Nâng khớp cắn niềng răng là gì? 2 phương pháp nâng khớp cắn phổ biến
Nâng khớp cắn trong nièng răng có tác dụng gì? 2 phương pháp nâng khớp cắn phổ biến

Niềng răng là một trong số những phương pháp nha khoa thường gặp được các bác sĩ chỉ định đối với những trường hợp hô, móm,… Trong đó phương pháp nâng khớp cắn niềng răng là cách làm phổ biến được áp dụng đối với tình trạng khớp cắn sâu, khớp cắn chéo, cắn hở,…

Để giúp bạn hiểu rõ hơn về nâng khớp cắn là gì? Công dụng ra sao? Quá trình nâng khớp cắn được thực hiện như thế nào? Đeo nâng khớp bao lâu là hợp lý?… Implant Center xin đưa ra bài viết sau đây.

 

Kỹ thuật nâng khớp cắn là gì?

Nâng khớp cắn là liệu pháp nha khoa được thực hiện song song với quá trình niềng răng mắc cài. Khi thực hiện nâng khớp cắn, các bệ bằng vật liệu tổng hợp sẽ được đặt lên răng hàm hoặc mặt sau răng cửa. Đồng thời các vật thể này cũng được chèn vào các bề mặt tiếp xúc với khớp cắn, mục đích là ngăn hàm trên và hàm dưới căn lại hoàn toàn.

Có rất nhiều nguyên nhân cần phải sử dụng liệu pháp này. Mục đích chính của nâng khớp cắn là giảm áp lực hàm dưới phải chịu đối với tình trạng khớp cắn sâu hay khớp cắn chéo. Một số trường hợp nghiêm trọng có thể gây hư hỏng gọng niềng và men răng.

Hiện nay, nâng khớp cắn chính là phương pháp hỗ trợ các khí cụ trên răng, giúp răng di chuyển nhanh và thuận lợi. Thông thường nâng khớp cắn sẽ được chỉ định cho các trường hợp khớp cắn chéo hoặc khớp cắn sâu.

Giới thiệu phương pháp nâng khớp cắn
Giới thiệu phương pháp nâng khớp cắn

 

Đối với những tình trạng này, các bác sĩ sẽ tiến hành đặt bên mặt răng hàm hoặc răng cửa một công cụ để nâng khớp cắn. Nếu mang khí cụ này, hai hàm của bạn không thể chạm vào nhau, do đó giảm áp lực đáng kể cho hàm dưới. Đồng thời, tránh hỏng lớp men răng hoặc hư hại mắc cài.

Lý do là vì các hàm dưới sẽ phải chịu áp lực lớn từ hàm nhai trên, nếu không khắc phục kịp thời có thể làm lệch tương quan giữa hai hàm nhau, tình trạng này thường xuất hiện nếu răng của bạn không may bị khớp cắn sâu hoặc khớp cắn chéo.

Bên cạnh đó, việc nâng khớp cắn cũng giúp rút ngắn thời gian niềng răng do khí cụ này sẽ hỗ trợ răng chạy nhanh hơn, đem lại hiệu quả cao hơn cho bệnh nhân trong quá trình thực hiện.

 

Công dụng khi nâng khớp cắn trong niềng răng

Như đã chia sẻ ở trên, liệu pháp nâng khớp cắn trong niềng răng sẽ được áp dụng đối với những bệnh nhân gặp phải tình trạng khớp cắn chéo, khớp cắn sâu. Bên cạnh đó, các bác sĩ có thể tiến hành thủ thuật này đối với những người có thói quen nghiến răng. Do đó, để có phác đồ điều trị chi tiết, bạn cần thăm khám và chụp X-quang kịp thời.

Nâng khớp cắn có tác dụng gì trong niềng răng
Nâng khớp cắn có tác dụng gì trong niềng răng

 

Khớp cắn sâu

Khớp cắn sâu được nhận biết khi hàm dưới bị bao trùm và che khuất bởi hàm răng dưới. Thông thường hàm trên sẽ cho một phần hoặc toàn bộ hàm dưới. Một số trường hợp nghiêm trọng, phần rìa của răng hàm dưới gần như không chạm vào răng hàm trên.

Thay vào đó, rìa răng chạm vào phần nướu trong của hàm trên. Nếu tình trạng này kéo dài và không được can thiệp bằng phương pháp nâng khớp cắn, chức năng ăn nhai của người bệnh sẽ bị suy giảm đáng kể, đồng thời làm mất thẩm mỹ và gây tự ti khi giao tiếp.

Trong trường hợp bệnh nhân được bác sĩ chỉnh nha bằng mắc cài niềng răng, nếu không nâng khớp cắn, gọng niềng của hàm dưới sẽ cọ sát với mặt trong của hàm trên, gây tổn thương nướu và giảm hiệu quả điều trị.

