Rung lung lay nguyên nhân là do đâu? Cách khắc phục tình trạng răng lung lay
Tại sao răng bị lung lay: cách khắc phục và ngăn ngừa tình trạng răng bị lung lay

Bạn nghĩ hiện tượng răng lung lay dẫn tới rụng răng chỉ có ở giai đoạn thay răng sữa của trẻ con hay người trẻ. Nhưng không, hiện tượng răng bị lung lay vẫn có thể xảy ra ở người trưởng thành ngay cả khi bạn đã qua giai đoạn thay răng sữa.

 

Nguyên nhân dẫn đến răng lung lay ở người trưởng thành?

Nếu bạn đã qua giai đoạn tuổi thay răng sữa mà vẫn bị hiện tượng răng lung lay thì bạn cần phải tìm hiểu một vài nguyên nhân răng bị lung lay ở tuổi trưởng thành dưới đây:

  • Do tuổi tác: Tuổi tác càng cao thì các bộ phận, cơ quan trong cơ thể cũng sẽ dần lão hóa theo thời gian trở nên yếu hơn, xương răng cũng không ngoại lệ. Xương răng, dây chằng nha chu sẽ yếu đi dẫn đến việc răng bị lung lay và có thể bị rụng ở người cao tuổi.
  • Do viêm nha chu: bệnh viêm nha chu là bệnh viêm nhiễm bởi sự tác động của vi khuẩn khiến xương và nướu bị teo lại, tổn thương dẫn đến răng có thể bị lung lay.
  • Bị sâu răng: sâu răng chính là hậu quả của việc vi khuẩn phá hủy men răng, ngà răng thậm chí là tủy răng và chân răng khiến chân răng yếu dần đi không thể trụ vững dẫn đến răng bị lung lay.
  • Do những tác động bên ngoài: răng của bạn có thể bị lung lay do những trường hợp không mong muốn hoặc không thể lường trước được như răng bị va đập, vấp ngã úp mặt, tai nạn tác động trực tiếp đến vùng răng và tạo ra các vấn đề răng miệng.
  • Phụ nữ đang trong giai đoạn mang thai: trong giai đoạn mang thai, người phụ nữ sẽ có nhiều thay đổi về cơ thể cũng như nội tiết tố, hai hàm lượng estrogen và progesterone trong cơ thể sẽ tăng lên hơn mức bình thường có thể ảnh hưởng đến xương răng khiến xương và nướu răng trở nên nhạy cảm hơn. Vì vậy, trong thời gian mang thai, nhiều phụ nữ sẽ có hiện tượng răng bị lung lay.
  • Do loãng xương: bệnh loãng xương là xương của cơ thể mỏng dần, xốp, giòn dễ gãy. Loãng xương còn ảnh hưởng đến cả xương hàm và xương răng, khiến chúng trở nên yếu hơn và gây ra hiện tượng lung lay răng.
  • Do tiêu xương: tiêu xương răng là hiện tượng suy giảm thể tích, chiều cao, mật độ và số lượng xương ổ răng. Khi xương răng bị tiêu thì chân răng không đứng vững và sẽ đổ lệch sang phần trống của xương bị mất, khiến hàm răng của bạn bị xô lệch dẫn đến răng bị lung lay.
  • Thói quen xấu: Răng bạn có thể bị lung lay do một vài thói quen hàng ngày như nghiến răng khi ngủ, chăm sóc và vệ sinh răng không đúng cách, ăn nhiều đồ ăn quá nóng hay quá lạnh khiến răng yếu và nhạy cảm …
Nguyên nhân răng bị lung lay là gì
Nguyên nhân răng bị lung lay là gì

 

Răng lung lay có thể chắc lại được như ban đầu?

Răng của người trưởng thành mà bị lung lay đa số khó có thể chắc lại được vì đây là răng vĩnh viễn. Nhưng cũng tùy trường hợp, tình trạng khác nhau của hiện tượng răng bị lung lay có thể cải thiện và có khi bạn không cần điều trị răng có thể vững chắc trở lại.

