Răng khôn mọc lệch ra má là như thế nào? Các kiểu răng khôn mọc lệch má và hậu quả
Dấu hiệu răng khôn mọc lệch ra má là gì? Nguyên nhân và biến chứng xảy ra nếu không điều trị kịp thời

Răng khôn mọc lệch ra má không chỉ gây khó chịu mà còn làm bệnh nhân đau đớn, ảnh hưởng tới sức khỏe răng miệng và gây nhiều biến chứng. Trong nội dung bài viết dưới đây chúng ta sẽ cùng tìm hiểu dấu hiệu, nguyên nhân, biến chứng xảy ra nếu không điều trị kịp thời bệnh lý này nhé.

 

Răng khôn mọc lệch ra má là tình trạng như thế nào?

Răng khônrăng số 8 hay răng hàm lớn số 3, nằm ở vị trí trong cùng trên mỗi hàm răng. Như vậy mỗi người sẽ có tổng 4 chiếc răng khôn trên hàm trên và hàm dưới. Răng khôn thường bắt đầu mọc khi xương hàm đã phát triển toàn diện, ở độ tuổi từ 18 – 26 tuổi. Thời điểm mọc răng thường ngắt quãng nên quá trình chậm và kéo dài.

Do răng số 8 mọc muộn nhất nên không có nhiều diện tích phát triển, dẫn đến xu hướng mọc xô vào răng khác, mọc lệch, mọc ngược, mọc ngầm… Trong các trường hợp mọc lệch, răng khôn mọc lệch ra má gây nhiều hậu quả.

Răng số 8 mọc lệch ra mà làm bệnh nhân đau nhức, dễ cắn vào má khi ăn, nướu bị nứt khiến thức ăn bám vào lâu ngày hình thành viêm nhiễm, mưng mủ, sưng tấy, những cơn đau… Răng khôn mọc lệch ra má gây ảnh hưởng nhiều đến sức khỏe và đời sống sinh hoạt hàng ngày nên cần thăm khám và điều trị sớm. Tìm hiểu thêm nhổ răng khôn kiêng ăn gì để biết được cách chăm sóc răng miệng đúng nhất sau khi nhổ răng.

Định nghĩa răng khôn mọc lệch ra má
Định nghĩa răng khôn mọc lệch ra má

 

 

Các kiểu răng khôn mọc lệch ra má phổ biến

Răng khôn mọc lệch ra má là hiện tượng không hiếm gặp, có nhiều kiểu mọc lệch như mọc kẹt về phía gần, mọc kẹt theo chiều thẳng đứng, mọc nghiêng về phía sau, mọc kẹt nằm ngang, mọc kẹt trong niêm mạc miệng, trong xương hàm, mọc lệch 45 độ. Cụ thể:

 

Răng khôn mọc kẹt về phía gần

Răng khôn mọc kẹt về phía gần là tình trạng thường gặp nhất, tức là trục răng mọc nghiêng về phía trước chèn ép vào răng số 7. Quan sát sẽ thấy răng số 8 mọc trồi lên trên nướu nhưng xô lệch có thể làm sâu răng số 7 dẫn đến viêm tủy, vỡ răng.

 

Răng mọc kẹt theo chiều thẳng đứng

Trường hợp răng không mọc kẹt theo chiều thẳng đứng thường gặp với thân răng quá to. Khi đó răng số 8 vẫn mọc thẳng nhưng không thể nhú lên được nên gây đau nhức, khó chịu.

Trong đó có những trường hợp răng mọc tương đối thẳng, nhưng kẽ răng không chuẩn làm thức ăn bị kẹt giữa răng khôn và răng số 7. Sau 1 thời gian tình trạng này làm xuất hiện các bệnh về răng miệng như viêm lợi, viêm quanh răng, hôi miệng và dẫn tới biến chứng sâu răng nếu không được điều trị kịp thời.

 

Răng khôn mọc kẹt nghiêng về sau

Kiểu răng khôn mọc kẹt nghiêng về phía sau thường gặp ở hàm dưới, nên còn gọi là răng khôn hàm dưới lệch xa. Răng khôn hàm dưới lệch xa nếu kéo dài dễ gây ra nhiều biến chứng nghiêm trọng, do đó bác sĩ thường khuyến cáo nhổ sớm.

