Niềng răng mặt trong là gì? Quy trình 4 bước niềng răng mặt trong
Niềng răng mặt trong: Ưu nhược điểm và quy trình niềng răng mặt trong chi tiết

Niềng răng mặt trong đang trở thành xu hướng và là phương pháp hiệu quả để điều chỉnh vị trí răng một cách tỉ mỉ và không gây ảnh hưởng đến tính thẩm mỹ của nụ cười. Vậy, phương pháp niềng răng mặt trong là gì? Ưu điểm và nhược điểm của phương pháp này ra sao? Hãy cùng tìm hiểu chi tiết hơn trong bài viết dưới đây của Implant Center bạn nhé!

 

Phương pháp niềng răng mặt trong (mắc cài lưỡi) là gì?

Niềng răng mặt trong (niềng răng mặt lưỡi) là một trong những phương pháp chỉnh nha tiên tiến nhất hiện nay. Phương pháp này sử dụng hệ thống mắc cài, dây cung và thun buộc tương tự như các kỹ thuật niềng răng truyền thống. Nguyên lý hoạt động của niềng răng mặt lưỡi là áp dụng lực kéo để điều chỉnh vị trí răng, giúp răng di chuyển từ từ đến vị trí mới, thẳng hàng trên cung hàm.

Niềng răng mặt trong là gì
Niềng răng mặt trong là gì

 

Tuy nhiên, thay vì gắn khí cụ ở bên ngoài răng, niềng răng mặt trong gắn hệ thống mắc cài và dây cung ở mặt trong của răng. Điều này không chỉ giúp đạt được kết quả nhanh hơn mà còn đảm bảo tính thẩm mỹ và bí mật tối đa, rất phù hợp cho những người thường xuyên giao tiếp, doanh nhân, ca sĩ, diễn viên, người mẫu,…

 

Có nên chọn niềng răng mặt trong không?

Niềng răng mặt trong là một sự lựa chọn tốt được nhiều khách hàng tin tưởng và các chuyên gia khuyên dùng nhờ vào những lợi ích vượt trội về hiệu quả, an toàn và tính thẩm mỹ. Phương pháp này còn khắc phục hoàn hảo nhiều nhược điểm của các phương pháp chỉnh nha truyền thống. Có thể kể đến một số công dụng đặc biệt của niềng răng mặt trong như:

Niềng răng mặt trong có tốt không
Niềng răng mặt trong có tốt không

 

Hiệu quả trong việc chỉnh nha

Niềng răng mặt trong giúp khắc phục hiệu quả các khiếm khuyết như hô, móm, vẩu, răng mọc lệch lạc, thưa, lộn xộn, khấp khểnh, khớp cắn chéo, khớp cắn hở và khớp cắn đối đỉnh. Với hệ thống mắc cài, dây thun, cung môivis được gắn bên trong bề mặt răng, phương pháp này tạo lực kéo mạnh mẽ và ổn định, nhanh chóng di chuyển và sắp xếp các răng lệch lạc về đúng vị trí trên cung hàm, mang đến hàm răng hài hòa và cân đối.

 

Thẩm mỹ không lộ

Niềng răng mặt trong là phương pháp đảm bảo tính thẩm mỹ cao nhất. Người khác rất khó nhận ra bạn đang mang khí cụ niềng (trừ chính bản thân bạn). Do đó, phương pháp này đặc biệt thích hợp cho những ai muốn giữ bí mật, công việc đòi hỏi giao tiếp nhiều, như người mẫu, ca sĩ, diễn viên, MC,…

 

Thời gian điều trị được rút ngắn

Khí cụ dán chặt bên trong răng tạo lực kéo hiệu quả hơn so với niềng răng mắc cài mặt ngoài hoặc niềng răng bằng khay niềng. Nhờ đó, thời gian niềng răng có thể được rút ngắn tối đa, mang lại kết quả sớm hơn cho khách hàng.

 

An toàn và hạn chế tổn thương

Mắc cài mặt trong được làm từ thép không gỉ, đã được chứng nhận không gây tác dụng phụ hay tích tụ chất độc trong cơ thể. Niềng răng mặt trong chỉ gây một chút khó chịu ở lưỡi trong thời gian đầu và hoàn toàn không va chạm với nướu giúp tránh được đau đớn và chảy máu như niềng răng mặt ngoài.

 

Ưu và nhược điểm của niềng răng mặt trong (mắc cài lưỡi)

Dưới đây mà một số ưu điểm và nhược điểm của phương pháp niềng răng mặt trong:

Ưu và nhược điểm của niềng răng mặt trong là gì
Ưu và nhược điểm của niềng răng mặt trong là gì

 

Ưu điểm của niềng răng mắc cài trong

Ngoài những công dụng nổi bật liên quan đến lý do vì sao người bệnh nên lựa chọn niềng răng mặt trong, phương pháp này còn có những ưu điểm vượt trội khác bao gồm:

Bề mặt răng không bị ảnh hưởng

Sau khi niềng răng, nhiều người gặp phải các vấn đề như xuất hiện những đốm trắng, thủy khoáng hoặc sâu răng. Khi niềng răng mắc cài trong, toàn bộ bề mặt ngoài của răng được giữ nguyên vẹn, không ảnh hưởng đến tính thẩm mỹ.

