Trẻ chậm mọc răng là gì? Nguyên nhân mọc răng chậm ở trẻ
Mọc răng chậm ở trẻ có nguy hiểm không? Cách phòng tránh hiện tượng mọc răng chậm

Chậm mọc răng chính là tình trạng răng sữa của trẻ mọc chậm hơn so với những trẻ khác. Đặc biệt nếu quá 12 tháng mà trẻ chưa mọc răng sữa thì được coi là răng mọc chậm, lúc này phụ huynh cần đưa con đến cơ sở nha khoa để thăm khám và can thiệp kịp thời, nếu không sẽ gây ra các biến chứng như viêm thân răng, sâu răng, răng vĩnh viễn mọc lệch,…

Nếu bạn đang thắc mắc răng mọc chậm là gì? Nguyên nhân do đâu? Trẻ chậm mọc răng có nguy hiểm không? Cách để cải thiện tình trạng này? thì đừng bỏ qua bài viết hôm nay của Implant Center nhé!

 

Chậm mọc răng ở trẻ là gì?

Chậm mọc răng được hiểu là tình trạng răng sữa ở trẻ mọc chậm, nếu ngoài 12 tháng mà răng sữa chưa có dấu hiệu mọc thì được coi là mọc chậm răng. Thông thường đối với những trẻ có răng phát triển bình thường, ngay từ tháng thứ 6 đến khoản 2 tuổi rưỡi là bé đã có đầy đủ 20 chiếc răng sữa. Vậy nên, nếu qua 12 tháng mà trẻ chưa nhú chiếc răng sữa nào thì có nghĩa là bé chậm mọc răng.

Chậm mọc răng là tình trạng gì?
Chậm mọc răng là tình trạng gì?

 

Với những trẻ bị chậm mọc răng nhưng cơ thể vẫn phát triển bình thường thì nguyên nhân là do sinh lý ở trẻ. Còn nếu trẻ chậm mọc răng đi kèm về các dấu hiệu như còi cọc, thiếu chiều cao, cân nặng, khó ngủ, đổ mồ hôi trộm vào ban đêm,… thì khả năng cao trẻ chậm mọc răng là do chế độ dinh dưỡng chưa phù hợp.

Trường hợp sau 12 tháng trẻ vẫn chưa mọc chiếc răng sữa nào, phụ huynh nên đưa trẻ đến cơ sở nha khoa để bác sĩ tiến hành thăm khám và điều trị kịp thời.

 

Nguyên nhân chậm mọc ở trẻ

Thực tế quá trình mọc răng ở mỗi trẻ không giống nhau. Có một số trẻ mọc chiếc răng đầu tiên rất sớm, nhưng có những trẻ mọc răng rất muộn và mọc chậm. Do đó hiện tượng chậm mọc răng chỉ được nói đến với những trẻ đủ 13 tháng nhưng trên cung hàm vẫn chưa mọc chiếc răng nào.

Vì sao trẻ chậm mọc răng?
Vì sao trẻ chậm mọc răng?

 

Trong quá trình mọc răng, canxi được cho là dưỡng chất quan trọng, có tác động trực tiếp đến tình trạng mọc răng ở trẻ. Do đó, nếu thiếu hụt canxi các mầm răng sẽ bị yếu đi, phát triển kém và không thể hoàn chỉnh theo cấu trúc giải phẫu được, điều này gây nên tình trạng răng mọc chậm.

Bên canh đó là một số nguyên nhân khiến cho răng sữa ở trẻ không mọc đúng theo thời gian thông thường, cụ thể:

 

Nguyên nhân khách quan

  • Do di truyền: Chậm mọc răng có thể là một đặc điểm di truyền trong gia đình. Nếu cha mẹ hoặc thành viên trong gia đình có vấn đề về chậm mọc răng, khả năng cao trẻ cũng sẽ gặp tình trạng tương tự.
  • Do quá trình mang thai và sinh nở: Nghiên cứu đã chỉ ra rằng trẻ sinh non hoặc nhẹ cân có nguy cơ chậm mọc răng cao hơn so với trẻ sinh đủ tháng và đủ cân. Vì vậy, nếu trẻ thuộc nhóm này, phụ huynh cần chú trọng bổ sung dinh dưỡng từ khi mới sinh để hỗ trợ quá trình mọc răng bình thường.
  • Do bị nhiễm khuẩn ở khoang miệng: Sự nhiễm khuẩn do vi khuẩn và nấm gây viêm nướu và tổn thương có thể làm chậm quá trình mọc răng. Tình trạng viêm này khiến miệng trẻ có mùi hôi, trẻ hay đau đớn, khó chịu và quấy khóc.

