Phương pháp hàn răng là như thế nào? Quy trình thực hiện hàn răng
Hàn răng vai trò và quy trình hàn trám răng sâu

Hiện nay hàn răng là phương pháp được các nha sĩ sử dụng cho trường hợp răng bị sứt mẻ hay tổn thương bởi sâu răng. Thông qua kỹ thuật hàn để làm đầy chỗ trống hay khuyết giúp cho răng trở lại hình dáng ban đầu, mà không gây tổn thương đến cấu trúc răng. Đồng thời, chức năng răng được khôi phục. Vậy hàn răng có đau không? Quy trình diễn ra thế nào? Bài viết dưới đây sẽ giúp bạn trả lời cho  thắc mắc trên.

 

Phương pháp hàn răng có gây đau đớn không?

Đây chắc hẳn là thắc mắc của người khi có ý định hàn răng. Dù vậy, quá trình hàn răng diễn ra không đau đớn, khi được các bác sĩ có chuyên môn và thực hiện đúng quy trình. Ngoài ra, trước khi tiến hành hàn răng người bệnh sẽ được sử dụng thuốc gây tê.

Hàn răng có gây đau đớn không
Hàn răng có gây đau đớn không

 

Tuy nhiên, một số trường hợp sau có thể bị đau khi hàn răng:

  • Nha sĩ không làm theo đúng quy trình hàn răng, khiến cho chất liệu hàn không khớp vào chỗ sâu.
  • Nha sĩ chưa xử lý sạch hết sâu răng hay viêm tủy trước khi hàn răng.
  • Trường hợp thuốc gây tê hết, người bệnh sẽ cảm thấy hơi đau.

 

Tại sao khi sâu răng cần phải hàn?

Sâu răng là bệnh lý phổ biến có thể xảy ra ở bất cứ độ tuổi nào ngay cả khi trưởng thành. Hiện nay, có rất nhiều phương pháp chữa trị sâu răng khác nhau. Tuy vậy, để giải quyết được triệt để tình trạng trên, các nha sĩ luôn ưu tiên giải pháp hàn răng bởi các lý do sau đây.

1. Giảm thiểu khả năng răng bị mất

Sâu răng không được xử lý kịp thời, sẽ làm cho các vết sâu ăn mòn dần hết phần mô răng khiến cho răng bị vỡ to. Vì vậy, nha sĩ sẽ phải tiến hành nhổ bỏ răng khi răng không thể bảo tồn được nữa, nên tiến hành hàn sớm là điều cần thiết khi sâu răng.

2. Giúp răng về hình dáng ban đầu

Phương pháp hàn răng không chỉ giúp hạn chế viêm nhiễm, phục hồi lại chức năng ăn nhai mà còn giúp răng trở về hình dáng ban đầu, từ đó cải thiện tính thẩm mỹ.

3. Tránh sâu răng lân cận

Nếu sử dụng giải pháp hàn răng sớm sẽ xử lý triệt để sâu răng. Không cho sâu răng có cơ hội ăn mòn làm tổn thương, viêm nhiễm các răng xung quanh nó.

 

Thời điểm lý tưởng nhất để hàn răng là khi nào?

Khi nào cần phải hàn răng sâu
Khi nào cần phải hàn răng sâu

 

Thời điểm hàn răng phù hợp nhất là ngay khi phát hiện ra những dấu hiệu bất thường như sâu răng, răng có kẽ nứt hay bị ăn mòn. Nếu không xử kịp thời tình trạng này sẽ diễn biến nặng hơn. Vì vậy việc đến nha khoa khám định kỳ, các nha sĩ giúp bạn sớm phát hiện khi gặp phải, tiến hành phương pháp hàn răng nếu cần thiết.

 

Các bước để thực hiện quy trình hàn răng sâu diễn ra như thế nào?

Quy trình hàn răng sâu
Quy trình hàn răng sâu

 

Bước 1: Kiểm tra tình trạng răng

Đầu tiên, các nha sĩ sẽ tiến hành kiểm tra tổng thể để nắm bắt được tình trạng hiện tại của bệnh nhân, thông qua phương pháp chụp phim XQ. Tuỳ vào trường hợp mà người bệnh sẽ được tiến hành hàn răng.

 

Bước 2: Tiến hành gây tê

Trước khi đi vào quy trình hàn, nha sĩ sẽ tiến hành gây tê cho bệnh nhân, khiến cho quá trình diễn ra được suôn sẻ hơn, giúp người bệnh không có cảm giác đau hay ê buốt nếu có lỗ sâu lớn.

 

Bước 3: Xử lý sạch lỗ sâu

Sau khi đã thực hiện gây tê, nha sĩ sử dụng thiết bị chuyên dụng làm sạch phần răng bị sâu, để tiêu diệt sâu răng không cho lỗ sâu có cơ hội phát triển hay tái lại.

