ răng khôn được không còn tùy vào nhiều yếu tố

Quá trình nhổ răng khôn thường cần chụp X-quang để xác định vị trí và tư thế răng, nhưng tia X, mặc dù ở mức độ thấp, vẫn tiềm ẩn nguy cơ cho thai nhi, đặc biệt trong ba tháng đầu thai kỳ. Ngoài ra, việc sử dụng thuốc gây tê cũng cần được xem xét kỹ lưỡng. Mặc dù một lượng nhỏ thường ít ảnh hưởng đến sức khỏe thai nhi, việc sử dụng liều cao hoặc nhiều lần có thể gây ra các tác dụng phụ như chóng mặt, buồn nôn và rối loạn vị giác.

Nếu mẹ bầu gặp cơn đau răng quá dữ dội hoặc có dấu hiệu viêm nhiễm, điều quan trọng là không tự ý mua thuốc giảm đau hay kháng sinh, vì điều này có thể dẫn đến tình trạng viêm nhiễm nặng hơn hoặc ảnh hưởng xấu đến thai nhi. Thay vào đó, mẹ cần đến thăm khám tại các cơ sở nha khoa uy tín, nơi có đội ngũ bác sĩ chuyên môn cao. Trong những trường hợp cần thiết, bác sĩ sẽ phối hợp với bác sĩ sản khoa để đưa ra hướng điều trị an toàn và hiệu quả nhất.

Tóm lại, trong trường hợp răng khôn gây đau đớn và ảnh hưởng đến sức khỏe, việc nhổ răng khôn có thể được xem xét, nhưng cần phải thận trọng và thực hiện tại cơ sở y tế chất lượng để giảm thiểu mọi rủi ro.

 

Thời điểm nhổ răng khôn thích hợp cho mẹ bầu là khi nào?

Thời điểm nhổ răng khôn thích hợp cho mẹ bầu là trong tam cá nguyệt thứ hai, cụ thể là vào tháng thứ 4, 5, hoặc 6 của thai kỳ. Đây là giai đoạn mà thai kỳ đã bước vào ổn định, giúp mẹ cảm thấy thoải mái hơn và giảm bớt nguy cơ gặp phải các tác dụng phụ từ quy trình nhổ răng. Ngược lại, việc nhổ răng khôn không được khuyến khích trong ba tháng đầu và ba tháng cuối của thai kỳ.

 

Thoi-diem-nho-rang-khon-thich-hop-la-khi-nao
Khi nào nên nhổ răng khôn là thích hợp?

Trong ba tháng đầu, cơ thể của mẹ rất nhạy cảm, dễ nôn ói, đồng thời đây là thời điểm hình thành các cơ quan của thai nhi, khiến việc sử dụng thuốc và tia X-quang có thể gây ra nguy cơ dị dạng. Ở giai đoạn ba tháng cuối, khi thai nhi đã lớn, cơ thể mẹ trở nên nặng nề và mệt mỏi, khó có thể ngồi hoặc nằm lâu để hoàn tất tiểu phẫu, và có nguy cơ gây sinh non. Vì vậy, nếu mẹ cần phải nhổ răng khôn, điều quan trọng là tham khảo ý kiến bác sĩ sản khoa để đảm bảo quy trình được thực hiện an toàn và hiệu quả.

 

Mẹo giúp mẹ bầu giảm đau răng khôn khi không thể nhổ

Cach-giam-dau-rang-khon-khi-khong-the-nho
Răng khôn đau khi không thể nhổ thì phảu làm sao?
  • Súc miệng bằng nước muối: Nước muối có tính sát khuẩn và kháng viêm, giúp loại bỏ vi khuẩn và làm sạch khoang miệng. Mẹ có thể pha loãng nước muối hoặc sử dụng nước muối sinh lý để súc miệng hàng ngày.
  • Chườm nóng hoặc chườm lạnh: Chườm lạnh vào vị trí răng khôn mọc có thể giúp giảm đau nhức. Mẹ có thể dùng khăn bọc đá hoặc túi chườm nóng để chườm nhẹ nhàng lên vùng má bên ngoài.
  • Ăn đồ ăn mềm: Ưu tiên các loại thực phẩm mềm, loãng và được nấu chín kỹ sẽ giúp mẹ dễ dàng nhai nuốt, giảm thiểu cảm giác đau.
  • Vệ sinh răng miệng sạch sẽ: Đánh răng hai lần mỗi ngày bằng bàn chải lông mềm và kem đánh răng chứa fluoride. Mẹ cũng nên sử dụng chỉ nha khoa để loại bỏ thức ăn thừa và súc miệng bằng nước muối sinh lý hoặc nước súc miệng thảo dược.
  • Lấy cao răng thường xuyên: Thăm khám nha sĩ để lấy cao răng khoảng 6 tháng đến 1 năm một lần. Việc này giúp ngăn ngừa tình trạng viêm nhiễm và bảo vệ sức khỏe răng miệng.
  • Dùng thảo dược giảm đau: Một số bài thuốc dân gian như nước lá ổi, nước lá mùi tàu, hoặc nước muối gừng có thể được sử dụng để ngậm hoặc súc miệng hàng ngày, giúp làm sạch khoang miệng và giảm sưng đau nướu.
  • Tránh tự ý uống thuốc giảm đau: Mẹ bầu không nên tự ý sử dụng thuốc giảm đau mà không có sự chỉ định của bác sĩ, vì điều này có thể gây hại cho sức khỏe của cả mẹ và thai nhi.

Như vậy, nhổ răng khôn khi mang thai vẫn được, nhưng phải đảm bảo sức khỏe của người mẹ và không ảnh hưởng quá nhiều đến thai nhi. Hy vọng bài viết trên của Implant Center sẽ giải đáp được thắc mắc của bạn.

 

[widget id="custom_html-2"]