Nhiệt miệng và sùi mào gà là hai bệnh lý thường bị nhiều người nhầm lẫn, bởi lẽ các triệu chứng của chúng tương đối giống nhau. Tuy vậy, trong khi nhiệt miệng là một tình trạng viêm loét niêm mạc khá phổ biến, thường gặp ở nhiều người và phần lớn sẽ tự khỏi sau vài ngày thì sùi mào gà lại là một bệnh truyền nhiễm nguy hiểm, nếu không được điều trị kịp thời sẽ gây ra những ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khoẻ. Vậy làm thế nào để phân biệt hai loại bệnh này? Hãy cùng Implant Center tìm hiểu thông qua bài viết này nhé!
Nhiệt miệng và sùi mào gà ở miệng là bệnh gì?
Sùi mào gà ở miệng
Sùi mào gà, hay còn được gọi là mụn cóc sinh dục hoặc hạt cơm sinh dục, là một căn bệnh truyền nhiễm do virus HPV (Human Papilloma virus) gây ra qua đường tình dục. Bên cạnh đó, bệnh cũng có thể bị lây nhiễm thông qua các đường tiếp xúc gián tiếp.
Cũng do virus HPV, nhưng nếu sùi mào gà xảy ra ở vùng miệng, thường sẽ được chẩn đoán là do kết quả của việc quan hệ tình dục bằng miệng, hôn môi hoặc sử dụng chung đồ dùng cá nhân với người mắc bệnh.
Ở giai đoạn đầu, bệnh không có triệu chứng. Chỉ khi trong giai đoạn phát triển của bệnh, lúc này những nốt sần (mụn cóc) mới xuất hiện ở khoang miệng hoặc cổ họng.
Nhiệt miệng
Nhiệt miệng là tình trạng xuất hiện các vết mụn nước ở lưỡi hoặc niêm mạc miệng. Chúng vỡ ra, tạo thành hình vết loét nhỏ, nông, có bờ, gây ra cảm giác vô cùng đau đớn. Có nhiều nguyên nhân dẫn đến nhiệt miệng, tuy nhiên chủ yếu là do nóng trong, suy giảm miễn dịch, dị ứng với các chất kích thích hoặc các bệnh lý liên quan đến nha khoa,…
Các vết loét do nhiệt miệng gây ra không nguy hiểm, tuy nhiên lại khiến cho người bệnh cảm thấy đau rát, khó chịu và gặp nhiều khó khăn trong việc ăn uống. Thông thường tình trạng này sẽ tự giảm và mất đi trong vòng 7 ngày mà không cần chữa trị. Song, nó cũng có thể tái đi tái lại nhiều lần.
Bệnh sùi mào gà ở miệng và nhiệt miệng có những biểu hiện gì?
Hiện nay, rất ít người có khả năng phân biệt được nhiệt miệng và sùi mào gà ở miệng. Cũng vì thế mà nhiều người chủ quan trong việc điều trị dẫn đến bệnh diễn biến nặng và gây nguy hiểm cho sức khỏe.
Dưới đây là những biểu hiện cụ thể và thường gặp ở hai bệnh lý này:
Bệnh sùi mào gà ở miệng
- Giai đoạn sớm: đây là giai đoạn ủ bệnh. Thời gian ủ của bệnh sùi mào gà thường khá lâu, khoảng từ 2 đến 9 tháng. Ở giai đoạn này thường không xuất hiện các triệu chứng nào bất thường, do đó khả năng để người bệnh phát hiện ra là rất thấp. Sau một khoảng thời gian ngắn, trong miệng bắt đầu xuất hiện nhiều mảng, gây ra cảm giác đau đớn và khó chịu cũng như làm cho việc ăn uống trở nên khó khăn. Ban đầu, sùi mào gà ở miệng và nhiệt miệng đều có sự xuất hiện của các nốt mụn li ti màu hồng hoặc màu trắng, do đó để phân biệt trong thời kỳ đầu vô cùng khó khăn. Tuy nhiên, sau một vài ngày, các nốt này chẳng những không biến mất mà còn có xu hướng lớn dần lên và có hình dạng giống với mào gà.