 

Bước 4: Sử dụng chất hàn

Khi lỗ sâu đã được đảm bảo làm sạch, nha sĩ sẽ sử dụng chất hàn để đưa vào lấp đầy. Ngoài ra, chất liệu hàn khi sử dụng sẽ khác nhau tùy thuộc vào tình trạng người bệnh.

 

Bước 5: Đình hình lại

Bước cuối nha sĩ sẽ cho bệnh nhân thực hiện thao tác cắn để kiểm tra xem có bị cộm không. Khi đã chắc chắn răng đã được hàn ổn định, nha sĩ tiếp tục đánh bóng vết trám nhằm giúp cho thẩm mỹ hơn và ăn uống thoải mái hơn.

 

Các chất liệu thường được sử dụng trong quy trình hàn răng

Chất liệu hàn răng hiện nay
Chất liệu hàn răng hiện nay

 

1. Chất liệu Composite

Composite là chất liệu tổng hợp có màu trắng tương tự răng thật và tính thẩm mỹ cao. Vì sau khi hàn để lại vết trám khớp vết răng thật của người bệnh. Tuy nhiên độ bền của chất liệu này không quá cao phù hợp với mức độ sâu răng nhẹ. Đặc biệt, Composite không có thuỷ ngân và lâu bền chịu lực tốt cho thấy vật liệu này có chất lượng cao.

2. Chất liệu Inlay – Olay

Đây là chất liệu sẽ sử dụng vào trường hợp sâu răng nặng và vi khuẩn chưa đi sâu vào tuỷ. Trong các chất liệu thì Inlay – Olay được nha sĩ đánh giá có tính thẩm mỹ cao nhất, khi giống răng thật. Vì thành phần chính trong chất liệu là men sứ. Ngoài ra, sử dụng vật liệu này giúp cho quá trình hàn răng hạn chế đau đáng kể, khi không cần thực hiện kỹ thuật mài. Dù vậy giá thành của nó không hề rẻ khi gần như không có nhược điểm.

3. Chất liệu Amalgam

Chất liệu Amalgam rất phổ biến bởi đã có rất lâu từ trước và được sử dụng hiệu quả ngay cả khi sâu răng nặng. Tuy vậy hiện nay vật liệu này được khuyến cáo không sử dụng, khi chứa thuỷ ngân. Ngoài ra, chất liệu này không có tính thẩm mỹ khi dễ dàng nhìn thấy, bởi chứa các thành phần như kẽm, bạc và đồng.

 

Sau khi hàn răng cần lưu ý nhiều điều gì?

Lưu ý sau khi hàn răng
Lưu ý sau khi hàn răng
  • Hạn chế ăn đồ ăn quá nóng hoặc quá lạnh hay cứng, dai trong thời gian đầu, tranh nhai ở răng đã hàn.
  • Ngoài chất liệu Composite thì các chất liệu khác không được nhai trong 4 giờ đầu.
  • Sử dụng chỉ nha khoa và tăm nước thay cho tăm để hạn chế tác động mạnh vào vết trám răng ảnh hưởng đến răng.
  • Hạn chế hút thuốc hay ăn uống trực tiếp các thực phẩm có màu làm răng bị ố vàng.
  • Ngoài ra, trường hợp thuốc gây tê có tác dụng phụ làm mặt bị sưng hay tê bì khi thuốc còn tác dụng.
  • Đặc biệt, hàn răng không gây ra hiện tượng chảy máu chân răng.

 

Câu hỏi thường gặp

Hàn răng xong có bị sâu lại không?

Hàn răng xong có bị sâu lại hay không phụ thuộc vào người bệnh. Vì nếu sau khi hàn bệnh nhân không giữ gìn và chăm sóc răng miệng đúng cách, khiến cho vi khuẩn xâm nhập tạo cơ hội sâu răng phát triển trở lại. Tuy vết trám không bị ảnh hưởng nhưng phần còn lại sẽ bị tổn thương gây đau đớn cho người bị.

 

Hàn răng sâu vào tủy được không?

Câu trả lời là có thể, đối với tình trạng răng sâu đã đi xuống tuỷ, trước khi tiến hành phương pháp hàn trám lại ống tủy, nha sĩ sẽ rửa sạch phần tuỷ đã bị nhiễm khuẩn. Sau đó sử dụng các vật liệu chuyên dụng để thực hiện phương pháp hàn để tiêu diệt vi khuẩn gây sâu răng.

 

Hàn răng sâu hết bao nhiêu tiền?

Chi phí hàn răng sẽ phụ thuộc vào tình trạng bạn gặp phải cũng như chất liệu sử dụng để hàn. Vì các nha sĩ sẽ sử dụng kỹ thuật tùy vào trường hợp người bệnh bị. Ngoài ra, các chất liệu được sử dụng cũng có giá thành khác nhau. Chính những yếu tố trên sẽ quyết định đến số tiền phải bỏ ra để hàn răng.

Mong rằng với những thông tin đã được chia sẻ trên giúp bạn giải đáp được những thắc mắc đang gặp phải về phương pháp hàn răng.

[widget id="custom_html-2"]