Rát lưỡi là bệnh gì? Nguyên nhân và cách chữa rát lưỡi
Rat-luoi-la-benh-gi-Nguyen-nhan-va-cach-chua-rat-luoi

Rát lưỡi là vấn đề sức khỏe thường gặp. Hiện tượng này gây cảm giác nóng rát, khó chịu ở lưỡi, ảnh hưởng đến quá trình ăn uống và sinh hoạt hàng ngày. Có nhiều nguyên nhân gây rát lưỡi và để điều trị rát lưỡi hiệu quả, cần xác định chính xác nguyên nhân này để đưa ra chẩn đoán và phác đồ điều trị phù hợp. Để tìm hiểu thông tin chi tiết về bệnh lý rát lưỡi, hãy cùng tham khảo ngay bài viết dưới đây của Implant Center.

 

Rát lưỡi là bệnh lý gì?

Rát lưỡi là hiện tượng gây ra cảm giác nóng rát, đau nhức trên bề mặt lưỡi. Không chỉ ở lưỡi, bệnh lý này còn có thể ảnh hưởng đến các phần khác trong miệng như nướu, môi, vòm miệng. Rát lưỡi thường gặp ở mọi lứa tuổi và tự khỏi sau một thời gian ngắn. Nhưng đôi khi đây là dấu hiệu tiềm ẩn của những bệnh lý nghiêm trọng mà bạn nên theo dõi và lưu tâm.

Hien-tuong-rat-luoi-la-benh-gi
Rát lưỡi là bệnh gì?

 

Triệu chứng nhận biết bệnh lý rát lưỡi là gì?

Triệu chứng nhận biết bệnh rát lưỡi bao gồm:

  • Cảm giác đau trên lưỡi, lan rộng ra môi, nướu, má
  • Bị ngứa, châm chích
  • Cảm giác tê bì trên lưỡi
  • Khô miệng kèm theo cảm giác khát nước
  • Chán ăn, mất mùi vị khi ăn
  • Lưỡi bị đỏ, sưng hoặc đổi màu
  • Bệnh lý này thường trở nên nặng hơn sau khi thức dậy vào buổi sáng. Hiện tượng này có thể kéo dài từ vài tháng đến vài năm hoặc biến mất sau vài ngày rồi tái phát nhiều lần.
Trieu-chung-nhan-biet-benh-rat-luoi
Nhận biết bệnh rát lưỡi như thế nào?

 

Nguyên nhân nào gây ra hiện tượng rát lưỡi?

Hiện tượng rát lưỡi có thể bắt nguồn từ nhiều nguyên nhân khác nhau như là:

Nguyen-nhan-rat-luoi
Nguyên nhân gây nên rát lưỡi là gì?

 

Hội chứng bỏng rát miệng

Hội chứng bỏng rát miệng (Burning Mouth Syndrome – BMS) là một bệnh lý mãn tính hoặc tái phát nhiều lần, gây ra cảm giác bỏng rát liên tục ở vùng miệng mà không rõ nguyên nhân cụ thể. Ngoài ra, BMS còn có thể kèm theo các triệu chứng như khô miệng, vị giác thay đổi, nhạy cảm với thức ăn chua cay, hoặc cảm giác tê hoặc ngứa trong miệng.

Thiếu hụt vitamin B

Thiếu hụt các loại vitamin nhóm B, đặc biệt là vitamin B12 cũng là nguyên nhân tình trạng rát lưỡi, ngứa trong miệng hay nghiêm trọng h. Ngoài ra, thiếu vitamin nhóm B còn đi kèm với một số triệu chứng khác như khô miệng, tổn thương da, vấn đề về mắt, cảm giác mệt mỏi, yếu cơ và thiếu máu…

Nhiễm nấm miệng

Nhiễm nấm miệng (nấm Candida) cũng là một nguyên nhân dẫn đến tình trạng rát lưỡi. Nấm Candida Albicans phát triển quá mức trên niêm mạc miệng dẫn đến sự xuất hiện của các vết màu trắng kem, thường xuất hiện trên lưỡi hoặc các vùng trong má.

Ăn đồ cay, nóng, nhiều axit

Các loại thực phẩm cay, nóng như tiêu, ớt hay nhiều axit như chanh, dứa đều không tốt cho miệng và lưỡi, gây kích ứng và bỏng rát. Nếu tiêu thụ chúng thường xuyên và kéo dài, không chỉ khoang miệng bị ảnh hưởng mà còn gây hại cho dạ dày, nội tiết…

Khô miệng

Khô miệng làm lượng nước bọt giảm – thành phần quan trọng duy trì độ ẩm và bảo vệ miệng và lưỡi. Từ đó kéo theo vùng họng, khoang miệng cũng bị khô. Lưỡi cũng rất dễ kích ứng và bị bỏng rát hơn.

