Mọc mụn nước trong miệng: Nguyên nhân và hướng dẫn điều trị
Moc-mun-nuoc-trong-mieng-nguyen-nhan-va-cach-dieu-tri

Mụn nước trong miệng là một vấn đề sức khỏe phổ biến, tuy không nguy hiểm nhưng lại làm cho người bệnh cảm thấy khó chịu và ảnh hưởng đến sinh hoạt cuộc sống hằng ngày. Các nốt mụn nước này thường xuất hiện ở lưỡi, nướu, bên trong má, gần môi, khiến việc ăn uống và giao tiếp trở nên khó khăn. Để hiểu hiểu rõ nguyên nhân gây ra mụn nước và cách điều trị thích hợp, mời bạn cùng xem ngay bài viết dưới đây của Implant Center.

 

Mọc mụn nước trong miệng là như thế nào?

Mọc mụn nước trong miệng thường là tình trạng xuất hiện các nốt nhỏ chứa chất lỏng bên trong, có thể gây đau rát hoặc khó chịu khi ăn uống và nói chuyện. Những mụn nước này có thể xuất hiện ở các vị trí như lưỡi, lợi, môi, vòm họng, hoặc bên trong má. Bên cạnh các nốt mụn ở miệng, người bệnh còn gặp phải một số triệu chứng kèm theo như: đau rát miệng, viêm họng, rát họng, nổi hạch nhỏ ở hàm, hơi thở có mùi hôi, sốt nhẹ,…

Dau-hieu-moc-mun-nuoc-trong-mieng
Dấu hiệu mọc mụn nước trong miệng là gì?

 

Nguyên nhân khiến bạn nổi mụn nước trong miệng là gì?

Nguyen-nhan-noi-mun-nuoc-trong-mieng
Nguyên nhân nổi mụn nước trong miệng là gì?

 

Nếu bạn bị nổi mụn nước trong miệng thì rất có thể là do một trong những nguyên nhân sau:

  • Nhiệt miệng: Nếu bạn quá căng thẳng, thiếu hụt vitamin B12, axit folic, hoặc kẽm thì rất dễ bị nhiệt miệng. Nhiệt miệng gây ra các vết loét nhỏ, màu trắng hoặc vàng, bao quanh bởi vùng viêm đỏ.
  • Mụn rộp sinh dục: Virus Herpes Simplex (mụn rộp sinh dục) cũng là nguyên nhân ra mụn nước ở môi và bên trong miệng, thường xảy ra khi hệ miễn dịch suy yếu. Những nốt mụn nước này dễ vỡ, tạo ra vết loét đau rát và kéo dài trong khoảng 7-10 ngày.
  • Bạch sản niêm mạc: Đây là tình trạng niêm mạc miệng dày lên, thường xuất hiện mảng trắng hoặc xám và có thể gây mụn nước. Đặc biệt bạch sản niêm mạc là một trong những dấu hiệu tiền ung thư, do đó, người bệnh cần theo dõi cẩn thận và kiểm tra sớm.
  • Bệnh sởi: Sởi cũng là bệnh lý gây mọc mụn nước trong miệng, điển hình là những nốt nhỏ màu trắng xanh, gọi là đốm Koplik, xuất hiện trên nền hồng của niêm mạc miệng. Đây là dấu hiệu nhận biết quan trọng trước khi phát ban ngoài da.
  • Bệnh thủy đậu: Virus varicella-zoster gây bệnh thủy đậu cũng làm khoang miệng nổi mụn nước, gây đau rát và khó khăn khi ăn uống. Mụn nước trong miệng thường xuất hiện đồng thời với các nốt thủy đậu ngoài da, làm cho người bệnh đau rát, khó chịu.
  • Bệnh tay chân miệng: Tay chân miệng là bệnh truyền nhiễm do virus coxsackie gây ra, thường gặp ở trẻ em. Biểu hiện đặc trưng của bệnh bày đó chính là vùng da bị tổn thương, mọc mụn nước tập trung chủ yếu tại miệng, lòng bàn tay, bàn chân.
  • Ung thư khoang miệng: Nếu mụn nước trong miệng kéo dài không khỏi, hoặc vết loét trong miệng kèm theo hiện tượng chảy máu, có thể là dấu hiệu của ung thư khoang miệng. Đây là bệnh lý nguy hiểm mà bạn cần lưu tâm và điều trị sớm.
  • Chàm (Eczema): Chàm (Eczema) hay viêm da dị ứng là bệnh lý về da rất phổ biến, gây ngứa, đỏ, khô và kích ứng da. Đặc biệt nếu bị chàm thể tạng, người bệnh có thể mụn nước trong miệng, gây ra các vết loét đau đớn.
  • Ghẻ nước: Ghẻ nước là bệnh lý thường gặp ở da do sự xâm nhập của loài ký sinh trùng Sarcoptes Scabiei gây nên. Ở một số trường hợp, ghẻ nước gây ra các nốt mụn nước nhỏ ở vùng miệng, nhất là nếu có nhiễm trùng thứ phát.
  • Zona thần kinh (bệnh giời leo): Zona thần kinh (bệnh giời leo) là một bệnh do virus varicella-zoster tái hoạt động, gây ra các mụn nước đau rát ở nhiều vùng khác nhau trên cơ thể, bao gồm cả miệng. Bệnh này làm cho bạn cảm thấy đau nhức kéo dài, kể cả khi mụn nước đã biến mất.

 

Mọc mụn nước trong miệng là bệnh gì?

Bên cạnh những bệnh lý cơ bản mà chúng tôi liệt kê ở trên, mọc mụn nước còn có thể là biểu hiện của bệnh lồi xương, răng mọc ngầm, u tuyến nước bọt. Nghiêm trọng hơn, mụn nước trong miệng có thể là dấu hiệu cảnh báo ung thư khoang miệng.