 

Răng mọc kẹt nằm ngang

Răng mọc kẹt (răng mọc ngầm) nằm ngang là hiện tượng răng số 8 mọc theo phương nằm ngang thành góc 90 độ so với răng số 7. Do răng mọc ngầm nên phần lớn trường hợp này chỉ nhìn thấy khi chụp xquang toàn hàm. Khi răng nhú dài sẽ đâm ngang vào răng bên cạnh, nếu để kéo dài dễ gây nang quanh răng dẫn đến u nang, hỏng chân răng số 7 nguy hiểm.

 

Răng mọc kẹt trong niêm mạc miệng

Răng khôn mọc kẹt trong niêm mạc miệng là trường hợp răng bị lợi che phủ hay lợi trùm. Biến chứng răng mọc ngầm này xảy ra khi vạt nướu đè lên trên làm răng không thể mọc lên được. Vùng lợi răng mọc kẹt bị răng kích thích gây sưng tấy, viêm nhiễm dẫn đến bệnh lý lợi trùm.

 

Răng mọc kẹt trong xương hàm

Khi răng số 8 bị hàm bọc kín dẫn đến trường hợp răng mọc kẹt không thể thoát ra ngoài được. Răng mọc lệch, mọc sai vị trí, mọc kẹt trong hàm thường khó phát hiện cần chụp xquang, đi kèm theo các triệu chứng đau buốt, sưng lợi và cứng hàm.

 

Răng khôn mọc lệch 45 độ

Răng khôn mọc lệch 45 độ chèn ép vào răng bên cạnh, có thể dẫn đến nhiều biến chứng. Răng số 8 mọc lệch 45 độ tạo thành khe hở tiếp xúc với răng số 7, gây giắt thức ăn, khó vệ sinh, tích tụ vi khuẩn. Thời gian răng mọc lệch kéo dài có thể làm sâu hỏng răng số 7, phá hủy chân răng, viêm cơ hàm, đè lên dây thần kinh gây tổn thương và mất cảm giác ở môi, má.

 

Dấu hiệu nào nhận biết được răng khôn mọc lệch ra má?

Ngoài các dấu hiệu mọc răng số 8 thông thường, răng khôn mọc lệch má thường làm xuất hiện một số dấu hiệu khác biệt dưới đây:

  • Dấu hiệu bị sưng đau: Khi răng mọc, người bệnh có cảm giác răng bị đẩy, các răng trên hàm bị xô lệch dần, đau ê ẩm các răng… Quá trình mọc răng khôn thường kéo dài, khi răng ngừng mọc cảm giác đau thường biến mất khiến nhiều người không để ý tới. Cảm giác đau tăng dần nếu răng khôn mọc lệch má kèm theo các biến chứng như sâu răng, nhiễm trùng…
  • Dấu hiệu nhiễm trùng: Vùng lợi trên răng khôn mọc lệch có dấu hiệu nhiễm trùng tại chỗ gây sưng đỏ, đau, có mủ, có mùi hôi do thức ăn giắt. Má tại vùng mọc răng sưng đau, có vết xước, rách do răng ở hàm trên cắn vào. Trong nhiều trường hợp nhiễm trùng do răng số 8 mọc lệch ra má người bệnh không thể há to miệng vì đau nhức.
  • Dấu hiệu nhiễm trùng lan rộng: Vùng răng khôn mọc lệch có dấu hiệu nhiễm trùng lan rộng, sưng to, chảy máu, đau nhức, có mùi hôi nhiều, có mủ, mặt sưng to, nổi hạch dưới hàm, sốt…
    Dấu hiệu răng mọc lệch: Trên hàm xuất hiện răng hoặc 1 phần răng nổi lên trên lợi và lệch ra má. Răng số 8 mọc lệch ra má cọ sát vào má gây khó chịu, cộm khi ăn nhau, nói chuyện làm chảy máu, viêm loét niêm mạc má, má sưng, đau nhức…
  • Dấu hiệu sâu răng: Răng số 8 sâu hoặc răng số 7 sâu do mọc không đúng vị trí, thức ăn giắt vào và vi khuẩn xâm nhập. Quá trình sâu răng có thể diễn biến âm ỉ nên ban đầu người bệnh không cảm thấy đau, khi lỗ sâu to lan vào tủy mới khiến chúng ta để ý đến. Khi lỗ sâu to làm ảnh hưởng đến tổ chức răng làm quá trình điều trị trở nên phức tạp.
  • Lợi trùm: Quá trình mọc răng khôn quá dài hoặc răng bị kẹt không mọc lên được khiến phần lợi phủ trên mặt răng không tiêu hết đi. Lợi trùm không ôm chặt vào mặt răng dễ khiến thức ăn giắt vào khe giữa mặt nhai và mặt dưới lợi sinh mùi hôi, nhiễm trùng lợi.
Dấu hiệu răng khôn mọc lệch ra má
Dấu hiệu răng khôn mọc lệch ra má

 

Đâu là nguyên nhân răng khôn hay mọc lệch?

