Răng nhiễm Fluor, hay còn gọi là Fluorosis, là tình trạng răng bị tổn thương do hấp thụ quá nhiều Fluor trong quá trình hình thành và phát triển của răng. Đây là một vấn đề phổ biến ở những khu vực có nồng độ Fluor trong nước uống cao hoặc do sử dụng quá mức các sản phẩm chứa Fluor. Để biết được nguyên nhân, tác hại và cách khắc phục tình trạng răng nhiễm Fluor, hãy tham khảo ngay bài viết bên dưới của Implantcenter.vn.
Tình trạng răng nhiễm Fluor là gì?
Răng nhiễm Fluor là tình trạng tổn thương răng xảy ra khi có sự hấp thu quá nhiều Fluor trong thời kỳ phát triển răng, thường từ khi còn nhỏ đến khi lên 8 tuổi. Tình trạng này thường xảy ra do sử dụng quá mức các sản phẩm có chứa Fluor, như nước uống hoặc kem đánh răng. Khi Fluor bị tích lũy quá nhiều trong cơ thể, nó có thể gây ra các mảng trắng hoặc nâu trên bề mặt răng, biểu hiện dễ nhận thấy của răng nhiễm Fluor.
Các đối tượng khác nhau đều có thể bị tình trạng răng nhiễm màu Fluor. Tuy nhiên, ở giai đoạn hình thành răng và phát triển của răng nướu, tình trạng này sẽ diễn biến nhanh chóng hơn. Đó là lý do là trẻ em có nguy cơ cao hơn mắc bệnh và chịu nhiều ảnh hưởng hơn so với người trưởng thành.
Hướng dẫn xác định răng đã bị nhiễm Fluor đơn giản nhất
Để chẩn đoán tình trạng răng bị nhiễm Fluor, bệnh nhân cần được kiểm tra bề mặt răng khi khô và sạch, dưới nguồn sáng tốt. Các biểu hiện lâm sàng của răng bị nhiễm Fluor nhẹ bao gồm vân trắng đục chạy ngang trên men răng, thường ở hai bên và có thể lan tỏa mà không rõ ràng. Trên men răng, các vết trắng đục có thể kết hợp lại tạo thành đốm màu trắng. Răng bị nhiễm Fluor nghiêm trọng hơn có thể thay đổi màu sắc và bề mặt có thể thâm rỗ. Các vết ố sẽ phát triển lớn hơn theo thời gian do sự khuếch tán của các ion ngoại sinh vào làm men răng trở nên xốp hơn và dễ gãy.
Tính đến hiện nay, chẩn đoán tình trạng răng bị nhiễm Fluor vẫn dựa trên sự khác biệt giữa các mảng trắng trên răng đối xứng hay không đối xứng. Các khó khăn trong chẩn đoán chủ yếu xảy ra với các răng bị nhiễm Fluor nhẹ. Ngoài ra, cần lưu ý rằng độ mờ men răng cũng có thể là do các nguyên nhân khác như giảm sản răng, tổn thương trên răng, vết mờ trắng hoặc đổi màu có ranh giới thường ảnh hưởng đến một hoặc vài răng và không phải là toàn bộ hàm răng. Điều này có thể phụ thuộc vào yếu tố cơ địa hoặc toàn thân.
4 Nguyên nhân dẫn đến tình trạng răng nhiễm Fluor
Có 4 nguyên nhân chính dẫn đến tình trạng răng nhiễm Fluor: sử dụng thuốc, nguồn nước, thực phẩm, sản phẩm chứa quà nhiều thành phần này, cụ thể.
Các loại thuốc có chứa thành phần Fluor
Fluor là thành phần chủ yếu trong kem đánh răng, nước súc miệng và viên uống chống sâu răng. Khi sử dụng quá liều, các sản phẩm này có thể tích tụ lượng Fluor trên bề mặt răng và dẫn đến răng nhiễm Fluor.
Nguồn nước có hàm lượng Fluor quá mức
Sử dụng nguồn nước có hàm lượng Fluor quá mức cũng là nguyên nhân gây nên bệnh lý này. Thực tế, có nhiều vùng đất có nguồn nước sinh hoạt có chứa Fluor tự nhiên cao. Do đó, khi sử dụng liều lượng nước uống có hàm lượng Fluor vượt quá mức khuyến cáo cũng là nguyên nhân chính gây ra tình trạng nhiễm Fluor cho răng.
Các loại thực phẩm giàu Fluor
Có một số loại thực phẩm, đặc biệt là những sản phẩm được làm từ nguồn nước có hoặc được pha loãng bằng nước có Fluor cao, như nước đá, đá lạnh hay nước khoáng có thể góp phần vào tình trạng nhiễm Fluor răng.
Các sản phẩm có chứa quá nhiều Fluor
Hiện nay có một số loại gel điều trị sâu răng, kem đánh răng hoặc các loại nước súc miệng có chứa Fluor vượt quá mức khuyến cáo. Do đó bạn nên cân nhắc sử dụng đúng liều lượng và hướng dẫn từ bác sĩ để hạn chế nguy cơ gây nhiễm Fluor răng khi sử dụng không đúng cách
Răng nhiễm Fluor ảnh hưởng như thế nào?
