Răng bị lung lay là một trong những vấn đề răng miệng phổ biến, ảnh hưởng không nhỏ đến khả năng ăn nhai và cuộc sống hàng ngày của người bệnh. Vậy làm thế nào để khắc phục tình trạng răng bị lung lay hiệu quả? Hãy tìm hiểu trong bài viết dưới đây.
Nguyên nhân khiến răng bị lung lay
Răng bị lung lay do nhiều nguyên nhân gây nên. Tuy nhiên một số nguyên nhân chính phổ biến là:
Do tác động bên ngoài
Nếu bạn chẳng may bị té, va đập mạnh, tai nạn… tác động mạnh vào răng làm cho hệ thống xương, dây chằng nha chu bị tổn thương sẽ làm răng bị lung lay, nặng hơn có thể bị gãy răng.
Suy giảm xương hàm
Xương hàm bị suy giảm do tuổi tác, bệnh lý nha khoa, viêm nướu hoặc viêm xoang sẽ làm mất đi sự hỗ trợ xương cho răng, khiến răng bị lung lay.
Viêm nướu
Viêm nướu không được điều trị hoặc để lâu có thể gây tổn thương xương và mô xung quanh răng, làm suy yếu sự kết nối giữa răng và xương.
Phụ nữ đang trong giai đoạn mang thai
Trong quá trình mang thai, hormon nội tiết của người phụ nữ sẽ thay đổi, đặc biệt là tăng mức hormone progesterone và estrogen. Điều này có thể ảnh hưởng đến xương răng, hệ thống dây chằng nha chu, dẫn đến tình trạng răng lung lay ở nhiều thai phụ.
Phân bổ lực nhai không đồng đều
Nếu không có sự phân phối đồng đều của lực cắn lên các răng, có thể dẫn đến lung lay do lực tập trung lên một số răng nhất định.
Các triệu chứng nhận biết răng bị lung lay
Để nhận biết răng bị lung lay, bạn có thể tham khảo những triệu chứng dưới đây:
- Răng bị nhạy cảm khi ăn uống: Răng bị lung lay dẫn đến cảm giác đau nhức hoặc khó chịu khi tiếp xúc với thức ăn nóng, lạnh hoặc ngọt.
- Răng lỏng: Răng bị lung lay sẽ trở nên lỏng hơn, hoặc lung lay khi chạm vào.
- Nướu sưng đỏ: Khi răng bị lung lay, vùng nướu xung quanh có thể bị sưng đỏ, lâu ngày có thể dẫn đến tình trạng viêm nướu.
- Hơi thở có mùi hôi: Răng bị lung lay tạo điều kiện cho vi khuẩn tích tụ dưới nướu, khiến hơi thở có mùi hôi.
Biện pháp giúp ngăn ngừa và chữa trị răng bị lung lay hiệu quả
Để khắc phục và ngăn ngừa tình trạng răng bị lung lay, dưới đây là một số phương pháp được nhiều người ưu tiên sử dụng.
Những biện pháp giúp ngăn ngừa răng bị lung lay
- Chăm sóc vệ sinh răng miệng đúng cách: đánh răng ít nhất hai lần/ngày, kết hợp sử dụng nước súc miệng và sử dụng chỉ nha khoa để làm sạch kẽ răng.
- Sử dụng kem đánh răng chứa fluoride giúp bảo vệ men răng và tăng cường độ cứng cáp của răng.
- Tránh nhai các loại thức ăn cứng để tránh tạo lực không cần thiết lên răng.
- Thăm khám răng miệng định kỳ ít nhất 3 đến 6 tháng một để có một hàm răng chắc khỏe.
Các giải pháp chữa trị răng bị lung lay
Trường hợp răng lung lay do tác động ngoại lực
Nếu răng vẫn còn chắc khỏe, bạn có thể đến phòng khám nha khoa để bác sĩ nẹp hoặc cố định răng để giữ chặt răng, sau một thời gian răng bị lung lay sẽ chắc chắn trở lại.
Xem thêm: Tuổi thọ răng Implant và giải pháp giúp kéo dài tuổi thọ
Trường hợp răng lung lay do suy giảm xương hàm
Trường hợp này chữa trị rất khó. Để khắc phục, bác sĩ sẽ thực hiện ghép thêm xương từ xương tự thân hoặc xương nhân tạo.
Trường hợp răng lung lay do thay đổi sinh lý trong thai kỳ
Với trường hợp răng bị lung lay do nguyên nhân này thì bạn không cần quá lo lắng, sau khi sinh con và ổn định nội tiết tố, răng sẽ trở nên ổn định lại. Tuy nhiên, vẫn nên đi khám nha khoa để tìm hiểu nguyên nhân cụ thể và đảm bảo sức khỏe trong quá trình thai kỳ.
Trường hợp răng lung lay do bệnh về răng miệng
Để khắc phục, bác sĩ sẽ loại bỏ vi khuẩn gây bệnh bằng cách làm sạch răng và điều trị viêm nha chu. Trường hợp nặng hơn có thể cần phẫu thuật để loại bỏ phần mô nướu bị viêm hoặc xử lý phần xương hỏng. Đồng thời, ghép mô nướu để giảm nguy cơ mất răng.
Bạn đang gặp vấn đề răng bị lung lay, hy vọng bài viết này sẽ hữu ích cho bạn. Nếu bạn cần sự tư vấn của bác sĩ nha khoa để xác định chính xác tình trạng răng của mình, hãy liên hệ với Nha khoa Implant Center. Bác sĩ tại đây tư vấn Miễn Phí và đưa ra phác đồ điều trị phù hợp với tình trạng răng của bạn.