Nguyên nhân răng khôn hay mọc lệch
Nguyên nhân răng khôn hay mọc lệch

 

Răng số 8 mọc lệch là tình trạng mọc răng bất thường về vị trí, hướng, trục làm răng mất chức năng ăn nhai và có thể gây ra các biến chứng khác. Nguyên nhân răng khôn hay mọc lệch là do:

  • Răng và xương hàm bất tương xứng về kích thước dẫn đến thiếu khoảng cách trên xương hàm, khiến răng không đủ không gian để mọc thẳng
  • Trên hàm xuất hiện yếu tố cản trở răng số 8 mọc đúng vị trí như u xương hàm, lợi xơ…

 

Răng số 8 mọc lệch ra má nguy hiểm không?

Mặc dù răng khôn mọc lệch ra má không hiếm gặp nhưng nếu để tình trạng kéo dài có thể dẫn đến nhiều biến chứng nguy hiểm như:

Răng số 8 mọc lệch có nguy hiểm không
Răng số 8 mọc lệch có nguy hiểm không

 

Đau răng ê ẩm, chảy máu

Khi răng số 8 mọc lệch, răng đẩy lên gây cảm giác khó chịu, đau ê ẩm tại vị trí răng mọc. Cảm giác đau đớn gia tăng theo thời gian và thường đi kèm với những biến chứng khác nhưng sâu răng, chát máu, nhiễm trùng… Răng mọc lệch cọ vào má gây cộm, khó nhai nuốt và dẫn đến viêm loét lan rộng và tình trạng nặng việc điều trị trở nên khó khăn.

 

Vùng lợi răng khôn mọc lệch sưng tấy

Răng mọc lệch làm lợi khu vực quanh răng sưng tấy, má sưng đỏ, nặng hơn gây ra tình trạng chảy mủ. Nếu gặp phải tình trạng sưng tấy bạn cần tìm đến sự hỗ trợ của bác sĩ nha khoa để được tư vấn và điều trị kịp thời.

 

Răng khôn bị sâu

Khi răng mọc lệch thường tạo ra các khe kẽ trên mặt răng, tạo điều kiện thức ăn bám giắt khó vệ sinh. Vi khuẩn xâm nhập vào vị trí đó gây ra tình trạng sâu răng, kết hợp lợi trùm gây ra cảm giác khó chịu. Khi lỗ sâu to và lan vào tủy bệnh nhân đau nhức, khó ăn nhai và cần liên hệ nha khoa uy tín để sớm giải quyết.

 

Xô lệch toàn hàm răng

Răng số 8 mọc lệch gây chèn ép vào răng bên cạnh, tạo ra áp lực xô đẩy răng số 7, gián tiếp xô đẩy các răng tiếp theo. Khi các răng khác trên cung hàm bị ảnh hưởng dẫn đến xô lệch toàn hàm răng.

 

Làm hỏng răng số 7

Răng khôn mọc lệch gây chèn ép răng số 7, tạo thành khe kẽ giắt thức ăn, việc vệ sinh răng miệng ở vị trí này trở nên khó khăn và khó làm triệt để. Lâu dần, phần tiếp giáp 2 răng số 7 và số 8 hình thành lỗ sâu, lỗ sâu răng số 7 thường khó phát hiện. Khi phát hiện lỗ sâu răng thông thường tình trạng đã phức tạp có thể làm hỏng răng số 7.

 

Gây cộm cấn, viêm loét nướu

Răng số 8 mọc lệch gây cộm cấn nếu không điều trị kịp thời có thể dẫn đến một số biến chứng nguy hiểm như viêm nướu có mủ, nhiễm trùng nướu. Khi phần nướu viêm không được điều trị kịp thời làm tăng nguy cơ mắc bệnh lý về tim mạch, đột quỵ…

Bệnh lý viêm loét nướu kéo dài làm suy yếu chân răng của răng bên cạnh, làm lung lay và rụng răng. Nếu răng bị rụng người bệnh khó ăn, không muốn ăn dẫn đến ảnh hưởng tới sức khỏe toàn cơ thể.

