Phủ sứ Nano là gì? Quy trình và tác hại phủ răng sứ Nano
Phủ sứ Nano những nguy cơ mà bạn có thể tặp phải khi thực hiện phủ sứ Nano

Phủ sứ Nano là phương pháp nhanh chóng thay đổi diện mạo cho hàm răng trở nên trắng sáng, đều đặn, tiết kiệm chi phí nên nhiều khách hàng chọn lựa. Vậy thực chất phủ sứ Nano là gì, quy trình thực hiện như thế nào, có gây ra tác hại gì không? Tất cả những thắc mắc của bạn sẽ được giải đáp kỹ lưỡng trong nội dung tiếp theo của bài viết nhé.

 

Phủ răng sứ Nano là gì?

Phủ sứ Nano (phủ trắng răng Nano) là phương pháp sử dụng vật liệu “sứ Nano” phủ lên bề mặt răng. Đây là chất liệu có độ bóng, màu sắc tương tự như răng thật, dùng để che đi những khuyết điểm trên bề mặt răng như răng khuyết, răng ố vàng, răng thưa nhẹ, răng có bề mặt lồi lõm…

Phủ răng sứ Nano là gì
Phủ răng sứ Nano là gì

Phủ răng bằng sứ Nano sẽ mang đến cho hàm răng diện mạo hoàn toàn mới chỉ trong thời gian ngắn từ 1 – 2 giờ với nhiều ưu điểm:

  • Không mài răng thật
  • Chi phí rẻ hơn rất nhiều so với các kỹ thuật nha khoa khác
  • Không ảnh hưởng đến ăn uống
  • Độ bền 2 – 3 năm

Trên thực tế phủ sứ Nano không phải là công nghệ mới, thực tế chỉ là kỹ thuật trám răng thông thường dùng composite. Chất liệu này là các hạt sứ nhỏ kết hợp sợi thủy tinh và nhựa composite có khả năng tương thích với ánh sáng và màu sắc của răng tạo nên sự hài hòa.

Composite có khả năng linh hoạt cao, thường dùng để để trám răng mẻ, khuyết, thưa, sâu răng và điều chỉnh hình dạng răng. Vật liệu có màu sắc tự nhiên, độ bền tốt, chịu tác động của lực ăn nhai khi ăn uống. Với những ưu điểm này composite trở thành vật liệu được ưa chuộng trong lĩnh vực nha khoa.

Rất nhiều phòng khám, thẩm mỹ viện, spa đã quảng cáo rầm rộ về phương pháp làm đẹp nhanh, chi phí rất rẻ để thu hút người dùng. Dẫn đến nhiều khách hàng lầm tưởng đây là phương pháp mới nên thoải mái áp dụng.

 

Trường hợp nào nên sử dụng phủ răng sứ NANO

Để cân nhắn nên sử dụng phủ răng sứ Nano cho trường hợp nào, bệnh nhân nên tham khảo ý kiến từ nha sĩ để được thăm khám, tư vấn cụ thể. Thông thường kỹ thuật phủ răng sứ Nano được khuyến cáo áp dụng trong các trường hợp sau:

  • Răng ố vàng, ngả màu nhưng tẩy trắng không mang lại hiệu quả
  • Răng có kích thước không đều, răng thưa hay hở kẽ nhẹ
  • Chân răng ngắn, răng bị mòn cạnh do cắn
  • Răng bị mẻ, gãy do va đập

 

Quy trình phủ răng sứ Nano

Quy trình phủ sứ Nano thực tế là quy trình thực hiện kỹ thuật composite không đơn giản, được thực hiện với các bước như sau:

Bước 1: Thăm khám, tư vấn

Bác sĩ thăm khám tình trạng răng, trao đổi với bệnh nhân về mong muốn, mục tiêu để tư vấn cụ thể

Bước 2: Làm sạch răng miệng

Bác sĩ tiến hành vệ sinh sạch răng miệng, làm sạch mảng bám, cao răng, thức ăn còn dư… Trong trường hợp bệnh nhân gặp các bệnh lý nha khoa cần điều trị dứt điểm trước khi thực hiện các bước tiếp theo

Quy trình phủ răng sứ Nano
Quy trình phủ răng sứ Nano

 

Bước 3: Đánh nhám răng

Đây là bước mài bớt 1 lớp men răng, nhằm làm mịn bề mặt răng tạo điều kiện cho vật liệu composite bám dính tốt

Bước 4: Phủ composite 

Composite được phủ lên bề mặt răng và bác sĩ tiến hành điều chỉnh để tạo hình dáng, kết cấu như mong muốn

Bước 5: Đông cứng vật liệu 

Bác sĩ sử dụng tia laser làm công cứng composite, vật liệu được củng cố và bám chắc vào răng. Quá trình này giúp composite trở nên bền vững, chống mài mòn và chống áp lực.

Bước 6: Kiểm tra

Bác sĩ loại bớt vật liệu dư thừa trên răng sau khi composite đã được cố định vào tăng để đảm bảo lớp phủ sứ Nano phù hợp và đạt yêu cầu

 

Phủ sứ Nano có tốt không?