  • Đối với các trường hợp lung lay răng do tuổi tác, loãng xương thì khó điều trị và không thể khiến răng chắc khỏe trở lại được. Trường hợp này nên có một chế độ ăn uống lành mạnh, tránh ăn những thức ăn cứng hay quá nóng hoặc quá lạnh, nên ăn những đồ mềm để duy trì và kéo dài tuổi thọ của răng.
  • Đối với trường hợp lung lay răng trong quá trình mang thai thì bạn không phải quá lo lắng vì hiện tượng lung lay răng xảy ra là do cơ thể và nội tiết thay đổi, khi sinh xong hiện tượng này sẽ biến mất.
  • Đối với trường hợp lung lay răng do bị sâu răng, viêm nha chu, tiêu xương và tác động bên ngoài có thể điều trị được với nhiều biện pháp khác nhau. Khi rơi vào trường hợp này, bạn nên đến bệnh viện hoặc nha khoa uy tín để được kiểm tra và đưa ra các biện pháp điều trị phù hợp với tình trạng của bản thân.
  • Đối với trường hợp do thói quen xấu thì bạn nên tập thay đổi những thói quen đó để không dẫn đến tình trạng nghiêm trọng hơn.
Răng bị lung lay có thể như ban đầu không
Răng bị lung lay có thể như ban đầu không

 

Cách khắc phục khi răng bị lung lay

Cách hạn chế tình trạng răng lung lay
Cách hạn chế tình trạng răng lung lay

 

Khi răng của bạn có những dấu hiệu bị lung lay, bạn cần đi khám để được điều trị sớm và phù hợp tránh để lâu gây ra những hậu quả nghiêm trọng khó điều trị. Dưới đây là những phương pháp khắc phục phổ biến khi răng bị lung lay:

Cạo vôi răng

  • Cao vôi răng hay còn gọi là lấy cao răng chính là lấy đi mảng bám trên răng được hình thành do thức ăn còn sót lại dính trên răng và tạo ra môi trường phát triển vi khuẩn. Sau một thời gian, mảng bám sẽ tích tụ dày hơn gọi là cao răng hay vôi răng. Mảng bám này chỉ mất đi một phần khi đánh răng, vì vậy cần đi lấy cao răng theo định kỳ để giữ răng được sạch.
  • Lợi ích của việc lấy cao răng: là làm sạch răng, loại bỏ các mảng bám hay vi khuẩn cho răng từ đó ngăn ngừa các bệnh liên quan đến răng miệng: sâu răng, viêm lợi, viêm nha chu …

Xem thêm: Tìm hiểu thêm phương pháp trám răng cửa bị mẻ nếu răng cửa bạn đang gặp vấn đề.

 

Cấy ghép xương

Cấy ghép xương răng là phương pháp cấy ghép xương vào những chỗ bị mất xương răng do xương răng bị tiêu, xương hàm mỏng yếu, mất xương răng do tai nạn…

Có 4 phương pháp cấy ghép xương:

  • Ghép xương tự thân: là phương pháp lấy xương ở vị trí khác ghép vào vị trí xương bị mất hoặc bị tiêu.
  • Ghép xương đồng loại: là phương pháp lấy xương của người khác có độ tương thích với người được ghép, ghép vào vị trí xương bị mất.
  • Ghép xương dị loại: là phương pháp lấy xương từ động vật để ghép.
  • Ghép xương tổng hợp: chính là phương pháp ghép xương nhân tạo, xương nhân tạo có 2 loại đó là xương tự tiêu và xương không thể tiêu.

Lợi ích của việc cấy ghép xương; giúp răng được trụ vững, phục hồi chức năng của răng.