 

U nang răng khôn

Khi răng số 8 mọc lệch đâm vào răng bên cạnh gây tiêu ngót chân răng, thoái hóa thành bệnh lý u nang xương hàm. Phần u nang nếu không được điều trị kịp thời có thể phát triển làm hỏng răng, hỏng xương hàm và làm mất chức năng dây thần kinh, làm giảm hoặc mất cảm giác ở môi, da, mặt…

Răng khôn mọc lệch ra má nếu để diễn biến nặng có thể dẫn đến tình trạng trầm trọng, hình thành vết loét má. Nếu không xử lý kịp thời vùng loét sẽ lan rộng ra xung quanh gây nguy hiểm, trường hợp xấu là đe dọa đến tính mạng. Vậy có nên nhổ răng mọc lệch này không?

 

Răng khôn mọc lệch ra má nên nhổ không?

Răng số 8 mọc lệch ra má cần được xử lý dứt điểm để ngăn ngừa đau nhức, khó chịu và các biến chứng xấu xảy ra. Thông thường các nha sĩ sẽ khuyến khích nhổ răng khôn mọc lệch ra má, nhưng với răng mọc lệch hàm dưới việc nhổ thường khó khăn hơn. Quá trình điều trị răng mọc lệch khá phức tạp, tiềm ẩn nhiều rủi ro.

Nếu gặp phải tình trạng răng số 8 mọc lệch ra má, bạn nên cân nhắc kỹ lưỡng lựa chọn đơn vị nha khoa uy tín để được thăm khám, tư vấn, theo dõi và điều trị. Căn cứ vào tình trạng thực tế của mỗi bệnh nhân, nha sĩ sẽ chọn lựa thời điểm, phương pháp nhổ răng và chăm sóc phù hợp nhất.

Trong những trường hợp đặc biệt như đang mang thai, đang điều trị viêm lợi, có bệnh lý nền… bệnh nhân nên thông báo rõ với bác sĩ trước khi nhổ răng để tránh ảnh hưởng đến sức khỏe.

 

Các bước nhổ răng khôn mọc lệch tại nha khoa

Nhổ răng khôn mọc lệch tại nha khoa uy tín tuân thủ quy trình nghiêm ngặt đảm bảo an toàn cho bệnh nhân. Các bước nhổ răng số 8 mọc lệch cụ thể như sau:

Bước 1: Thăm khám

Khi bệnh nhân đến nha khoa, bác sĩ tiến hành thăm khám để kiểm tra tổng quát răng miệng, chụp phim Xquang. Các xét nghiệm cơ bản được thực hiện là đo huyết áp, xét nghiệm máu, xét nghiệm tốc độ đông máu… Bệnh nhân cần thông báo với bác sĩ nếu mắc các bệnh về tiểu đường, tim mạch, máu… để không chỉ định nhổ răng khôn.

Bác sĩ xác định vị trí răng khôn mọc lệch để thực hiện thao tác, lấy răng khôn ra khỏi nướu phù hợp trong bước tiếp theo.

Bước 2: Vệ sinh, sát khuẩn

Trước khi nhổ răng, bác sĩ tiến hành vệ sinh sạch sẽ răng miệng, sát khuẩn vùng nhổ răng để tránh nhiễm trùng tối đa, đảm bảo an toàn cho bệnh nhân khi mở đường lấy răng trên nướu.

Bước 3: Gây tê

Trước khi nhổ răng, bệnh nhân được gây tê để không còn cảm giác đau nhức và quá trình nhổ răng thoải mái, dễ chịu.

Bước 4: Nhổ răng số 8

Bác sĩ thực hiện nhổ răng khôn mọc lệch bằng công nghệ tiên tiến, ít xâm lấn. Sau thời gian từ 15 – 30 phút, răng khôn được lấy ra khỏi nướu không làm tổn thương răng kế cận. Sau đó bác sĩ khâu vết thương, vệ sinh và để khách nghỉ ngơi. Cuối cùng bác sĩ kê đơn thuốc cần thiết, tư vấn chăm sóc sau nhổ răng, hẹn lịch tái khám cho bệnh nhân.