 

Khớp cắn ngược

Khớp cắn ngược hay còn gọi là răng móm là tình trạng hàm dưới không được bao phủ bởi hàm trên mà lại nằm ngoài hàm trên, khiến cho cằm đưa ra trước nhiều làm cho gương mặt không được cân đối, gây mất thẩm mỹ.

Tương tự như khớp cắn sâu, nâng khớp cắn trong niềng răng sẽ khắc phục tình trạng này, đồng thời tránh tình trạng khớp cắn bị tổn thương khi áp dụng phương pháp niềng răng.

 

Khớp cắn chéo

Khớp cắn chéo cũng là trường hợp được bác sĩ chỉ định áp dụng liệu pháp nâng khớp cắn niềng răng. Biểu hiện rõ rệt nhất là các nhóm răng hàm trên và hàm dưới bị xô lệch, không đối xứng. Ngoài ra, nếu từ chóp mũi xuống khe giữa hai răng cửa không tạo thành một đường thẳng mà bị gấp khúc, đó cũng là dấu hiệu của khớp cắn chéo.

Nhìn chung, nếu khó xác định liệu hàm trên có bao ra ngoài hàm dưới hay không, rất có thể bạn đang gặp phải tình trạng khớp cắn chéo. Khớp cắn này ảnh hưởng đến việc tạo lực khi ăn nhai và tác động không tốt đến các mắc cài của niềng răng.

 

Quá trình nâng khớp niềng răng

Hiện tại các phương pháp nâng khớp cắn phổ biến hiện nay được áp dụng phải kể đến như:

Nâng khớp niềng răng diễn ra như thế nào
Nâng khớp niềng răng diễn ra như thế nào

 

Máng nâng khớp cắn niềng răng

Máng nâng khớp cắn được các bác sĩ chỉ định dùng trong các trường hợp khớp cắn chéo. Do đó, dụng cụ này có thể chặn ngăn từ răng hàm để ngăn cho 2 hàm không thể chạm được vào nhau. Nhờ đó hạn chế bung hoặc tuột mắc cài, quan trọng vẫn giảm được tình trạng khớp cắn chéo theo thời gian.

 

Cục nâng khớp cắn niềng răng

Cục nâng khớp cắn có tác dụng ngăn chặn răng cửa hàm dưới trồi lên quá cao khi ngậm miệng hoặc ăn nhai. Khí cụ này thường được chế tạo từ nhựa, cao su, hoặc kim loại nhỏ có hình tam giác.

Cục nâng khớp cắn thường được chỉ định trong các trường hợp khớp cắn sâu và thường được gắn vào mặt sau của nhóm răng cửa. Trong các trường hợp khớp cắn sâu nghiêm trọng, để tránh va chạm mạnh, cục nâng khớp cắn sẽ được gắn sang nhóm răng nanh.

 

Các cục nâng khớp cắn có hình dạng ra sao?

Các cục khớp cắn có hình khối vuông nhỏ, được làm bằng nhựa hoặc các vật liệu tổng hợp. Những hình khối này sẽ được hút chặt vào sau răng cửa hoặc mặt trên của răng hàm.

Cục nâng khớp cắn thường có màu kim loại hay màu trắng đục để dễ dàng cho việc tháo bỏ sau này. Trong quá trình lắp đặt để điều chỉnh vị trí các bệ sao cho người ngoài không thấy, ngay cả khi bệnh nhân nói chuyện hay cười.

 

Đeo nâng khớp bao lâu?

Tùy vào từng trường hợp cụ thể của khớp cắn và tình trạng răng mà thời gian điều trị sẽ có sự khác nhau. Thông thường bác sĩ sẽ gắn nâng khớp cắn khi tiến hành gắn mắc cài niềng răng. Với những tình trạng sai lệch khớp cắn nhẹ, thời gian đeo nâng khớp cắn sẽ rút ngắn so với người bị lệch nặng và phức tạp.

Đeo nâng khớp có lâu không
Đeo nâng khớp có lâu không

 

Thông thường, thời gian nâng khớp cắn sẽ kéo dài khoảng 3 tháng đến 1 năm. Sau khi hai hàm đã có sự thay đổi và tương đối cân đối, các bác sĩ nha khoa sẽ tiến hành tháo bỏ các cục nâng khớp hoặc khí cụ nâng khớp hoặc khí cụ nâng khớp khác.

 

Một số câu hỏi thường gặp khi nâng khớp cắn

Sau đây là một số câu hỏi thường gặp khi nâng khớp cắn, bạn nên tham khảo để hiểu rõ hơn về liệu pháp này, cụ thể:

 

Khi chỉnh khớp cắn nên ăn gì, kiêng ăn gì?