Dùng nẹp cố định

  • Nẹp cố định răng là phương pháp dùng nẹp liên kết răng bị lung lay, lỏng lẻo với các răng xung quanh trên cùng hàm để răng không bị đổ lệch, sau một thời gian răng lung lay được cố định trở lại.
  • Phương pháp dùng nẹp cố định răng thường được sử dụng trong trường hợp răng bị lung lay do va đập, viêm nha chu … Phương pháp này có hai loại đó là cố định mặt trong của răng và cố định mặt ngoài thân răng.
  • Lợi ích của việc nẹp răng cố định: tạo điều kiện chân răng và nha chu phục hồi từ đó giúp răng cố định trở lại và củng cố sự vững chắc của răng.

Trồng răng Implant

  • Trồng răng Implant là phương pháp trồng răng nhân tạo tiên tiến được thực hiện bằng cách cấy trụ Implant vào xương hàm thay thế cho chân răng đã bị mất, trên Implant sẽ là phần mão được làm bằng hợp kim hoặc sứ bên trong rỗng tuột thay thế như một chiếc răng thật, để liên kết phần trụ Implant và mão thì người ta phải sử dụng khớp nối Abutment.
  • Lợi ích của việc trồng răng Implant: cải thiện chức năng ăn nhai, ngăn chặn các bệnh do việc mất răng như tiêu xương và không làm ảnh hưởng đến các răng còn lại.

Răng lung lay làm sao để chắc lại khi bị va đập

Trường hợp răng lung lay nhẹ do va đập hoặc nhai phải vật cứng, thường sẽ tự phục hồi và chắc khỏe trở lại mà không cần can thiệp nhiều. Bạn chỉ cần thực hiện vệ sinh răng miệng sạch sẽ để tránh vi khuẩn xâm nhập gây viêm nhiễm răng và nướu. Súc miệng nước muối sau khi ăn sẽ giúp loại bỏ vi khuẩn, hồi phục nướu và hỗ trợ giảm đau.

Răng lung lay làm sao để chắc lại khi bị viêm nha chu

Trong tình huống này răng lung lay làm sao để chắc lại? Đầu tiên bạn cần được cạo vôi răng để làm sạch mảng bám – nơi trú ngụ của vi khuẩn gây hại, sau đó sử dụng các thuốc điều trị phù hợp đẻ răng phục hồi dần dần. Nướu sau khi hết viêm nhiễm sẽ ôm sát vào chân răng, giúp răng bớt lung lay và khả năng khôi phục lại độ chắc khỏe của răng như ban đầu là hoàn toàn khả thi.

Cạo vôi răng trong điều trị răng lung lay do viêm nha chu
Cạo vôi răng trong điều trị răng lung lay do viêm nha chu

Răng lung lay làm sao để chắc lại khi bị chấn thương khớp cắn hoặc tiêu xương

Với các khách hàng gặp tình trạng này, bác sĩ sẽ thực hiện nẹp răng hoặc bổ sung lượng xương bị thiếu hụt. Cả hai biện pháp này đều cần có thời gian để chân răng phục hồi và vững chắc trở lại. Mặc dù vậy, răng khi đã bị thương tổn thì dù điều trị cũng rất khó khôi phục lại như cũ.

Răng lung lay làm sao để chắc lại khi bị sâu răng

Răng lung lay làm sao để chắc lại nếu bị sâu? Răng sâu nặng, đặc biệt là khi sâu răng đã lan vào tủy gây viêm tủy thì cần thực hiện điều trị tủy càng sớm càng tốt. Sau khi loại bỏ hết các mô tủy bị viêm nhiễm, răng không còn nguồn cung cấp dưỡng chất nên sẽ bị giòn, yếu và rất dễ gãy vỡ. Do đó, bác sĩ thường sẽ tư vấn bạn bọc sứ cho chiếc răng này để bảo tồn và giữ răng chắc khỏe.