 

Nguyên nhân chủ quan

  • Do bẩm sinh: Yếu tố bẩm sinh cũng có thể là nguyên nhân dẫn đến chậm mọc răng mà không liên quan đến yếu tố dinh dưỡng.
  • Do trẻ bị suy giáp: Suy giáp có thể là nguyên nhân khiến trẻ chậm mọc răng. Trẻ nên được đưa đến cơ sở y tế uy tín để bác sĩ chuyên khoa thăm khám và tư vấn, vì suy giáp có thể gây ra nhiều hậu quả khác như chậm nói, chậm đi hoặc thừa cân, ảnh hưởng đến sức khỏe tổng thể của trẻ.
  • Do thiếu hụt vitamin D: Vitamin D đóng vai trò quan trọng trong quá trình phát triển xương và răng. Thiếu hụt vitamin D khiến canxi không được hấp thụ hiệu quả, làm chậm quá trình mọc răng. Đặc biệt, trẻ sinh non thường gặp tình trạng này, vì vậy phụ huynh cần tăng cường bổ sung vitamin D cho trẻ để hỗ trợ mọc răng. Một số thực phẩm giàu vitamin D bao gồm cá, nấm, trứng, sữa tươi nguyên kem, phomai, yến mạch, gan bò, tôm và nước cam ép rất tốt cho trẻ. Ngoài ra, ánh nắng mặt trời cũng là nguồn cung cấp vitamin D hiệu quả.
  • Do thiếu hụt MK7: MK7 một dạng vitamin K2, có chức năng chính là chuyển canxi từ máu đến xương và răng, góp phần duy trì hàm răng khỏe mạnh và đều đẹp. Nếu trẻ chỉ được cung cấp đủ vitamin D và canxi mà thiếu MK7, hiệu quả chỉ đạt khoảng 30%, dẫn đến chậm mọc răng. Vì thế bố mẹ cần bổ sung đầy đủ KM7 cho con để ngăn ngừa răng mọc chậm.
  • Do cơ thể hấp thụ photpho quá mức: Hấp thụ quá nhiều photpho gây cản trở quá trình hấp thụ canxi, làm mầm răng thiếu dưỡng chất và không đủ khỏe để mọc lên khỏi nướu. Dư thừa photpho còn có thể gây suy thận và xơ cứng mạch máu.
  • Do mắc một số bệnh lý: Trẻ mắc hội chứng Down hoặc có vấn đề bất thường về tuyến yên cũng có thể chậm mọc răng hơn so với trẻ phát triển bình thường.

 

Trẻ chậm mọc răng có nguy hiểm không?

Trẻ mọc răng chậm là tình trạng thường gặp ở trẻ, đây chính là nỗi lo của nhiều bậc phụ huynh khi có trẻ gặp phải tình trạng này. Do đó, nếu trẻ trên 13 tháng vẫn chưa mọc một chiếc răng sữa nào thì bố mẹ cần đưa con đến bác sĩ nha khoa để thăm khám vì có thể con của bạn đang gặp phải các vấn đề trong tương lai như:

  • Răng vĩnh viễn mọc bị lệch so với thời gian thông thường vì răng sữa mọc quá chậm.
  • Răng sữa và răng vĩnh viễn xuất hiện cùng một lúc do răng sữa mọc chậm, tạo nên hàm răng đôi. Điều này hiếm khi xảy ra vì răng vĩnh viễn sẽ mọc sau răng sữa. Hậu của là răng sữa và răng vĩnh viễn tồn tại song song khiến cho trẻ có 2 hàm răng.
  • Vùng quanh thân răng dễ dàng bị viêm do răng vẫn còn nằm dưới bên mặt nướu.
  • Xuất hiện tình trạng sâu răng ngay khi răng còn bên dưới nướu, đây là điều kiện thuận lợi để vi khuẩn phát triển, nếu không phát hiện và điều trị kịp thời có thể khiến các răng còn lại bị sâu nhanh chóng, dẫn đến lây lan, làm cho các chiếc răng khác bị sâu cùng một lúc.
Trẻ chậm mọc răng nguy hiểm không?
Trẻ chậm mọc răng nguy hiểm không?