Phủ trắng răng Nano là biện pháp nha khoa mang đến nhiều ưu điểm:

  • Thời gian thực hiện nhanh chóng, cải thiện tốt các khuyết điểm trên răng như răng nhiễm màu, răng ố vàng, men răng bị bào mòn…
  • Màu sắc và kích thước răng phủ Nano có thể tùy chỉnh theo yêu cầu của khách hàng
  • Chi phí phủ trắng răng Nano rẻ đáp ứng điều kiện tài chính của nhiều khách hàng
Phủ sứ Nano có tốt không
Phủ sứ Nano có tốt không

 

Bên cạnh ưu điểm, phủ răng bằng sứ Nano còn tồn tại một số nhược điểm:

  • Không thể phục hình các trường hợp răng thưa, móm, xỉn màu nặng, lệch lạc nặng…
  • Nếu không chăm sóc cẩn thận, phần sứ Nano trên răng có thể bị mẻ, bung, vỡ trong quá trình sử dụng
  • Độ cứng răng sứ Nano chỉ đạt mức trung bình

Như vậy phủ trắng răng Nano có tốt không còn tùy thuộc vào điều kiện kinh tế và nhu cầu của bệnh nhân. Nếu bạn muốn sở hữu hàm răng bền chắc, có tính thẩm mỹ cao thì răng phủ Nano sẽ không đáp ứng yêu cầu, chúng ta nên tìm một dòng sứ khác.

 

Phủ răng sứ Nano gây ra tác hại gì?

Phủ răng sứ Nano không phải là biện pháp an toàn cho bệnh nhân nếu sử dụng vật liệu kém chất lượng, bác sĩ thực hiện có chuyên môn kém. Trong trường hợp này khác hàng sẽ phải đối diện với nhiều tác hại:

 

Bong tróc miếng trám sau thời gian ngắn

Vật liệu trám composite có độ bền không cao nên chỉ duy trì được trong 1 thời gian ngắn sẽ bong tróc nên hiệu quả thẩm mỹ chỉ tạm thời. Đặc biệt những vị trí răng cắn nhai thức ăn, chịu lực nhai thường xuyên càng dễ xuống cấp.

Do chất liệu trám răng không cao, chăm sóc răng miệng không đúng cách nên hiệu quả phủ răng sứ Nano duy trì chỉ trong thời gian ngắn, tối đa 1 – 2 năm.

Những tác hại khi phủ răng sứ Nano
Những tác hại khi phủ răng sứ Nano

 

Nguy cơ mắc các bệnh lý răng miệng

Nếu bạn chọn địa chỉ nha khoa, thẩm mỹ không uy tín có thể gây ra nhiều hậu quả:

  • Trường hợp tay nghề bác sĩ không cao, quá trình trám răng làm cho vật liệu composite đè lên lợi, phủ kín kỹ kẽ răng gây tổn thương mô nướu
  • Trường hợp vệ sinh không đúng cách làm mảng bám tích tụ ở viền lợi lâu ngày dẫn đến viêm lợi, viêm nha chu và chảy máu lợi…
  • Phủ răng sứ Nano còn gây hại đến sức khỏe răng miệng khiến nhiều bệnh nhân mắc bệnh lý nha khoa nghiêm trọng, thậm chí gây lung lay hoặc mật răng vĩnh viễn.

 

Tình trạng hôi miệng

Trường hợp sử dụng vật liệu phủ sứ tương thích không cao với vật liệu trám trong môi trường khoang miệng bệnh nhân sẽ dẫn đến phát sinh vấn đề xấu. Quá trình ăn uống các chất trong thực phẩm có thể phản ứng hóa học với vật liệu trám làm phá hủy men răng, phát sinh vấn đề hôi miệng.

Thời gian càng dài hơi thở càng nặng mùi khiến bệnh nhân khó chịu và mất tự tin trong giao tiếp.

 

Phủ sứ Nano gây ra tình trạng sai khớp cắn

Trường hợp bác sĩ thực hiện phủ răng sứ Nano không có chuyên môn, ít kinh nghiệm kết hợp vật liệu trám không đảm bảo chất lượng là nguyên nhân dẫn đến tình trạng sai khớp cắn. Sai khớp cắn không chỉ gây mất thẩm mỹ khuôn mặt tổng thể, bệnh nhân còn gặp khó khăn khi ăn nhau.

Ngoài ra, nếu bạn phủ răng sứ Nano độ bền kém, phải kiêng nhiều loại thức ăn, thực phẩm, không được ăn món mình thích. Ăn nhai khó chịu còn làm ảnh hưởng đến hệ tiêu hóa, làm tinh thần bệnh nhân không thoải mái, vui vẻ.

 

Nguy cơ mắc bệnh truyền nhiễm do quy trình thiếu an toàn, vệ sinh

Hiện nay có rất nhiều phòng khám, thẩm mỹ điều trị nha khoa tự phong không đúng quy định, không uy tín. Nếu không may bệnh nhân chọn nhầm những địa chỉ này bạn có nguy cơ bị mắc các bệnh truyền nhiễm do các công cụ, dụng cụ sử dụng trong điều trị không được sát khuẩn và vô trùng đúng quy trình.

