Tiêu xương răng là một tình trạng tiến triển âm thầm và có mức độ nguy hiểm cao. Bài viết dưới đây sẽ giúp bạn nắm được các nguyên nhân, dấu hiệu tiêu xương răng cũng như biện pháp khắc phục tình trạng này. Cùng tham khảo nhé.
Nguyên nhân gây tiêu xương răng
Tiêu xương răng là một tình trạng mà xương bao quanh răng bị mất dần đi, dẫn đến sự suy giảm về thể tích, số lượng và mật độ. Tình trạng này thường tiến triển âm thầm và thường tới khi phát hiện thì bệnh đã ở mức độ nặng, có thể đã tiến triển thành tiêu xương hàm.
Các dấu hiệu tiêu xương răng có thể xuất hiện do nhiều nguyên nhân khác nhau, bao gồm:
- Viêm nha chu: Một tác nhân chính trong tiêu xương răng là vi khuẩn gây viêm nha chu. Khi vi khuẩn tích tụ và gây viêm nhiễm, mô nướu sẽ bị sưng, đỏ và chảy máu chân răng. Nếu không được điều trị kịp thời, vi khuẩn sẽ ảnh hưởng đến xương răng và gây tiêu xương răng.
- Mảng bám và vôi răng: Mảng bám và vôi răng tích tụ quanh răng cũng có thể dẫn đến dấu hiệu tiêu xương răng. Khi mảng bám không được làm sạch đúng cách, nó sẽ cứng lại thành vôi răng và tạo thành môi trường lý tưởng cho vi khuẩn phát triển. Sự hiện diện của vi khuẩn làm kích thích phản ứng viêm nhiễm, gây hủy hoại xương răng.
- Mất răng không phục hình: Mô xương được duy trì ổn định là nhờ tác động của lực ăn nhai truyền qua chân răng. Khi răng mất đi và lực kích thích không được truyền đến xương, phần xương tại vị trí răng mất sẽ tiêu hủy dần. Thời gian mất răng càng lâu, mức độ tiêu xương càng nặng.
Các dấu hiệu tiêu xương răng thường gặp
Một số dấu hiệu tiêu xương răng có thể bao gồm:
- Răng lung lay: Khi tiêu xương xảy ra, các răng có thể trở nên lung lay và không còn chắc chắn. Điều này có thể khiến cho việc nhai và nói chuyện trở nên khó khăn và gây ra sự mất tự tin.
- Máu chảy từ nướu: Đây cũng là một dấu hiệu tiêu xương răng bạn không nên bỏ qua. Vi khuẩn tích tụ trong miệng do viêm nhiễm nướu có thể làm nứt các mạch máu trong nướu và gây ra chảy máu khi chải răng hoặc nhai cứng thức ăn.
- Xô lệch răng: dấu hiệu tiêu xương răng do mất răng lâu ngày có thể dẫn đến sự xô lệch của các răng còn lại. Những răng xung quanh răng mát có xu hướng nghiêng về phía khoảng trống và răng đối diện trồi dài ra, gây mất cân bằng khớp cắn.
- Nướu sưng đau: Khi tiêu xương răng tiến triển, mô nướu có thể trở nên sưng, đau nhức và nhạy cảm. Điều này có thể khiến bạn cảm thấy khó chịu khi chải răng hoặc ăn nhai.
- Giảm kích thước xương: Một trong những dấu hiệu tiêu xương răng rõ ràng nhất là sự suy giảm thể tích, kích thước xương. Bạn có thể thấy vùng xương tại vị trí răng mất bị lõm sâu hơn, bề ngang của xương cũng hẹp hơn so với vùng xương kế cận.
Có thể bạn quan tâm: Trồng 3 răng liên tiếp nên chọn phương pháp nào?
Thế nào là tình trạng còn chân răng và tiêu xương hàm?
Trước khi giải đáp băn khoăn “còn chân răng có bị tiêu xương không?” Bạn cần nắm được những thông tin cơ bản về tình trạng còn chân răng và tiêu xương hàm.