Trường hợp răng bị sâu, viêm nhiễm, áp xe hoặc các thương tổn nặng khác thì nhổ răng là biện pháp cần tính đến nhằm bảo vệ các răng khác, tránh viêm nhiễm lây lan. Sau khi nhổ bỏ răng, cấy ghép Implant là phương pháp bạn nên sử dụng để bảo đảm ăn nhai tốt và phòng tránh vấn đề tiêu xương hàm.

 

Những biện pháp hạn chế răng lung lay

Răng bị lung lay phải làm sao
Răng bị lung lay phải làm sao

 

Để phòng tránh hiện tượng răng bị lung lay, bạn có thể áp dụng những biện pháp đơn giản dưới đây:

Vệ sinh răng miệng đúng cách:

  • Đánh răng 2 lần/1 ngày, sau khi thức dậy buổi sáng và trước khi ngủ vào buổi tối. đánh răng đúng cách theo hướng từ trên xuống dưới và xoay tròn, đánh nhẹ nhàng không được đánh răng quá mạnh làm tổn thương răng.
  • Bên cạnh việc đánh răng, chúng ta cần vệ sinh lưỡi bằng cách dùng bàn chải răng hoặc dụng cụ vệ sinh lưỡi chuyên dụng để ngăn ngừa vi khuẩn và hôi miệng.

Chọn đúng kem đánh răng, bàn chải răng phù hợp:

Nên lựa chọn loại kem đánh răng có đủ hàm lượng fluor cần thiết từ 1350 – 1500 ppm fluor để làm sạch vi khuẩn và ngăn ngừa các bệnh sâu răng, tránh dùng những loại kem đánh răng có chứa nhiều hoạt chất tẩy trắng răng mạnh sẽ làm răng yếu đi.

Nên lựa chọn các loại bàn chải có lông mềm tránh tổn thương răng, bảo quản bàn chải ở nơi khô thoáng và thường xuyên thay bàn chải mới tầm 2-3 tháng/1 lần.

Súc miệng thường xuyên:

  • Bên cạnh việc đánh răng thì súc miệng thường xuyên cũng đóng vai trò không kém quan trọng trong việc vệ sinh răng miệng. Súc miệng thường xuyên sẽ làm sạch những vùng nhỏ mà bàn chải không thể làm sạch được, đồng thời giúp ngăn ngừa hôi miệng và đem lại hơi thở thơm mát.
  • Bạn có thể lựa chọn các loại nước súc miệng như: nước muối sinh lý, nước súc miệng chuyên dụng,…

Sử dụng chỉ nha khoa hoặc máy tăm nước:

Nên sử dụng chỉ nha khoa hoặc máy tăm nước để làm sạch các thức ăn còn sót lại ở các kẽ chân răng thay vì dùng tăm sẽ khiến lợi và chân răng dễ bị tổn thương. Ngoài ra, việc dùng tăm xỉa răng sẽ khiến các kẽ răng bị hở ra không những gây mất thẩm mỹ mà còn khiến thức ăn bị mắc vào hơn.

Chế độ ăn uống lành mạnh:

  • Cần có chế độ ăn uống lành mạnh nhiều rau củ, hoa quả giàu dưỡng chất chứa nhiều vitamin C, K, D … để tăng cường sức đề kháng cơ thể cũng như cho răng chắc khỏe.
  • Tránh ăn những đồ ăn quá cứng, quá nóng hay quá lạnh và các thức uống có chứa cồn, gas … khiến răng trở nên nhạy cảm và yếu đi.

Thăm khám răng miệng định kỳ:

Nên đi thăm khám răng định kỳ 3-6 tháng/1 lần để lấy cao răng loại bỏ các mảng bám, vi khuẩn gây hại giúp răng chắc khỏe hơn. Ngoài ra, thăm khám răng sẽ giúp bạn sớm phát hiện và điều trị kịp thời các bệnh liên quan đến răng miệng, tránh tình trạng bệnh trở nên nghiêm trọng hơn.

