Triệu chứng viêm nha chu không nên xem thường - Implantcenter.vn

Viêm nha chu là bệnh lý có thể gặp phải ở bất cứ ai, dù là trẻ em hay người lớn. Thời gian càng lâu, bệnh càng tiến triển nặng và nguy hiểm, có thể dẫn đến mất răng vĩnh viễn. Nắm được những dấu hiệu bệnh và nhận biết sớm là yếu tố quan trọng giúp bảo vệ răng miệng hiệu quả. Trong bài viết sau đây, Implant center sẽ chia sẻ với bạn những thông tin cơ bản cần thiết về bệnh lý này, bao gồm nguyên nhân, triệu chứng, cách điều trị và phòng ngừa, mời các bạn cùng tham khảo.

1. Khái quát về bệnh viêm nha chu

Viêm nha chu là hiện tượng viêm các tổ chức quanh miệng. Đa phần các trường hợp viêm nướu ở tuổi dậy thì không được điều trị triệt để khi lớn lên có nguy cơ cao bị viêm nha chu.

Các yếu tố làm tăng nguy cơ bị viêm nha chu bao gồm vệ sinh răng miệng kém, chế độ ăn không khoa học, suy giảm sức đề kháng hoặc đang mang thai, người bệnh đái tháo đường, hút thuốc lá,…

Bệnh lý này thường tiến triển qua 4 giai đoạn:

  • Giai đoạn 1: Nướu bị kích thích và viêm do sự tích tụ mảng bám tại kẽ răng, bề mặt răng, cổ răng, viền nướu,…
  • Giai đoạn 2: Nếu không phát hiện và điều trị sớm, bệnh sẽ ngày một nghiêm trọng. Người mắc sẽ gặp phải hiện tượng chảy máu chân răng khi ăn nhai hoặc chải răng.
  • Giai đoạn 3: Viêm nướu tiến triển thành viêm nha chu, xuất hiện ổ vi khuẩn chứa mủ.
  • Giai đoạn 4: Hiện tượng viêm ngày càng nặng, gây tụt nướu, lung lay răng và có nguy cơ mất răng vĩnh viễn.

Xem thêm: Gãy răng hàm có ảnh hưởng gì không? Làm thế nào để khắc phục?

2. Dấu hiệu cảnh báo viêm nha chu

Các triệu chứng điển hình của bệnh viêm nha chu
Các triệu chứng điển hình của bệnh viêm nha chu

Nếu nhận thấy các triệu chứng dưới đây, bạn cần hết sức thận trọng vì có thể bạn đã mắc viêm nha chu:

  • Sưng tấy và chảy máu nướu
  • Loét miệng tái phát nhiều lần gây đau nhức và khó chịu
  • Tụt nướu làm chân răng ngày càng lộ nhiều do mô nướu bị co lại
  • Lung lay răng
  • Đau nhức và nhổ ra máu khi chải răng.

Xem thêm: Gãy răng hàm có ảnh hưởng gì không? Làm thế nào để khắc phục?

3. Điều trị viêm nha chu

Khi nhận thấy răng miệng có biểu hiện bất thường, nghi ngờ mắc viêm nha chu, bạn nên đi khám răng miệng sớm nhất có thể. Sau khi thăm khám, các bác sĩ sẽ chỉ định biện pháp điều trị cụ thể đối với từng trường hợp khác nhau. Sau đây là một số biện pháp được áp dụng nhiều và đem lại hiệu quả cao:

3.1 Phương án chữa trị khẩn cấp

Điều trị khẩn cấp được chỉ định khi khách hàng đã có các khối áp xe tại nướu răng hoặc có hiện tượng viêm niêm mạc. Phần lớn các trường hợp này sẽ được chữa trị bằng thuốc kháng viêm và kháng sinh.

3.2 Phương án điều trị không phẫu thuật

Các biện pháp điều trị không can thiệp phẫu thuật bao gồm:

  • Sử dụng thuốc chống viêm, thuốc sát khuẩn để xử lý khu vực nướu đang bị viêm nhiễm, sưng tấy.
  • Cạo vôi răng.
  • Kiểm tra các miếng trám răng nếu có và chỉnh sửa khi cần thiết.
  • Nếu có các răng đang lung lay, cần cố định chúng lại.
  • Với các răng không thể bảo tồn thì cần nhổ bỏ để tránh viêm nhiễm lây lan rộng hơn.
Cạo vôi răng cải thiện tình trạng viêm nha chu
Cạo vôi răng cải thiện tình trạng viêm nha chu

3.3 Phương án điều trị phẫu thuật

Trường hợp các biện pháp trên không đem lại hiệu quả thì bác sĩ sẽ chỉ định khách hàng phẫu thuật để khắc phục bệnh lý kịp thời. Một số biện pháp phẫu thuật được áp dụng nhiều bao gồm:

  • Phẫu thuật loại bỏ túi nha chu để thu hẹp túi và dễ dàng làm sạch mảng bám, vi khuẩn trên răng.
  • Tái tạo xương và mô nha chu bằng phẫu thuật.
  • Phẫu thuật cấy ghép mô mềm để tránh hiện tượng tụt nướu và tăng khả năng phục hồi cho các tổ chức quanh răng, hạn chế đau buốt răng và bảo đảm thẩm mỹ viền nướu.

3.4 Phương án điều trị duy trì

Khi viêm nha chu đã được xử lý ổn định. Khách hàng vẫn nên đi khám răng miệng định kì. Trường hợp bệnh tái phát thì cần nhanh chóng xử lý.
Ðang ký tu v?n mi?n phí

4. Phòng tránh viêm nha chu

Theo lời khuyên từ các bác sĩ nha khoa, viêm nha chu có thể được phòng ngừa bằng những biện pháp sau đây:

  • Vệ sinh răng đúng cách.
  • Chọn những loại bàn chải có lông mềm và kem đánh răng chứa flour.
  • Nên chải răng ít nhất mỗi ngày 2 lần vào buổi sáng khi thức dậy và buổi tối trước khi đi ngủ.
  • Không nên sử dụng tăm và nên thay bằng chỉ nha khoa.
  • Xây dựng và duy trì khẩu phần ăn uống khoa học.
  • Khám răng và cạo vôi răng định kì sau mỗi 6 tháng.
  • Khi phát hiện các dấu hiệu bất thường nên tới gặp bác sĩ ngay.
Vệ sinh răng hằng ngày để phòng tránh viêm nha chu
Vệ sinh răng hằng ngày để phòng tránh viêm nha chu

Để tìm hiểu thêm về các vấn đề răng miệng hoặc có nhu cầu thăm khám và điều trị bạn hãy liên hệ Nha khoa uy tín. Đội ngũ nhân viên và y bác sĩ tại đây sẽ hướng dẫn đến bạn một cách chi tiết cụ thể và hoàn toàn Miễn Phí.

Liên h? trung tâm implant nha khoa

[widget id="custom_html-2"]