Răng móm là gì? Nguyên nhân và cách khắc phục tình trạng răng bị móm
Răng móm là gì? Nguyên nhân và cách khắc phục tình trạng răng bị móm

Móm là tình trạng răng bị sai lệch khớp cắn nghiêm trọng, làm ảnh hưởng đến chức năng ăn nhai hàng ngày. Biểu hiện của tình trạng này là hàm dưới có xu hướng nhô ra nhiều hơn so với răng hàm trên, khiến cho khuôn mặt bị mất thẩm mỹ. Để hiểu rõ hơn răng móm là gì? Nguyên nhân răng móm do đâu? Răng móm để lại hậu quả gì? Làm thế nào để điều trị răng móm hiệu quả? Hãy cùng Implant Center tìm hiểu ngay bài viết sau đây để giải đáp những thắc mắc này nhé!

 

Răng móm được hiểu như thế nào?

Răng móm được hiểu là tình trạng sai lệch khớp cắn giữa hàm trên và hàm dưới. Biểu hiện cụ thể của tình trạng này là môi dưới đưa ra phía trước nhiều hơn so với môi trên, răng hàm dưới che mất phần răng hàm trên.

Móm là như thế nào?
Móm là như thế nào?

 

Tình trạng móm khiến cho răng hàm trên và hàm dưới không thể cắn lại với nhau, gây mất thẩm mỹ cho khuôn mắt, khiến bạn cảm thấy tự tin khi giao tiếp, đặc biệt gây ra nhiều tác động xấu đến quá trình ăn nhai cũng như ảnh hưởng đến sức khỏe răng miệng, đây cũng là nguyên nhân khiến cho việc vệ sinh răng miệng trở nên khó khăn hơn.

Hiện nay, có 3 loại răng móm phổ biến là móm do răng, móm do xương, móm do răng và xương, cụ thể:

 

Móm do răng

Móm do răng là tình trạng sai lệch khớp cắn điển điển hình, còn được gọi là cắn chéo hay cắn ngược. Biểu hiện cụ thể của tình trạng này là phần răng cửa hàm dưới khi cắn sẽ nằm ngoài so với răng cửa hàm trên. Mặc dù xương hàm vẫn phát triển bình thường với kích thước chuẩn.

 

Móm do xương

Là tình trạng các răng trên cung hàm mọc thẳng bình thường, theo đúng vị trí, tuy nhiên cấu trúc xương hàm bị lệch. Xương hàm trên ngắn, bị thụt vào bên trong so với xương hàm dưới hoặc do xương hàm dưới phát triển quá mức. Lúc này phần răng hàm dưới sẽ bao phủ lên răng hàm trên, gây nên tình trạng móm.

 

Móm do cả xương và răng

Móm do cả xương và răng tình trạng khách hàng đang gặp bất thường với cả xương và răng, gây khó khăn trong việc ăn nhai hàng ngày. Đây cũng là loại móm khó điều trị nhất. Lúc này, bệnh nhân sẽ vừa móm răng cửa chìa ra trước, vừa có cấu trúc hàm dưới phát triển quá mạnh.

Có thể nói, răng móm không những mất đi sự cân đối, hài hòa của gương mặt mà còn làm suy giảm khả năng ăn nhai, tăng nguy cơ mắc các bệnh lý liên quan đến răng miệng và tiêu hóa. Do đó, nếu bạn không may gặp phải tình trạng này bạn nên đến ngay cơ sở nha khoa uy tín để tiến hành thăm khám và điều trị kịp thời.

 

Sự khác nhau giữa răng móm và hàm móm?

Để xác định một người có bị móm hay không, thông thường rất dễ dàng và bạn chỉ cần quan sát khuôn mặt từ bên ngoài. Tuy nhiên, để xác định nguyên nhân gây ra móm thì cần phải có sự can thiệp của bác sĩ chuyên khoa, do việc này đòi hỏi sử dụng các thiết bị máy móc chuyên dụng trong quá trình chẩn đoán tình trạng răng miệng.