Còn chân răng là hiện tượng thân răng đã bị mất do bệnh lý sâu răng hoặc chấn thương,… nhưng chân răng thì vẫn còn bên trong xương. Hiện tượng này không chỉ gây mất thẩm mỹ mà còn tác động nặng nề tới khả năng ăn nhai.
Tiêu xương hàm là tình trạng xương chân răng, xương ổ răng suy giảm cả về thể tích, chiều cao, số lượng và mật độ. Thông thường, tình trạng này sẽ xuất hiện tại một khu vực trên cung hàm nhưng nếu không được khắc phục kịp thời, nó có thể lan sang vùng xương xung quanh, tác động lớn tới sức khỏe răng miệng.
Nguyên nhân chủ yếu dẫn tới tiêu xương hàm là viêm nha chu, mất răng vĩnh viễn, sử dụng cầu răng sứ hoặc hàm tháo lắp trong thời gian dài,… Trong đó, mất răng vĩnh viễn là nguyên nhân lớn nhất dẫn đến tiêu xương hàm, vì không còn lực kích thích truyền đến qua chân răng từ hoạt động ăn nhai nên xương ổ răng sẽ tiêu biến sau một thời gian. Vậy khi chỉ bị mất thân răng, còn chân răng có bị tiêu xương không?
Bài viết liên quan: 5 dấu hiệu tiêu xương răng bạn cần biết
Còn chân răng có bị tiêu xương không?
Nhiều người bị gãy, sâu vỡ thân răng thường có băn khoăn còn chân răng có bị tiêu xương không? Đáp án cho câu hỏi này là có. Tuy nhiên, tình trạng tiêu xương khi còn chân răng sẽ khác với trường hợp răng bị mất hoàn toàn. Vì khi thân răng đã mất nhưng còn sót chân răng thì nguy cơ viêm nhiễm khu vực chân răng là cực kì cao. Khi có tình trạng viêm, các chất sinh ra sẽ làm tiêu hủy xương hàm (hay còn được gọi là tiêu xương bệnh lý).
Hơn nữa, hiện tượng tiêu xương khi còn chân răng diễn ra với tốc độ khá nhanh, dẫn đến hóp má, teo nướu, móm miệng, khiến gương mặt trở nên già hơn so với tuổi, ảnh hưởng không nhỏ đến thẩm mỹ. Thậm chí, một số trường hợp còn bị đau nhức, khó chịu kéo dài vì viêm nhiễm.
Giải pháp khắc phục dấu hiệu tiêu xương răng
Dấu hiệu tiêu xương răng có thể xảy ra do nhiều nguyên nhân, từ đó biện pháp khắc phục cũng sẽ khác nhau trong từng trường hợp. Tốt nhất, bạn nên đến nha khoa thăm khám và tham khảo bác sĩ về cách khắc phục phù hợp nhất.
Thông thường các biện pháp điều trị khi có dấu hiệu tiêu xương răng sẽ là cạo vôi răng, làm sạch ổ viêm, điều trị viêm nướu, viêm nha chu bằng thuốc hoặc ghép xương và trồng răng Implant khi bị mất răng lâu ngày.
Các cách chữa tiêu xương răng được áp dụng phổ biến trong nha khoa hiện nay bao gồm:
Ghép xương răng
Cách chữa tiêu xương răng đầu tiên là ghép xương răng. Đây là phương pháp lấy một phần xương từ các vị trí khác trên cơ thể (như hàm, xương sườn hoặc xương hông) hoặc xương nhân tạo và gắn nó vào vị trí xương bị thiếu. Sau khi ghép xương, quá trình tái tạo xương tự nhiên sẽ diễn ra, giúp tái tạo lại mô xương xung quanh vùng mất răng. Khi quá trình này hoàn thành, xương răng sẽ được khôi phục lại thể tích và số lượng.
Nâng xoang hàm
Cách chữa tiêu xương răng thứ hai trong trường hợp mất răng lâu năm là nâng xoang. Quá trình này thường được sử dụng khi mất răng xảy ra ở hàm trên, xương hàm trên tiêu nhiều khiến xoang hàm tụt sâu.