Hạn chế tổn thương má và môi

Sử dụng mắc cài mặt ngoài có thể gây tổn thương hoặc va đập môi và má do vận động hoặc chơi thể thao. Tuy nhiên, với mắc cài mặt trong, bạn không cần lo lắng về vấn đề này.

Niềng răng mặt trong không gây trầy xước răng

Khi niềng răng mặt trong, khách hàng có thể yên tâm rằng khí cụ sẽ không làm xước mặt ngoài của răng, do quá trình tháo gắn không diễn ra nhiều lần như với mắc cài mặt ngoài. Hơn nữa, vì mắc cài nằm ở mặt trong nên các vết trầy xước hoặc loang lổ sẽ không gây ảnh hưởng đến thẩm mỹ.

 

Hạn chế của niềng răng mắc cài trong

Bên cạnh những lợi ích vượt trội về thẩm mỹ, niềng răng mặt trong vẫn tồn tại một số hạn chế:

Khó vệ sinh răng miệng

Trong quá trình ăn uống, vụn thức ăn dễ bám vào mắc cài và do mắc cài nằm ở mặt trong của răng, việc vệ sinh trở nên khó khăn hơn. Vì vậy, khi niềng mặt trong, bạn cần chú ý kỹ lưỡng đến việc làm sạch răng miệng để tránh các bệnh lý như sâu răng, viêm nướu, viêm nha chu, ảnh hưởng đến quá trình niềng răng.

Có thể bị tổn thương phần lưỡi

Mặc dù niềng răng mắc cài trong không ảnh hưởng đến má và môi, nhưng phần lưỡi lại dễ bị tổn thương. Do đó, khi ăn uống hay nói chuyện, bạn cần cẩn thận hơn để tránh va chạm gây đau đớn.

Bất tiện khi ăn uống

Sự va chạm giữa lưỡi và mắc cài khiến việc ăn uống khó khăn hơn so với các phương pháp niềng răng khác. Tuy nhiên, sau một thời gian quen với cảm giác đeo niềng, việc ăn uống sẽ trở nên dễ dàng hơn.

 

Ai nên chọn niềng răng mặt trong (mắc cài lưỡi)?

Niềng răng mặt trong phù hợp với các đối tượng có tình trạng răng dưới đây:

  • Răng mọc chen chúc: Khi số lượng răng nhiều hơn mức trung bình, gây thiếu thẩm mỹ. Việc niềng răng sẽ giúp răng mọc đúng hàng, đều và đẹp hơn.
  • Răng thưa: Khoảng cách giữa các răng quá xa nhau, gây thiếu thẩm mỹ và có thể ảnh hưởng đến chức năng ăn nhai.
  • Sai khớp cắn:
    • Khớp cắn ngược: Không thấy răng hàm trên.
    • Khớp cắn ngập: Không thấy răng hàm dưới.
    • Khớp cắn chéo.
  • Sai khớp cắn gây ảnh hưởng đến chức năng nhai, dẫn đến khó khăn trong việc ăn uống. Ngoài ra, sai khớp cắn còn khiến răng bị mài mòn nhanh hơn, dễ bị sâu và dễ mắc các bệnh nha chu.
  • Răng hô, vẩu, móm: Các trường hợp này đều làm mất thẩm mỹ và có thể ảnh hưởng đến chức năng ăn nhai.
Niềng răng mặt trong phù hợp với ai
Niềng răng mặt trong phù hợp với ai

 

Tại sao niềng răng mặt trong lại đắt hơn niềng răng thông thường?

Niềng răng mặt trong thường có giá thành cao hơn niềng răng thông thường, bởi:

  • Kỹ thuật phức tạp hơn: Thay vì gắn mắc cài ở bề mặt ngoài của răng, niềng răng mặt trong đòi hỏi việc gắn mắc cài vào mặt trong của răng. Điều này làm tăng độ phức tạp và khó khăn của phương pháp này so với các phương pháp niềng răng truyền thống.
  • Đòi hỏi bác sĩ tay nghề cao: Thao tác điều chỉnh mắc cài, đặt dây cung, cố định dây cung và tăng lực định kỳ đòi hỏi sự khéo léo, tỉ mỉ cũng như kỹ thuật chuyên sâu của bác sĩ. Điều này yêu cầu sự kỹ lưỡng và tinh thần trách nhiệm cao từ phía chuyên gia.
  • Nhiều thiết bị hỗ trợ: Do tính phức tạp của kỹ thuật niềng răng mặt trong, để đảm bảo thành công, bác sĩ cần phải sử dụng nhiều thiết bị hỗ trợ hiện đại. Chi phí cho việc sử dụng những thiết bị này cũng góp phần làm tăng tổng chi phí của quá trình điều trị.
Tại sao niềng răng mặt trong lại đắt
Tại sao niềng răng mặt trong lại đắt