 

Ngả vàng mất thẩm mỹ

Trường hợp răng sứ Nano được thực hiện trong môi trường, trang thiết bị và trình độ bác sĩ không đáp ứng yêu cầu của Bộ y tế làm cho miếng dán không đạt tiêu chuẩn. Miếng composite nhanh chóng bị ngả vàng mất thẩm mỹ và bong tróc.

Bên cạnh đó chất liệu composite dễ ngấm màu thực phẩm, nước bọt nên sau 1 thời gian sử dụng bệnh nhân thấy xuất hiện hiện tượng xỉn màu, không còn trắng sáng như ban đầu. Răng phủ sứ Nano ngả vàng ảnh hưởng nghiêm trọng đến thẩm mỹ nụ cười.

 

Phủ răng sứ Nano và dán sứ Veneer khác nhau như thế nào?

Thông qua quảng cáo từ nhiều nha khoa thẩm mỹ không uy tín đã khiến nhiều khách hàng nhầm lẫn phủ răng sứ Nano và dán sứ Veneer là giống nhau. Tuy nhiên đây là 2 phương pháp khác biệt, trong đó dán sứ Veneer là kỹ thuật được công nhận trong nha khoa thẩm mỹ.

Phân biệt giữa phủ răng sứ Nano và dán sứ Veneer
Phân biệt giữa phủ răng sứ Nano và dán sứ Veneer

 

Để phân biệt giữa phủ răng sứ Nano và dán sứ Veneer mời bạn tham khảo thông tin trong bảng dưới đây:

Nội dung Phủ răng sứ Nano Dán sứ Veneer
Kỹ thuật
  • Thực chất là kỹ thuật trám răng đã có từ lâu đời
  • Vật liệu sử dụng là Composite được ứng dụng phổ biến trong nha khoa
  • Khắc phục răng sâu, răng sứt mẻ nhỏ, hàn răng thưa…
  • Kỹ thuật sử dụng miếng dán sứ Veneer siêu mỏng hạn chế tối đa việc mài răng
  • Dán sứ Veneer là phương pháp thẩm mỹ nha khoa an toàn, hiện đại
  • Khắc phục hiệu quả tình trạng răng sứt mẻ, nhiễm màu, hô móm nhẹ… bằng nhiều dòng sứ khác nhau
Hiệu quả
  • Phủ Nano cho răng không mang lại hiệu quả thẩm mỹ
  • Dễ bong tróc, nhanh chuyển màu, gây ra tình trạng hôi miệng
  • Do quy trình thực hiện đơn giản, không tỉ mỉ nên có thể dẫn đến các bệnh lý răng miệng như viêm lợi, chảy máu chân răng, viêm nha chu, phá hủy men răng…
  • Dán sứ Veneer cải thiện tính thẩm mỹ cho răng miệng và khuôn mặt
  • Có hình dáng, màu sắc, kích thước tự nhiên tương tự răng thật
  • Dán sứ Veneer chất liệu tốn, quy trình tiêu chuẩn đảm an toàn cho sức khỏe răng miệng và cơ thể
Độ bền Độ bền thấp, xuống cấp nhanh, thời gian sử dụng chỉ 1 – 2 năm Độ bền cao, nếu chăm sóc tốt, đúng kỹ thuật thời gian sử dụng có thể lên đến 15 – 20 năm

 

Chăm sóc răng phủ sứ NANO cần lưu ý gì?

Độ bền răng phủ sứ Nano không chỉ liên quan đến kỹ thuật, chất lượng vật liệu và trình độ tay nghề của bác sĩ, mà còn phụ thuộc chặt chẽ vào chế độ vệ sinh, chăm sóc. Bệnh nhân cần tuân thủ quy trình và yêu cầu chăm sóc từ nha sĩ:

  • Hạn chế nhai cắn các loại đồ ăn quá nóng hoặc quá lạnh, đồ ăn cứng…
  • Chải răng hàng ngày đúng cách
  • Sử dụng chỉ nha khoa, tăm nước, nước súc miệng để loại bỏ mảng bám, ngăn ngừa viêm nướu, hạn chế tối ta khả năng gây sứt, bong mặt dán
Chăm sóc răng phủ sứ Nano như thế nào
Chăm sóc răng phủ sứ Nano như thế nào

 

Hiện nay, số lượng khách hàng quan tâm đến dịch vụ nha khoa thẩm mỹ không ngừng tăng cao. Do đó phủ sứ Nano với nhiều ưu điểm đã thu hút được sự chú ý của nhiều khách hàng. Tuy nhiên trước khi quyết định chọn lựa dịch vụ, bạn nên tìm hiểu kỹ thông tin và cân nhắc mức độ phù hợp để hạn chế tối đa nguy cơ ảnh hưởng đến sức khỏe răng miệng và sức khỏe của bản thân. Mọi thắc mắc có liên quan đến vấn đề này, vui lòng gửi đến chúng tôi để nhận được hỗ trợ sớm nhất.

[widget id="custom_html-2"]