Dù vậy, bạn vẫn có thể nhận biết sơ bộ bằng mắt thường qua các đặc điểm của răng móm và hàm móm như sau:

  • Bước 1: Trước tiên, hãy đứng trước gương và kiểm tra xem hàm dưới của bạn có nhô ra ngoài hay không. Nếu có, khả năng cao là bạn bị móm răng, nếu không thì có thể là móm hàm.
  • Bước 2: Hơi mở miệng một chút và đo khoảng cách chiều ngang giữa răng cửa hàm dưới và răng cửa hàm trên. Nếu khoảng cách này lớn hơn 5mm, nguy cơ cao bạn bị hàm móm.

Nhìn chung, hai bước này chỉ mang tính chất tương đối và bạn không nên hoàn toàn phụ thuộc vào chúng, vì phương pháp này không thể đảm bảo độ chính xác tuyệt đối. Tốt nhất, để có kết quả chính xác, bạn nên đến gặp bác sĩ nha khoa. Bác sĩ sẽ chụp X quang hàm và phân tích, đưa ra đánh giá cụ thể về tình trạng móm của bạn.

 

Răng bị móm do đâu?

Răng bị móm có thể do di truyền, do thói quen xấu, do mất răng, do răng bị sai lệch, do xương hàm sai lệch, do cả răngxương hàm đều bị lệch, cụ thể:

 

Do di truyền

Theo nghiên cứu từ tỷ lệ người bị nhóm do di truyền từ thế hệ trước chiếm đến 90%. Nói cách dễ hiểu nếu trong gia đình có ông bà, cha mẹ bị móm bẩm sinh thì khả năng cao bạn cũng sẽ bị di truyền móm.

Đối với người bị móm di truyền sẽ có đoạn gen hàm dưới phát triển quá mức hoặc ức chế quá trình phát triển của hàm trên khiến cho hai hàm mất đi sự cân bằng, gây nên tình trạng móm.

Nguyên nhân răng bị móm là gì?
Nguyên nhân răng bị móm là gì?

 

Do thói quen xấu

Ngoài yếu tố di truyền, móm hàm dưới còn xuất phát từ thói quen xấu hàng ngày gây nên như mút ngón tay, lưỡi đặt sai vị trí, ngậm ti giả (ở trẻ nhỏ),… Về lâu dài, những thói quen này sẽ gây ảnh hưởng đến cấu trúc răng và xương hàm phát triển sai lệch, gây nên tình trạng móm.

 

Do mất răng

Mất răng cũng là một trong những nguyên nhân gây nên tình trạng móm. Các khu vực bị mất răng lúc này không có lực tác động nên sẽ xuất hiện tình trạng tiêu xương, dẫn đến răng bị xô lệch và tụt lợi.

Đối với những trường hợp bị mất răng hàm trên, xương hàm tiêu lâu có thể khiến diện tích hàm bị nhỏ lại gây nên tình trạng móm cho khuôn mặt. Mất càng nhiều răng tình trạng món càng rõ.

 

Do răng sai lệch

Đây là tình trạng thường gặp khi hàm trên và hàm dưới mất cân bằng cấu trúc. Đối với trường hợp này, nhóm răng cửa hàm dưới có xu hướng nhô ra bên ngoài và răng hàm trên bị quặp vào bên trong, dẫn đến tình trạng móm.

 

Do xương hàm sai lệch

Xương hàm sai lệch xuất hiện khi cấu trúc xương hàm phát triển không đúng cách khiến cho phần hàm dưới bị nhô ra bên ngoài hoặc hàm trên bị lùi vào bên trong. Cả hai tình trạng này đều khiến cho xương hàm bị sai lệch, mất cân bằng và gây nên tình trạng móm.

 

Do cả răng và xương hàm đều sai lệch

Tình trạng này xuất hiện khi cấu trúc xương hàm và răng không phát triển bình thường, dẫn đến phần xương hàm và nhóm răng cửa phía dưới bị chìa ra bên ngoài. So với các nguyên nhân trên thì móm do răng và xương hàm bị sai lệch khó điều trị nhất.