Trong quá trình nâng xoang, bác sĩ sẽ tạo ra một lỗ khoan nhỏ trong xương hàm và nâng màng xoang lên từ phía dưới. Sau đó, vật liệu ghép xương (như xương tự thân, xương nhân tạo hoặc xương từ người khác) sẽ được gắn vào vùng mất răng. Nhờ vậy, độ dày, thể tích và kích thước xương hàm trên sẽ được khôi phục, xoang hàm cũng không còn bị hạ thấp nữa.
Cấy ghép Implant
Cấy ghép Implant là cách chữa tiêu xương răng và phục hình răng mất rất hiệu quả. Quá trình này bao gồm việc cấy ghép trụ Implant làm từ Titanium vào xương hàm. Sau đó đợi cho quá trình tích hợp sinh học giữa trụ Implant và xương diễn ra hoàn thiện. Cuối cùng lả gắn răng giả làm từ sứ lên phần trên của trụ Implant.
Răng Implant này sẽ trở thành một phần của hàm và có khả năng đảm nhận chức năng như răng thật. Nhờ sự có mặt của chân răng giả trong xương mà quá trình cấy ghép Implant không chỉ khôi phục hiệu quả chức năng nhai mà còn giúp duy trì cấu trúc xương xung quanh vùng mất răng.
Tìm hiểu thêm: Còn chân răng có bị tiêu xương không?
Một số điều cần lưu ý sau khi áp dụng cách chữa tiêu xương răng
Sau khi áp dụng cách chữa tiêu xương răng như ghép xương, nâng xoang hoặc cấy ghép Implant, có một số điều cần lưu ý để đảm bảo quá trình phục hồi diễn ra suôn sẻ:
- Tuân thủ chế độ ăn uống: Nên ăn những thực phẩm dễ tiêu, không nghiến nhai mạnh và tránh các loại thức ăn cứng như hạt, bánh mì cứng, kẹo cao su trong vòng 2-3 ngày sau phẫu thuật.
- Vệ sinh miệng hàng ngày: Súc miệng bằng dung dịch súc miệng chuyên dụng được bác sĩ chỉ định để loại bỏ vi khuẩn và giảm sưng tấy. Không nên súc miệng bằng nước muối trong khoảng 1 tuần đầu để tránh rửa trôi tế bào mới. Tránh tác động trực tiếp lên khu vực cấy ghép bằng bàn chải và chỉ nha khoa.
- Không hút thuốc: Hút thuốc lá hoặc sử dụng sản phẩm chứa nicotine sẽ ảnh hưởng tiêu cực đến quá trình lành sẹo và làm giảm khả năng thành công của quá trình cấy ghép.
- Chườm lạnh: Để giảm sưng tấy và giảm đau sau phẫu thuật, bạn có thể chườm lạnh tại vùng má bên ngoài khu vực cấy ghép.
- Uống thuốc đúng hướng dẫn: Nếu được chỉ định, nên dùng các loại thuốc kháng sinh hoặc thuốc chống viêm để ngăn ngừa nhiễm trùng và giảm viêm nhiễm sau phẫu thuật.
- Tuân thủ lịch hẹn: Sau ghép xương, nâng xoang, cấy ghép Implant thường yêu cầu một số buổi kiểm tra. Bạn nên tuân thủ lịch hẹn của bác sĩ để đảm bảo quá trình phục hồi diễn ra tốt nhất.
- Không đụng chạm vào vết thương: Tránh các hoạt động cơ bản gây áp lực lên vùng cấy ghép, như chạm vào nó bằng tay hoặc cọ xát quá mức.
- Theo dõi triệu chứng bất thường: Nếu có triệu chứng như đau, sưng, chảy máu không kiểm soát, cần liên hệ với bác sĩ để được tư vấn và điều trị kịp thời.
Mong rằng qua bài viết trên đây, bạn đã nắm rõ các dấu hiệu tiêu xương răng cũng như biện pháp khắc phục tình trạng này. Nếu nhận thấy bản thân có bất cứ triệu chứng bất thường nào, hãy liên hệ ngay với Implant Center để được tư vấn nhé.