Bạn nên đặc biệt lưu ý nếu dấu hiệu này kèm theo các triệu chứng sau:

  • Xuất hiện những khối u nhỏ màu trắng ở nướu hoặc niêm mạc má.
  • Xuất hiện những chấm trắng với bề mặt gồ ghề, bờ viền không đều.
  • Mụn nước kéo dài trên 2 tuần vẫn không lành.
  • Xuất hiện cục cứng dưới niêm mạc, không đau nhưng dần to lên.
  • Niêm mạc bị đỏ, đau rát, khó lành.
  • Khoang miệng đau nhức không rõ nguyên nhân, cơn đau ngày càng tăng.

 

Xử trí như thế nào với mụn nước trong miệng?

Hiện nay, phần lớn các trường hợp mụn nước trong miệng là do nhiệt miệng tạm thời và không gây nguy hiểm. Tuy nhiên, bạn không nên chủ quan mà cần phải theo dõi tình trạng sức khỏe của mình một cách thường xuyên.

Xu-tri-nhu-the-nao-voi-mun-nuoc-trong-mieng
Xử lý mụn nước trong miệng như thế nào?

 

Nếu mụn nước không biến mất sau 15 ngày, kích thước ngày càng lớn hơn cơn đau ngày càng tăng, bị mưng mủ, niêm mạc sần sùi, bạn nên đi khám bác sĩ chuyên khoa răng hàm mặt ngay. Bác sĩ sẽ chỉ định kiểm tra cận lâm sàng hoặc sinh thiết nếu nghi ngờ bệnh lý nghiêm trọng.

 

Phương pháp chữa mụn nước đơn giản tại nhà

Nếu bị nhẹ thì bạn hoàn toàn có thể tự chữa mụn nước tại nhà. Tùy theo độ tuổi mà bạn có thể tham khảo thực hiện một trong những cách sau:

Giảm mụn nước mọc trong miệng ở trẻ

  • Đối với trẻ sơ sinh: Sử dụng bông gòn ẩm để lau sạch, nhẹ nhàng vùng miệng của bé, cho bé ăn uống đủ chất dinh dưỡng và kiểm tra thân nhiệt, sức khỏe tổng thể của trẻ.
  • Đối với trẻ em: cho trẻ súc miệng bằng dung dịch muối sinh lý, sử dụng thuốc giảm đau như paracetamol.

 

Giảm mụn nước trong miệng ở người lớn

Đối với người lớn, bệnh nhân cần súc miệng bằng dung dịch muối sinh lý để làm sạch miệng. Ngoài ra cần hạn chế sử dụng thực phẩm và đồ uống chứa acid, chất kích thích để tránh cảm giác khó chịu, đau rát trong miệng.

 

Điều trị mụn nước ở miệng không đau tại nha khoa sẽ như thế nào?

 

Dieu-tri-mun-nuoc-tai-nha-khoa
Tại nha khoa, bác sĩ có thể sử dụng các biện pháp chuyên sâu

 

Nếu các phương pháp điều trị tại nhà không mang lại hiệu quả, dẫn đến tình trạng mụn nước kéo dài, người bệnh nên đến các cơ sở nha khoa để được thăm khám. Tại nha khoa, bác sĩ có thể sử dụng các biện pháp chuyên sâu như:

  • Dùng Laser loại bỏ mụn nhọt bằng cách sử dụng tia ánh sáng nhỏ.
  • Dùng áp lạnh đóng băng toàn bộ các mô của mụn nước.
  • Tiêm Corticosteroid giảm viêm và giúp vết thương mau lành.

 

Câu hỏi thường gặp về nổi mụn nước

 

Làm cách nào để phòng ngừa vấn đề nổi mụn nước trong khoang miệng?

  • Chăm sóc răng miệng kỹ lưỡng: Đánh răng 2 lần mỗi ngày, dùng chỉ nha khoa, tăm nước, nước súc miệng mỗi khi ăn xong.
  • Hạn chế căng thẳng: Duy trì lối sống lành mạnh, nghỉ ngơi hợp lý kết hợp với tập luyện, làm việc điều độ.
  • Ăn uống khoa học: Bổ sung các loại vitamin, đặc biệt là vitamin B và C, hạn chế ăn đồ cay nóng, dầu mỡ, quá chua.

 

Mụn nước trong miệng không đau có sao không?

Mụn nước trong miệng không gây đau thường là do tổn thương niêm mạc do kích ứng. Tuy nhiên, nếu mụn không đau kéo dài hơn 2 tuần và ngày càng nghiêm trọng, bạn nên đến bác sĩ để kiểm tra, vì đây có thể là dấu hiệu của các bệnh lý hệ miễn dịch hoặc ung thư miệng.

 

Mụn nước trong khoang miệng có tự hết được không?

Hầu hết các trường hợp mụn nước trong khoang miệng có thể tự lành trong vòng 5-10 ngày mà không cần can thiệp y tế. Tuy nhiên, nếu tình trạng đau nhức nhiều kèm theo nhiều biểu hiện khác, bạn nên đến bác sĩ chuyên khoa kiểm tra ngay.

Mọc mụn nước trong miệng là vấn đề sức khỏe phổ biến ở người lớn lẫn trẻ em. Để hạn chế nguy cơ mọc mụn nước, bạn cần vệ sinh răng miệng, ăn uống khoa học và có một lối sống lành mạnh. Nếu phát hiện các nốt mụn bất thường trong khoang miệng, hãy đến bác sĩ để được thăm khám càng sớm càng tốt.

[widget id="custom_html-2"]