 

Làm thế nào để cải thiện tình trạng trẻ chậm mọc răng

Khi nhận thấy trẻ mọc răng chậm, điều đầu tiên bố mẹ cần làm là xem xét tình trạng sức khỏe của trẻ và tìm hiểu nguyên nhân vì sao gây ra tình trạng chậm mọc răng, qua đó có biện pháp cải thiện tình hình hiệu quả.

Ngay khi ở giai đoạn mang thai và cho con bú, người mẹ cần ăn uống đủ chất, đa dạng, không nên kiêng khem quá mức. Điều đặc biệt là cần bổ sung thêm các dưỡng chất cần thiết như canxi, vitamin để đảm bảo em bé trong bụng phát triển tốt

Dưới đây là cách cải thiện tình trạng trẻ chậm mọc răng, cụ thể:

 

Thay đổi thói quen hàng ngày của trẻ

Trẻ dưới 1 tuổi bú mẹ hoàn toàn hoặc bú sữa công thức dưới 600ml/ngày cần được bổ sung 400UI vitamin D hàng ngày để ngăn ngừa thiếu hụt vitamin D.

Cách xử lý việc trẻ chậm mọc răng
Cách xử lý việc trẻ chậm mọc răng

 

Cải thiện chế độ dinh dưỡng

  • Đảm bảo khẩu phần ăn hàng ngày của trẻ cân đối, đặc biệt chú trọng đến sữa và các sản phẩm từ sữa, thức ăn động vật và chất béo.
  • Thực đơn của trẻ cần đầy đủ các nhóm chất như đường, đạm, tinh bột và chất béo. Trong giai đoạn ăn dặm, cần đặc biệt chú trọng cung cấp đủ đạm, đặc biệt là đạm động vật. Có thể thêm dầu ăn vào bát bột hoặc cháo c a trẻ.
  • Trẻ nên được ăn thêm các loại hoa quả tươi. Bạn có thể ép lấy nước cho trẻ uống hoặc xay cả bã để trẻ dùng.
  • Ngoài sữa là nguồn dinh dưỡng chính, mẹ có thể cho trẻ ăn thêm sữa chua hoặc phô mai.
  • Tập cho trẻ ăn uống theo thời gian biểu và tránh cho trẻ ăn vặt
  • Trẻ nên được uống từ 500 – 800ml sữa mỗi ngày. Lưu ý, không pha sữa với nước cháo, nước bột, nước rau củ hoặc nước khoáng, vì điều này có thể làm giảm khả năng hấp thu canxi.
  • Đảm bảo trẻ ngủ đủ giấc và khuyến khích trẻ vận động để kích thích sự thèm ăn và ngăn ngừa suy dinh dưỡng.

 

Thăm khám nha khoa định kỳ

Theo lời khuyên từ bác sĩ, trẻ nhỏ từ 3 tuổi cần được thực hiện thăm khám định kỳ tối thiểu 6 tháng/lần để tầm soát những bệnh lý răng miệng thường gặp. Qua đó, giúp trẻ điều kiện sức khỏe tốt để tăng trường và bắt kịp với tiêu chuẩn.

 

Vệ sinh sạch sẽ khoang miệng

Một trong những lưu ý quan trọng mà bố mẹ không được quên là giúp con vệ sinh răng miệng kỹ càng tối thiểu 2 lần/ngày. Điều này không chỉ giúp loại bỏ hết vi khuẩn ở vùng lưỡi và nướu mà còn tránh ảnh hưởng đến quá trình mọc răng sữa ở trẻ. Giúp trẻ có thói quen vệ sinh răng miệng cho bản thân sau này.

Đối với trẻ sơ sinh, bố mẹ cần thực hiện vệ sinh răng miệng theo các bước đơn giản như sau:

  • Bước 1: Mẹ làm sạch tay với xà phòng và chuẩn bị rơ lưỡi, nước muối sinh lý/nước đun sôi để nguội.
  • Bước 2: Cho rơ lưỡi vào ngón tay trẻ, thấm một lượng nước muối/nước ấm vừa phải.
  • Bước 3: Dùng ngón tay chà nhẹ vào lưỡi, nướu của con để làm sạch các cặn sữa, đồ ăn còn sót lại trong khoang miệng.

Như vậy, bài viết trên của Implant Center đã giúp bạn có được những thông tin tổng quan về vấn đề trẻ chậm mọc răng. Qua đây cũng giúp bạn hiểu rõ hơn về nguyên nhân, mối nguy hiểm và cách giúp cải thiện tình trạng chậm mọc răng ở trẻ, từ đó chăm sóc răng miệng của con được tốt hơn.

[widget id="custom_html-2"]