Nắn chỉnh khớp cắn là một phương pháp quan trọng để điều chỉnh vị trí của xương hàm. Trong giai đoạn đầu khi mới gắn khí cụ nâng khớp, bạn sẽ gặp một số khó khăn, đặc biệt là khi ăn uống. Sau đây là một số lưu ý bạn nên cân nhắc khi áp dụng liệu pháp nâng khớp cắn niềng răng

  • Thức ăn mềm: Ưu tiên các loại thức ăn mềm và không bám dính trên răng. Đối với các loại thực phẩm khác, hãy cắt hoặc xé nhỏ để tránh gây hư hại cho khí cụ. Bạn có thể bổ sung dinh dưỡng bằng cháo hoặc sữa.
  • Tránh thức ăn dai và cứng: Hạn chế hoặc tuyệt đối tránh các loại thức ăn dai và cứng. Trong thời gian đeo khí cụ nâng khớp cắn, hạn chế để răng phải hoạt động ăn nhai quá nhiều.
  • Kiểm tra và khắc phục: Nếu cục nâng khớp bị bung, hãy quay trở lại nha khoa càng sớm càng tốt để được nha sĩ khắc phục. Tuân thủ các chỉ dẫn và hợp tác với bác sĩ sẽ giúp quá trình chỉnh khớp cắn và vị trí răng diễn ra nhanh chóng và hiệu quả hơn.

 

Thái dương hàm có bị ảnh hưởng nếu nâng khớp cắn niềng răng?

Câu trả lời là không. Nhiều người lo ngại rằng việc nâng khớp cắn sẽ ảnh hưởng đến cơ thái dương hàm. Tuy nhiên, theo nghiên cứu khoa học do các nhà nghiên cứu Darin Pativetpinyo, Chidsanu Changsiripun và Weera Supronsinchai thực hiện, kỹ thuật nâng khớp không gây ra bất kỳ ảnh hưởng nào đến hoạt động của cơ thái dương hàm. Vì vậy, bạn không cần lo lắng khi thực hiện nâng khớp cắn.

 

Nâng khớp cắn có đau không?

Có thể kết luận rằng việc nâng khớp cắn không hề dễ chịu, đặc biệt trong những ngày đầu tiên đeo cục nâng khớp cắn. Người bệnh có thể cảm thấy khó chịu và cộm cấn, gặp khó khăn khi ăn nhai. Tuy nhiên, quá trình đeo cục nâng khớp không gây đau đớn như nhiều người tưởng, mà vẫn nằm trong ngưỡng chịu đựng được.

Cảm giác cộm và khó chịu sẽ dần mất đi sau vài ngày làm quen với khí cụ nâng khớp. Khi đó, người bệnh sẽ dễ dàng hơn trong việc ăn uống và giao tiếp. Đồng thời, họ cũng sẽ dễ dàng cảm nhận những thay đổi từng ngày trên hàm răng của mình.

 

Các lưu ý khi nâng khớp cắn niềng răng

Trong quá trình nâng khớp cắn khi niềng răng, người bệnh cần tuân thủ nghiêm ngặt các chỉ dẫn của bác sĩ. Điều này không chỉ giúp rút ngắn thời gian nâng khớp cắn mà còn đẩy nhanh quá trình niềng răng. Việc lưu ý các vấn đề liên quan đến nâng khớp cắn còn giúp hạn chế các tổn thương răng miệng.

  • Duy trì thói quen đánh răng ít nhất 2 lần/ngày bằng kem đánh răng chứa fluoride.
  • Sử dụng thêm tăm nước, chỉ nha khoa, nước muối sinh lý hoặc nước súc miệng để đảm bảo khả năng diệt khuẩn tối đa.
  • Chải răng theo vòng tròn để loại bỏ thức ăn thừa.
  • Tránh ăn đồ ăn quá cứng, quá dai, quá dính, quá nóng hay quá lạnh.
  • Tránh tiêu thụ đồ ăn nhiều đường hoặc thức uống có gas.
  • Tuyệt đối tránh rượu, bia, và chất kích thích để bảo vệ sức khỏe răng miệng.
  • Không quên lịch hẹn tái khám tại nha khoa để kiểm tra khí cụ nâng hàm.
  • Báo ngay cho bác sĩ nếu phát hiện các dấu hiệu sai lệch hoặc tách rời của bệ nong hàm để được khắc phục kịp thời.
  • Liên hệ ngay với nha khoa nếu cảm thấy quá đau đớn hoặc quá khó chịu để bác sĩ điều chỉnh.
  • Tránh tự ý sử dụng thuốc giảm đau hoặc tự ý tháo khí cụ khỏi răng.
  • Tuân thủ các hướng dẫn này sẽ giúp bạn đạt hiệu quả tốt nhất trong quá trình chỉnh khớp cắn và niềng răng.

Trên đây là toàn bộ thông tin liên quan đến nâng khớp cắn niềng răng mà Implant Center muốn chia sẻ đến bạn đọc. Mong rằng qua bài viết này bạn sẽ hiểu rõ hơn về liệu pháp nâng khớp cắn niềng răng. Chúc bạn có được hàm răng đều, đẹp để có được nụ cười tự tin và tỏa nắng.

[widget id="custom_html-2"]