Gãy răng hàm có ảnh hưởng gì không? Làm thế nào để khắc phục? - Implantcenter.vn

Răng hàm là chiếc răng quan trọng, đảm nhiệm vai trò nghiền nát thức ăn trên cung hàm. Chính vì thế, khi bị gãy răng hàm, nhiều người lo lắng không biết sẽ ảnh hưởng như thế nào đến sức khỏe răng miệng cũng như sức khỏe toàn thân, và có cách nào khôi phục chiếc răng này hay không? Tất cả sẽ được giải đáp trong bài viết sau.

1. Hậu quả khôn lường khi gãy răng hàm

Răng hàm hay còn gọi là răng cấm hay răng số 6. Đây là chiếc răng có vai trò đặc biệt quan trọng trong ăn nhai. Vì thế, khi bị gãy răng hàm có thể dẫn đến nhiều hậu quả khôn lường.

1.1 Gây viêm nhiễm

Răng hàm bị gãy thì cấu trúc bảo vệ của răng sẽ bị phá vỡ. Điều này sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho vi khuẩn gây hại phát triển, tấn công và phá hủy cấu trúc bên trong của răng, từ đó gây viêm nhiễm.

Ngoài ra, đối với những trường hợp răng hàm bị gãy vỡ lớn, để lộ tủy răng mà không được phục hình kịp thời sẽ khiến vi khuẩn tấn công vào tủy, gây viêm tủy, hoại tử tủy, thậm chí là mất răng.

1.2 Áp xe chân răng

Tình trạng viêm nhiễm ở tủy nguy hiểm hơn có thể lây lan xuống cấu trúc bên dưới của răng. Từ đó dẫn đến tình trạng áp xe chân răng, viêm xương ổ răng,…

1.3 Ê buốt răng

Khi bị gãy răng hàm, ngà răng có thể bị lộ ra ngoài. Vì ngà răng tương đối nhạy cảm với nhiệt độ, nên khi tiếp xúc với nóng, lạnh, bạn có thể cảm thấy ê buốt, khó chịu, làm ảnh hưởng đến việc ăn uống.

Gãy răng hàm để lại nhiều hậu quả nặng nề
Gãy răng hàm để lại nhiều hậu quả nặng nề

Đăng ký tư vấn miễn phí

1.4 Khó khăn khi ăn nhai

Cấu trúc răng bị phá hủy, tạo nên lỗ hổng trên hàm khi bị gãy răng, dẫn đến việc ăn nhai gặp nhiều khó khăn. Thức ăn không được nghiền nát kỹ lưỡng sẽ gây ảnh hưởng đến hệ tiêu hóa, thậm chí dẫn đến nguy cơ viêm loét dạ dày, suy nhược do cơ thể không hấp thu đầy đủ chất dinh dưỡng.

1.5 Xô lệch hàm

Gãy răng hàm còn gây nên hiện tượng lệch hàm. Bởi bạn sẽ có thói quen ăn nhai bên phía răng hàm còn nguyên vẹn, từ đó làm cấu trúc hàm bị lệch về một phí, ảnh hưởng đến thẩm mỹ khuôn mặt.

Xem thêm: Điều trị và phòng ngừa viêm quanh Implant

2. Cách khắc phục tình trạng gãy răng hàm

Để ngăn ngừa những biến chứng khi bị gãy răng hàm, bạn nên nhanh chóng đến nha khoa uy tín để bác sĩ thăm khám và đưa ra biện pháp khắc phục phù hợp. Dưới đây là một số biện pháp khắc phục phổ biến mà bạn có thể tham khảo.

2.1 Trám răng

Trám răng là phương pháp thường được chỉ định trong trường hợp răng hàm bị gãy dưới 1/3 thân răng. Bác sĩ sẽ sử dụng vật liệu trám chuyên dụng (thường là composite) để lấp đầy vùng răng bị gãy. Từ đó khôi phục hình thể và chức năng của răng, ngăn chặn vi khuẩn có hại xâm nhập vào thân răng và gây nên những biến chứng nguy hiểm.

Trám răng được áp dụng khi răng hàm gãy không quá 1/3 thân răng
Trám răng được áp dụng khi răng hàm gãy không quá 1/3 thân răng

2.2 Bọc răng sứ

Trong trường hợp răng hàm bị gãy hơn 1/3 thân răng, phương pháp trám răng không còn hiệu quả thì bác sĩ sẽ chỉ định bọc răng sứ. Để thực hiện phương pháp này, trước tiên bác sĩ sẽ vệ sinh bề mặt răng bị gãy, sau đó sửa soạn cùi răng, lấy dấu răng để chế tác răng sứ. Cuối cùng một mão răng sứ sẽ được gắn lên trên cùi răng thật, đảm bảo sự sát khít với răng thật cũng như nướu.

Bọc răng sứ sẽ giúp bảo vệ chân răng và phần răng thật còn lại. Hơn nữa, răng sứ rất cứng chắc, thẩm mỹ cao với màu sắc vô cùng tự nhiên. Khôi phục răng hàm bằng phương pháp này sẽ giúp đảm bảo chức năng ăn nhai và thẩm mỹ như răng thật.

2.3 Nhổ răng

Trường hợp răng hàm bị gãy vỡ lớn khiến chân răng bị lung lay, không thể bảo tồn bằng phương pháp trám răng hay bọc sứ, bác sĩ sẽ chỉ định nhổ bỏ răng thật và phục hồi bằng phương pháp trồng răng giả. Tùy vào tình trạng răng, điều kiện tài chính của mỗi người mà có thể lựa chọn hàm giả tháo lắp, cầu răng sứ hay cấy ghép Implant.

Cấy ghép Implant được chỉ định khi răng hàm bị gãy không thể bảo tồn
Cấy ghép Implant được chỉ định khi răng hàm bị gãy không thể bảo tồn

Liên hệ trung tâm implant nha khoa

3. Biện pháp phòng ngừa gãy răng hàm

Để ngăn ngừa tình trạng gãy răng hàm cũng như những tác hại do tình trạng này gây ra, bạn cần lưu ý đến những điều sau:

  • Không dùng răng để nhai, cắn những vật cứng như đá lạnh, mở nắp chai,… Thói quen này còn có thể gây tổn thương cho các mô mềm xung quanh răng. Đây cũng là nguyên nhân gây gãy răng hàm phổ biến.
  • Điều trị các bệnh lý răng miệng kịp thời như: sâu răng, viêm tủy răng, mòn men răng,… để tránh bệnh tiến triển và làm tổn thương cấu trúc răng.
  • Răng rất dễ bị gãy vỡ do va đập mạnh khi té ngã, hay chơi thể thao. Do đó, để ngăn ngừa nguyên nhân này, bạn nên đeo dụng cụ bảo hộ răng khi chơi thể thao.
Không dùng răng để nhai cắn vật cứng
Không dùng răng để nhai cắn vật cứng

Hy vọng rằng bài viết trên đã giúp bạn hiểu rõ hơn về tình trạng gãy răng hàm cũng như cách khắc phục hiệu quả. Để được tư vấn cụ thể hơn, bạn có thể đến Implant Center để được các bác sĩ thăm khám và đưa ra giải pháp khắc phục phù hợp. Liên hệ ngay đến implantcenter.vn để được hỗ trợ nhanh chóng.