 

Quy trình tiến hành niềng răng mặt trong

Quy trình tiến hành niềng răng mặt trong diễn ra trong các bước sau:

Bước 1: Thăm khám và tư vấn

  • Thăm khám sơ qua: Bác sĩ sẽ thăm khám sơ bộ tình trạng răng miệng hiện tại của khách hàng.
  • Chụp X quang Panorex – Cephalometric: Sau đó, khách hàng sẽ được đưa đi chụp X quang Panorex – Cephalometric để xác định chính xác mức độ các vấn đề như răng hô, vẩu, móm, lệch lạc và nguyên nhân gây ra khiếm khuyết.
  • Tư vấn và giải thích: Bác sĩ sẽ tư vấn về các phương pháp niềng răng phù hợp với tình trạng răng và hàm của khách hàng. Bên cạnh đó, bác sĩ cũng sẽ giải thích cho khách hàng về các thắc mắc liên quan đến quy trình điều trị, thời gian và chi phí dự kiến.
Tại sao niềng răng mặt trong lại đắt
Tại sao niềng răng mặt trong lại đắt

 

Bước 2: Lập kế hoạch điều trị với phần mềm Vceph 3D

Kết quả của chụp X quang Panorex – Cephalometric sẽ được nhập vào phần mềm Vceph 3D. Tại đây, bác sĩ sẽ lập ra một phác đồ điều trị chi tiết và chính xác. Phần mềm sẽ hiển thị rõ vị trí của các răng cần điều chỉnh, tỷ lệ cần nắn chỉnh, thời gian dự kiến cho quá trình di chuyển răng, và dự đoán kết quả của việc niềng răng.

 

Bước 3: Thực hiện kế hoạch niềng răng và ký hợp đồng

Bác sĩ sẽ trình cho khách hàng kế hoạch điều trị niềng răng. Sau khi khách hàng đồng ý thực hiện, sẽ tiến hành ký hợp đồng để đảm bảo tiến độ, kết quả thẩm mỹ và chi phí điều trị.

 

Bước 4: Lấy dấu mẫu hàm

Trước khi gắn mắc cài, khách hàng sẽ được lấy dấu mẫu hàm. Các số liệu từ quá trình lấy dấu mẫu hàm và kế hoạch điều trị, cùng thông tin về tình trạng răng miệng của khách hàng sẽ được chuyển đến Labo để các kỹ thuật viên có thể chế tạo mắc cài phù hợp.

 

Bước 5: Tiến hành gắn mắc cài

Trong bước này, bác sĩ sẽ tiến hành gắn mắc cài lên răng, kèm theo đeo thun, dây cung môi, và neo chặn để định hình và tạo lực kéo. Đối với các trường hợp phức tạp, bác sĩ có thể sử dụng các mini Implant đặc biệt để làm neo chặn và kéo các răng đến vị trí mong muốn.

Quá trình gắn mắc cài được thực hiện tỉ mỉ, đúng kỹ thuật trong môi trường phòng khám vô trùng hiện đại, đảm bảo khí cụ tạo lực kéo ổn định và nhanh chóng.

 

Bước 6: Hướng dẫn chăm sóc sau khi niềng răng

Sau khi hoàn thành gắn mắc cài, bác sĩ sẽ hướng dẫn chi tiết và chu đáo về cách chăm sóc răng miệng để đảm bảo đạt được kết quả tối ưu sau khi hoàn thành quá trình niềng răng. Bên cạnh đó, bác sĩ cũng sẽ lên lịch tái khám để kiểm tra độ dịch chuyển của răng và thay thun định hình, dây cung môi để tăng lực kéo.

Kết thúc giai đoạn điều trị theo kế hoạch ban đầu, bác sĩ sẽ tiến hành tháo mắc cài. Đối với một số trường hợp, có thể sử dụng hàm duy trì làm bằng nhựa cứng để giữ các răng trong vị trí mới, ngăn không cho chúng di chuyển và tránh tái phát sau khi niềng răng.

 

Kết luận

Tóm lại, niềng răng mặt trong là một giải pháp hiện đại và hiệu quả để cải thiện về mặt thẩm mỹ và chức năng của hàm răng. Dù cũng có những hạn chế trong việc vệ sinh và điều chỉnh ban đầu, nhưng phương pháp này mang lại lợi ích lâu dài và tính thẩm mỹ cao, phù hợp cho những ai đặt nhu cầu về nụ cười hoàn hảo và sức khỏe răng miệng lên hàng đầu.

 

[widget id="custom_html-2"]