Quy trình nhổ răng khôn mọc lệch
Quy trình nhổ răng khôn mọc lệch

 

Mặc dù nhổ răng số 8 là tiểu phẫu, tuy nhiên cần tuân thủ nghiêm ngặt quy trình y tế để tránh đau nhức, viêm nhiễm. Vì vậy, trước đó bạn nên tìm hiểu và chọn lựa nha khoa uy tín, bác sĩ có trình độ chuyên môn vững vàng để đảm bảo quá trình diễn ra nhanh chóng, an toàn và không gây nhiều đau đớn.

 

Câu hỏi thường gặp

Nhổ răng khôn có đau không?

Nhổ răng không là tiểu phất được thực hiện bởi nha sĩ hay bác sĩ phẫu thuật nha khoa tiến hành nhổ bỏ 1 hoặc nhiều răng. Trên thực tế việc nhổ răng số 8 đau hay không đau phục thuộc vào nhiều yếu tố như tay nghề bác sĩ, trang thiết bị hỗ trợ, tình trạng sức khỏe bệnh nhân

Quá trình nhổ răng khôn bác sĩ tiến hành gây tê, sử dụng các dụng cụ chuyên dụng và phương pháp nhổ răng thích hợp, nên quá trình thực hiện tiểu phẫu bạn không có cảm giác đau nhức. Sau đó, bệnh nhân được chỉ định sử dụng một số loại thuốc giảm đau thông thường giúp giảm những cơn đau vùng quanh răng. Nếu bạn có sức khỏe tốt, không cảm thấy đau nhức, duy trì sinh hoạt hàng ngày thì không cần sử dụng thuốc giảm đau.

Trường hợp sau nhổ răng, người bệnh thấy đau nhức liên tục, kèm theo hiện tượng sốt, sưng hạch và sưng vùng răng số 8 cần đến ngay cơ sở y tế chuyên khoa để được hỗ trợ. Những biểu hiện trên có thể là biến chứng hậu tiểu phẫu nhổ răng không của bệnh nhân.

 

Nhổ răng số 8 mọc lệch bằng phương pháp gây mê được không?

Hầu hết các bệnh nhân có sức khỏe tốt, không gặp vấn đề bệnh lý nền không được nhổ răng, khi nhổ răng khôn sẽ được gây tê. Sau khi bác sĩ tiến hành tiêm thuốc gây tê vào vị trí răng nhổ, chờ thuốc phát huy tác dụng sẽ tiến hành quá trình nhổ răng.

Tuy nhiên với một số trường hợp nhất định, bệnh nhân sẽ được tiến hành gây mê để đảm bảo quá trình nhổ răng số 8 an toàn, không ảnh hưởng đến sức khỏe. Một số trường hợp nhổ răng khôn mọc lệch bằng phương pháp gây mê có thể kể đến là:

  • Bệnh nhân có vấn đề về thần kinh, tâm lý sợ hãi, stress nặng
  • Bệnh nhân có tiền sử dị ứng hoặc dị ứng với thuốc tê
  • Trường hợp nhổ 1 lúc nhiều răng khôn, răng khôn mọc phức tạp
  • Bệnh nhân mắc bệnh suyễn, tiểu đường…

 

Khoảng thời gian thích hợp giữa 2 lần nhổ răng khôn là bao lâu?

Thông thường khoảng cách giữa 2 lần nhổ răng khôn không chính xác, cụ thể, mà phụ thuộc vào thời gian lành vết thương của mỗi bệnh nhân. Thời gian giữa 2 lần nhổ răng sẽ dao động từ 1 – 2 tuần, đây cũng là khoảng thời gian tối thiểu giữa 2 lần tiểu phẫu.

Ngoài ra, khoảng cách giữa 2 lần nhổ răng số 8 phụ thuộc vào tính chất mọc răng, sức khỏe, mức độ phục hồi nướu… của bệnh nhân. Trường hợp răng khôn nhổ cùng 1 bên hàm khoảng cách nên từ 1 tuần. Trường hợp răng khôn trên 2 hàm, khoảng cách tốt nhất nên từ 1 – 2 tuần.

Trên đây là những chia sẻ chi tiết thông tin về vấn đề răng khôn mọc lệch ra má. Hy vọng nội dung bài viết này sẽ giúp bạn giải đáp các thắc mắc có liên quan. Trong trường hợp phát hiện răng số 8 mọc bất thường, bạn nên đến phòng khám nha khoa uy tín để được kiểm tra, xử lý và chăm sóc kịp thời. Đừng quên theo dõi chúng tôi để liên tục cập nhật các kiến thức nha khoa mới nhất.

[widget id="custom_html-2"]