Fluor – khoáng chất đóng vai trò quan trọng trong việc bảo vệ răng miệng, ngăn ngừa sâu răng. Tuy nhiên, việc tiếp xúc quá mức với Fluor có thể dẫn đến tình trạng răng nhiễm Fluor, ảnh hưởng tiêu cực đến cả thẩm mỹ và sức khỏe răng miệng.
Ảnh hưởng thẩm mỹ
Răng nhiễm Fluor thường xuất hiện những đốm trắng, đốm nâu hoặc các vệt sẫm màu trên bề mặt men răng, khiến nụ cười trở nên kém thẩm mỹ. Ở giai đoạn nặng, răng có thể bị xỉn màu toàn bộ, thậm chí bị mòn, sứt mẻ, ảnh hưởng nghiêm trọng đến nhan sắc.
Dễ ê buốt, nhạy cảm
Men răng bị tổn thương do nhiễm Fluor khiến răng trở nên nhạy cảm, dễ ê buốt khi tiếp xúc với các tác nhân như đồ ăn nóng lạnh, đồ ngọt hoặc đồ chua. Cảm giác ê buốt có thể dai dẳng và ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống của người bệnh.
Nguy cơ sâu răng
Một nghịch lý là mặc dù Fluor giúp ngăn ngừa sâu răng, nhưng việc nhiễm Fluor quá mức lại có thể làm tăng nguy cơ sâu răng. Nguyên nhân là do Fluor dư thừa phá hủy cấu trúc men răng, tạo điều kiện cho vi khuẩn xâm nhập và phát triển, dẫn đến sâu răng.
Những phương pháp cải thiện tình trạng răng bị nhiễm Fluor là gì?
Để cải thiện tình trạng răng bị nhiễm Fluor, các bạn cần tham khảo những phương pháp sau.
Tẩy trắng răng nhiễm Fluor
Tẩy trắng răng là phương pháp cải thiện tình trạng răng bị nhiễm Fluor. Quá trình tẩy trắng sẽ loại bỏ các vết bẩn và mảng bám trên bề mặt răng, giúp làm sáng và đều màu cho răng. Đây là giải pháp hiệu quả ban đầu đối với những ai muốn khôi phục lại nụ cười sáng khỏe.
Bọc răng sứ
Ngoài ra, bọc răng sứ là một lựa chọn phù hợp để che phủ hoàn toàn bề mặt răng nếu tẩy trắng không đủ hiệu quả. Răng sứ cung cấp vẻ đẹp tự nhiên, bền bỉ và kháng màu hơn so với men răng tự nhiên, làm giảm thấy các vết nhiễm Fluor hiện tại và ngăn ngừa tình trạng tái phát.
Làm mặt dán sứ Veneer
Làm mặt dán sứ Veneer cũng là một giải pháp phổ biến để cải thiện thẩm mỹ răng miệng. Veneer là lớp vỏ mỏng được gắn lên mặt trước của răng, che đi các vết ố vàng, thay đổi hình dạng và màu sắc của răng một cách tự nhiên và hài hòa. Đây là giải pháp thẩm mỹ răng lâu dài và hiệu quả cho những người có răng bị nhiễm Fluor và mong muốn có nụ cười đẹp tự tin.
Phòng tránh, hạn chế răng bị nhiễm Fluor bằng cách nào?
Để tránh tình trạng răng bị nhiễm Fluor, bạn cần chú ý những điều sau đây trong sinh hoạt hàng ngày:
- Kiểm tra nồng độ Fluor của đồ ăn, nước uống và nước sinh hoạt. Nếu vượt quá ngưỡng cho phép (0,7 – 1 mg/l), hãy lọc nước, chưng cất hoặc đổi nguồn nước mới để đảm bảo an toàn.
- Chọn sản phẩm kem đánh răng, nước súc miệng có nồng độ Fluor phù hợp với tình trạng răng miệng và độ tuổi để sử dụng hiệu quả mà không gây hại.
- Hạn chế sử dụng quá nhiều kem đánh răng và tránh đánh răng quá lâu để không làm men răng bị bào mòn và ngấm nhiều Fluor vào răng.
- Đa dạng khẩu phần ăn khoa học, đầy đủ dưỡng chất mỗi ngày để duy trì hàm răng khỏe mạnh và cơ thể luôn khỏe mạnh.
Răng nhiễm Fluor không chỉ ảnh hưởng đến thẩm mỹ với những đốm trắng hoặc nâu trên bề mặt răng, mà còn có thể gây tổn thương nghiêm trọng đến cấu trúc răng nếu không được xử lý kịp thời. Để khắc phục tình trạng này, cần hạn chế tiếp xúc với nguồn Fluor, đặc biệt ở trẻ nhỏ, và sử dụng các phương pháp điều trị như tẩy trắng răng hoặc bọc răng sứ để duy trì sức khỏe răng miệng và mang lại nụ cười tự tin cho người bệnh.