 

Câu hỏi thường gặp

Khi trẻ đến tuổi thay răng, mọi người thường có những lo lắng và thắc mắc đặc biệt là các bà mẹ, dưới đây sẽ giải đáp một vài câu hỏi thường gặp trong giai đoạn trẻ thay răng sữa:

 

1. Thứ tự răng sữa sẽ thay như thế nào?

Thời điểm thay răng sữa của các bé từ khoảng 6 tuổi, có thể sớm hoặc muộn hơn, thứ tự thay răng sữa của trẻ sẽ diễn ra bắt đầu từ răng cửa của hàm trên và hàm dưới rồi mới đến các răng xung quanh còn lại.

 

2. Tại sao răng sữa chưa rụng đã mọc răng mới?

Trong quá trình thay răng sữa, nhiều bé có thể sẽ gặp phải trường hợp răng sữa chưa rụng mà răng mới đã mọc bởi một vài nguyên nhân sau đây:

  • Do răng vĩnh viễn mọc lệch: vị trí mọc của răng vĩnh viễn chính là chỗ chân răng sữa biến mất đi. Nếu răng vĩnh viễn mọc lệch ra ngoài hoặc trong không đúng vị trí chân răng sữa thì sẽ không diễn ra quá trình tiêu hủy chân răng sữa, từ đó dẫn đến việc răng vĩnh việc đã mọc mà răng sữa chưa rụng.
  • Do răng sữa mọc chậm: đối với các bé có quá trình mọc răng sữa chậm cũng ảnh hưởng đến quá trình thay răng và mọc răng vĩnh viễn. Những chỗ răng sữa chưa mọc mà răng vĩnh viễn mọc lên không có định hướng sẽ mọc lệch sang răng bên cạnh dẫn đến việc răng sữa chưa rụng mà răng vĩnh viễn đã mọc.
  • Do thói quen ăn uống: Khi đến tuổi thay răng mà bé vẫn ăn thức ăn mềm, nhỏ, xay nhuyễn thì răng sữa sẽ không có hoạt động nhai nhiều dẫn đến răng khó lung lay từ đó cũng sẽ gây ra tình trạng răng vĩnh viễn mọc lệch khi mà răng sữa chưa rụng.
  • Do ba mẹ không chú ý: Khi răng sữa đã lung lay, ba mẹ không quan sát để biết và nhổ kịp thời cho bé cũng sẽ dẫn đến việc răng vĩnh viễn mọc lên trước khi răng sữa rụng.

Để tránh trường hợp răng mới mọc lên mà răng sữa chưa rụng, bố mẹ nên thường xuyên theo dõi quá trình mọc thay răng của con và thay đổi chế độ ăn uống, chăm sóc răng miệng đúng cách cho con. Nếu trường hợp phát hiện ra răng sữa chưa rụng mà răng vĩnh viễn đã mọc thì cần đưa con đi thăm khám ở bệnh viện hoặc nha khoa để nhanh chóng được chỉnh sửa và khắc phục kịp thời.

 

3. Khi nào trẻ sẽ mọc hết răng?

  • Trẻ em sẽ mọc răng sữa từ khoảng 6 tháng tuổi đến 30 tháng tuổi, quá trình mọc răng sữa thường diễn ra trong vòng hai năm. Quá trình mọc răng ở các bé sẽ diễn ra sớm hơn hoặc muộn hơn nhưng thời gian chênh lệch không quá một năm.
  • Quá trình thay răng sữa mọc răng vĩnh viễn sẽ diễn ra từ khoảng 6 – 11 tuổi, có thể lâu hơn đến khoảng 16 tuổi.

Hiện tượng răng bị lung lay ở người trưởng thành có thể xảy ra bởi rất nhiều nguyên nhân. Do đó, ngoài việc chăm sóc răng miệng, thói quen sinh hoạt ăn uống lành mạnh để phòng tránh răng bị lung lay thì bạn cần đi khám răng định kỳ ở bệnh viện hoặc nha khoa để sớm phát hiện và điều trị kịp thời.

[widget id="custom_html-2"]