 

Hậu quả do răng móm gây ra

Bên cạnh làm mất sự cân đối trong cấu trúc khuôn mặt, móm còn làm ảnh hưởng đến khả năng ăn nhai, phát âm và khiến cho bạn dễ mắc các bệnh lý liên quan đến răng miệng, cụ thể:

 

Mất cân bằng cấu trúc khuôn mặt

Người bị móm khi nhìn nghiêng sẽ thấy gương mặt có xu hướng lõm vào. Cằm và hàm dưới nhô ra phía trước, tạo nên hình dáng khuôn mặt giống như lưỡi cày, ảnh hưởng đến cấu trúc tổng thể của khuôn mặt, làm mất thẩm mỹ.

Khi nói hoặc cười, tình trạng móm càng trở nên rõ rệt hơn, điều này có thể trở thành một rào cản tâm lý khiến nhiều người cảm thấy thiếu tự tin khi giao tiếp trước đám đông.

Những tác hại của răng móm gây ra
Những tác hại của răng móm gây ra

 

Ảnh hưởng đến khả năng ăn nhai

Do răng cửa hàm dưới nhô ra phía trước, hầu hết các trường hợp móm răng đều gặp khó khăn trong việc ăn nhai bằng răng cửa. Khi đó, lực nhai chủ yếu dồn vào các răng sau, dẫn đến khớp cắn bị lệch và làm giảm tuổi thọ của các răng trên cung hàm.

Nếu tình trạng này kéo dài, nó có thể ảnh hưởng đến cơ mặt và khớp thái dương hàm, gây mỏi cơ, đau khớp và gặp khó khăn khi ăn nhai, từ đó ảnh hưởng tiêu cực đến tiêu hóa và sức khỏe tổng thể.

 

Phát âm khó

Tình trạng móm răng nói riêng, cũng như sai lệch khớp cắn nói chung, có thể gây ảnh hưởng đến khả năng phát âm. Người bị móm răng thường gặp khó khăn trong việc phát âm, lời nói thường không rõ ràng, dễ dẫn đến nói ngọng và không thể phát âm tròn vành rõ chữ.

 

Dễ mắc các bệnh răng miệng

Khi các răng ở hai hàm không tiếp xúc đúng cách, chúng rất dễ bị mài mòn trong quá trình ăn nhai. Tình trạng này làm tổn thương men răng, dẫn đến hàng loạt vấn đề về răng miệng như sâu răng, viêm tủy,…

 

Giải pháp điều trị móm hiệu quả

Thông thường để điều trị móm, bác sĩ nha khoa sẽ tư vấn niềng răng, bọc răng sứ hoặc phẫu thuật hàm, tùy vào tình trạng và nguyên nhân gây móm của từng người để lựa chọn giải pháp phù hợp, cụ thể:

 

Bị móm do xương

Nếu bị móm do vấn đề về xương hàm thì phẫu thuật chính là giải pháp phù hợp nhất. Sau quá trình phẫu thuật tình trạng sai lệch khớp cắn sẽ được khắc phục hiệu quả, giúp cho gương mặt của bạn trở nên hài hòa, cân đối và đem lại thẩm mỹ cao.

Giải pháp điều trị móm
Giải pháp điều trị móm

 

Bị móm do răng

Trường hợp bạn bị móm do răng, sẽ có hai cách khắc phục cụ thể: Bọc răng sứ hoặc niềng răng, tùy vào từng tình trạng răng miệng của bạn mà nha sĩ sẽ tư vấn lựa chọn phương pháp phù hợp.

Bọc răng sứ

Trước khi thực hiện bọc răng sứ, bác sĩ nha khoa sẽ thực hiện mài chỉnh răng theo tỉ lệ đã tính toán từ trước, nhằm đưa răng về lại đúng vị trí ban đầu. Quá trình này sẽ giúp bạn lấy lại sự cân bằng khớp cắn, sau đó mới tiến hành gắn mão sứ có màu sắc, kích thước và hình dáng gần giống với răng tự nhiên để đem lại giá trị thẩm mỹ cao trong quá trình sử dụng.