 

Dấu hiệu cần gặp bác sĩ khi bị rát lưỡi là gì?

Đa phần rát lưỡi là hiện tượng sức khỏe phổ biến và sẽ tự hết sau vài ngày. Tuy nhiên bạn không nên chủ quan mà cần phải theo dõi sát sao bất cứ thay đổi nào trên sức khỏe của mình. Khi bị rát lưỡi, dưới đây là những dấu hiệu mà bạn nên đến bác sĩ thăm khám ngay:

Cảm giác rát lưỡi kéo dài hơn một tuần mà không thuyên giảm

  • Rát lưỡi đi kèm với sưng, loét hoặc chảy máu
  • Xuất hiện vết loét, mảng trắng xuất hiện trong vòm miệng
  • Xuất hiện vết bỏng, mụn nước trong khoang miệng
  • Nhai nuốt khó khăn
  • Rát lưỡi không thuyên giảm kèm theo các triệu chứng sốt, mệt mỏi

 

Cách chẩn đoán bệnh lý rát lưỡi khô miệng

Rát lưỡi khô miệng được bác sĩ chẩn đoán theo quy trình sau:

  • Xem tiền sử bệnh và sử dụng thuốc trước đó
  • Sử dụng dụng cụ khám miệng tổng quát
  • Hỏi kỹ về triệu chứng, thói quen ăn uống và chăm sóc răng miệng của bạn,…
Rat-luoi-kho-mieng-duoc-chan-doan-nhu-the-nao
Rát lưỡi được bác sĩ chẩn đoán như thế nào?

 

Bên cạnh đó, ở một số trường hợp, bệnh nhân sẽ được chỉ định thực hiện các xét nghiệm sức khỏe tổng quát như:

  • Xét nghiệm máu: xét nghiệm công thức máu, chỉ số viêm (CRP),…
  • Xét nghiệm dị ứng: kiểm tra phản ứng của cơ thể với một số dị nguyên thường gặp như bụi mịn, lông chó mèo, thời tiết, hải sản…
  • Xét nghiệm tình trạng trào ngược dạ dày (GERD): nội soi dạ dày, mô bệnh học,…

 

Nên làm gì khi bị rát lưỡi?

Khi bị rát lưỡi, dưới đây là những biện pháp đơn giản giảm thiểu cơn đau mà bạn có thể tự thực hiện ngay tại nhà.

  • Vệ sinh răng miệng hằng ngày: Đánh răng đều đặn, ít nhất hai lần mỗi ngày với kem đánh răng có chứa fluoride. Kết hợp dụng chỉ nha khoa, nước súc miệng, tăm nước để loại bỏ sạch mảng bám và làm sạch răng miệng tối ưu.
  • Sử dụng các phương pháp thiên nhiên: Thoa nhẹ mật ong và dầu dừa lên lưỡi hoặc súc miệng trong vài phút, sau đó súc lại bằng nước sạch. Mật ong có khả năng kháng khuẩn và làm dịu niêm mạc miệng, trong khi dầu dừa giúp làm mềm và giữ ẩm cho lưỡi, ngăn ngừa vi khuẩn phát triển.
  • Chế độ ăn uống: Tránh các thực phẩm cay, nóng, chứa nhiều axit. Thay vào đó, hãy bổ sung thêm rau củ quả tươi, thực phẩm giàu vitamin B, và uống đủ nước giúp khoang miệng luôn đủ ẩm.
Nen-lam-gi-khi-bi-rat-luoi
Bị rát lưỡi nên làm gì?

 

Nếu đã áp dụng các biện pháp trên mà tình trạng rát lưỡi không cải thiện, bạn nên gặp bác sĩ chuyên khoa để được chẩn đoán và điều trị kịp thời. Đây là bước cầu thiết để bạn có được phác đồ điều trị phù hợp, dứt bệnh triệt để và ngăn ngừa các biến chứng xảy ra.

Rát lưỡi là một hiện tượng thường gặp do nhiều nguyên nhân gây ra. Để hạn chế khô rát lưỡi, bạn cần điều chỉnh lối sống, chế độ ăn uống, vệ sinh răng miệng. Ngoài các phương pháp đơn giản trên, nếu bị rát lưỡi kèm các dấu hiệu bất thường, hãy đến gặp bác sĩ để được thăm khám, kê đơn sử dụng thuốc đúng liều lượng.

[widget id="custom_html-2"]