- Giai đoạn toàn phát: các nốt sùi trong miệng ngày càng lớn dần lên, gây khó khăn trong việc ăn uống cũng như giao tiếp, dẫn đến tình trạng sụt cân ở bệnh nhân. Đến giai đoạn nặng, các nốt u phát triển và lan rộng, tấn công vào nhiều nơi trong miệng, khiến cho người bệnh vô cùng khó chịu.
Bệnh nhiệt miệng
Trong khoang miệng xuất hiện một số vết thương, sưng tấy và lở loét gây đau nhức. Ở giữa vết loét có màu trắng hoặc vàng nhạt. Kích cỡ nhỏ khoảng 1mm. Khi bắt đầu lành vết loét có màu xám. Bên cạnh đó, một số người còn gặp phải các triệu chứng khác như: sốt, mệt mỏi, sưng phồng,…
Cách phân biệt nhiệt miệng và sùi mào gà ở miệng như thế nào?
Bệnh lý | Nhiệt miệng | Sùi mào gà ở miệng |
---|---|---|
Nguyên nhân |
|
Vi rút HPV |
Khả năng lây nhiễm | Không có | Lây nhiễm qua đường tình dục, hoặc hôn môi, sử dụng chung đồ dùng cá nhân với người bị mắc bệnh |
Mức độ nghiêm trọng | Không nguy hiểm. Thông thường sẽ tự khỏi sau 1 tuần | Nguy hiểm. Có khả năng phát triển thành bệnh ung thư |
Biến chứng |
|
|
Phòng tránh nhiệt miệng và sùi mào gà ở vùng miệng bằng cách nào?
Bạn có thể tham khảo các biện pháp phòng tránh hai bệnh lý này như sau:
Sùi mào gà ở vùng miệng
- Dùng các biện pháp an toàn khi quan hệ tình dục, nhất là khi quan hệ bằng miệng.
- Tuyệt đối không sử dụng chung các vật dụng cá nhân với người khác vì nguy cơ lây bệnh rất cao.
- Vệ sinh và chăm sóc răng miệng thường xuyên, đúng cách
- Tránh sử dụng các chất kích thích như rượu, bia, thuốc lá,…
- Bổ sung các loại thực phẩm dinh dưỡng vào chế độ ăn uống hằng ngày. Đồng thời kết hợp với việc sử dụng các loại viên uống chức năng.
- Thường xuyên khám sức khỏe định kỳ.
- Từ độ tuổi trên 12 và dưới 26 nên tiêm phòng HPV.
Nhiệt miệng
- Đánh răng 2 lần/ngày, kết hợp với việc súc miệng bằng nước muối hoặc nước súc miệng để làm sạch răng miệng một cách triệt để. Đồng thời khám răng định kỳ 2 lần/ năm.
- Đảm bảo chế độ ăn uống hợp lý và dinh dưỡng. Bổ sung đồng đều đạm và chất xơ cho cơ thể.
- Tránh những tác động mạnh có thể làm tổn thương đến miệng.
- Cần lưu ý khi sử dụng các loại thực phẩm có khả năng dẫn đến nhiệt miệng như chất kích thích, thuốc kháng sinh,…
- Hạn chế làm cho bản thân cảm thấy mệt mỏi, căng thẳng. Luôn giữ cho tâm trạng thoải mái, lạc quan.
Hy vọng qua bài viết bên trên của Implant Center, bạn đã biết cách phân biệt nhiệt miệng và sùi mào gà ở miệng. Nếu có bất kỳ thắc mắc cần được giải đáp, hãy liên hệ với Implant Center ngay để được hỗ trợ nhé!