Sau khi thực hiện bọc răng sứ, bạn sẽ có được hàm răng đều đẹp như mong đợi, chức năng ăn nhai cũng được đảm bảo nhờ khả năng chịu lực lớn của răng sứ. Tuy nhiên kỹ thuật này chỉ được áp dụng đối với trường hợp răng móm nhẹ, không bị lệch nghiêm trọng.

Niềng răng

So với bọc răng sứ, niềng răng là phương pháp tối ưu hơn trong trường hợp răng móm. Với phương pháp này bác sĩ nha khoa sẽ thực hiện gắn lên răng các khí cụ nha khoa như: mắc cài, dây cung, khay niềng,… để giúp răng về đúng vị trí trên cung hàm thông qua lực kéo tạo ra từ khí cụ.

Niềng răng đem lại hiệu quả lâu dài, ổn định và không xâm lấn răng thật, vì thế rất phù hợp với trường hợp móm nặng, răng bị sai lệch nhiều.

 

Bị móm do răng và xương

Trong trường hợp răng và xương hàm bị lệch, dẫn đến tình trạng móm, việc kết hợp phẫu thuật hàm với niềng răng là cần thiết để đạt được hiệu quả tối ưu.

Để quá trình điều trị đạt được kết quả như mong muốn, trước khi tiến hành, cần phải đánh giá chính xác tình trạng răng miệng, mức độ lệch lạc của răng và khớp cắn, từ đó xây dựng phác đồ điều trị phù hợp.

Vì vậy, bạn nên tìm đến các phòng khám nha khoa lớn, có uy tín và kinh nghiệm lâu năm, để được các bác sĩ chuyên môn cao trực tiếp thăm khám và đưa ra chẩn đoán chính xác.

 

Một số câu hỏi thường gặp

Dưới đây là một số câu hỏi thường gặp về răng móm mà bạn nên tham khảo để hiểu rõ hơn về tình trạng này, cụ thể:

 

Bị móm có phải nhổ răng?

Bị móm có phải nhổ răng không còn tùy thuộc vào tình trạng nặng hay nhẹ của từng bệnh nhân. Đối với trường hợp móm nặng, răng sai lệch khớp cắn, răng mọc lộn xộn đòi hỏi bác sĩ phải nhổ và loại bỏ những răng không cần thiết.

 

Áp dụng phương pháp niềng răng có hết móm?

Câu trả lời là có, Niềng răng là một trong những phương pháp điều trị móm nhanh và hiệu quả nhất hiện nay. Hiện tại, có 2 loại niềng răng móm đó là niềng răng trong suốt và niềng răng mắc cài. Cả 2 phương pháp này đều dựa vào lực siết từ khí cụ để điều chỉnh và dịch chuyển răng về đúng vị trí mong muốn.

 

Cách chữa răng móm nhẹ là gì?

Với tình trạng răng móm, bạn có thể điều trị bằng cách áp dụng phương pháp bọc răng sứ hoặc niềng răng. Cả 2 phương pháp này đều khắc phục được tình trạng móm hiệu quả, đem lại nụ cười đẹp và sự tự tin cho bạn.

 

Làm thế nào để khắc phục trình trạng móm tại nhà?

Để khắc phục tình trạng móm tại nhà, bạn có thể dùng lực tay hoặc lưỡi để đẩy răng, mím chặt môi,.. đây là những cách khắc phục tình trạng móm hiệu quả. Tuy nhiên, cách làm này chỉ áp dụng cho trẻ em, bởi lúc này xương của trẻ vẫn đang trong quá trình phát triển và chưa cứng như người lớn.

Răng móm mặc dù không gây nguy hiểm nhưng ảnh hưởng rất nhiều đến tính thẩm mỹ, sự cân đối của khuôn mặt, đặc biệt là móm do hàm. Do đó, việc áp dụng các phương pháp điều trị từ sớm sẽ giúp cho tình trạng móm của bạn được cải thiện, giúp bạn có được nụ cười tươi và sự tự tin cho chính mình. Hãy liên hệ ngay Implant Center qua số hotline 1900 56 56780338 56 5678 để đặt lịch thăm khám sớm nhất.

[widget id="custom_html-2"]