12 dấu hiệu nhận biết nhiễm trùng sau khi nhổ răng? Cách trị tình trạng nhiễm trùng
Nhiễm trùng sau khi nhổ răng: dấu hiệu, nguyên nhân và các phương pháp điều trị nhiễm trùng sau nhổ răng

Nhổ răng gây nên tình trạng đau đớn, khó chịu, đôi khi còn nguy hiểm đến tính mạng nếu không biết cách chăm sóc và điều trị đúng cách. Vậy những dấu hiệu của nhiễm trùng sau khi nhổ răng là gì? Nguyên nhân do đâu và phương pháp điều trị như thế nào? Hãy cùng Implant Center tìm hiểu bài viết sau đây để có câu trả lời chính xác nhất cho vấn đề này nhé!

 

Những dấu hiệu nào cho thấy bạn bị nhiễm trùng sau nhổ răng?

Sau đây là 12 dấu hiệu cho thấy bạn bị nhiễm trùng sau nhổ răng cụ thể:

Những dấu hiệu bị nhiễm trùng sau nhổ răng
Những dấu hiệu bị nhiễm trùng sau nhổ răng

 

Tình trạng đau nhức không thuyên giảm

Đau nhức là một trong những dấu hiệu thường gặp sau khi nhổ răng, tình trạng này sẽ thuyên giảm sau vài ngày và hết hoàn toàn sau vài tuần. Tuy nhiên, nếu bạn thấy cảm giác đau răng kéo dài, không giảm dần theo thời gian thì có thể là dấu hiệu của nhiễm trùng vết thương.

 

Mặt và má bị sưng

Mặt và má bị sưng là dấu hiệu thường gặp đối với những người nhổ răng khôn, đây cũng là điều rất bình thường. Tuy nhiên, nếu tình trạng này kéo dài vài ngày và không có dấu hiệu giảm dần, triệu chứng sưng mặt và má trở nên nặng hơn như đau, sốt thì đây là dấu hiệu cho thấy bạn đang bị nhiễm trùng sau khi nhổ răng.

 

Cảm giác khó thở, khó nuốt thức ăn

Một dấu hiệu nhiễm trùng sau khi nhổ răng khác mà bạn nên lưu ý chính là cảm giác khó thở, khó nuốt thức ăn. Nguyên nhân là do vị trí nhổ răng bị viêm chân răng, khiến cho vùng nướu xung quanh bị sưng tấy, hoặc trầm trọng hơn có thể khiến hệ thống hô hấp bị áp lực, làm khả năng nhau thức ăn bị ảnh hưởng.

 

Bị chảy máu quá nhiều tại vị trí nhổ răng

Nhổ răng khôn sẽ gây chảy máu lâu hơn so với những loại răng khác. Nguyên nhân là vì nướu và mạch máu ở niêm mạc bị tổn thương. Sau 40 phút – 1 tiếng máu sẽ đông và ngưng chảy. Nếu tình trạng chảy máu kéo dài từ 1- 2 ngày có thể khẳng định bạn đã bị nhiễm trùng sau khi nhổ răng.

 

Phần nướu bị sưng, tấy đỏ

Sau khi thực hiện nhổ răng, bạn sẽ cảm thấy vùng nướu hơi đau nhức và khó chịu. Tuy nhiên, cảm giác này sẽ giảm sau khoảng 1 tuần, trường hợp đau nhức kéo dài và không có dấu hiệu thuyên giảm, phần nướu bị sưng tấy, phù nề, khó chịu bạn nên nghỉ đến trường hợp bị viêm nhiễm sau khi nhổ răng. Bạn nên tìm hiểu thêm các phương pháp điều trị viêm chân răng nếu như có dấu hiệu tương tự.

 

Xuất hiện tình trạng hôi miệng, có vị trong miệng

Tình trạng hôi miệng sau khi nhổ răng thường xảy ra khi người bệnh không chăm sóc răng miệng đúng cách. Đây cũng là nguyên nhân chính dẫn đến tình trạng nhiễm trùng, gây nên cảm giác đau nhức, sưng tấy, có mủ, gây ra mùi hôi miệng.

 

Cảm giác tê buốt

Tê buốt khi nhổ răng khôn là điều bình thường, nếu biết cách chăm sóc răng miệng đúng cách, cảm giác này sẽ giảm dần chỉ sau 1 – 3 ngày. Tuy nhiên, nếu sau hơn 1 tuần bạn vẫn còn cảm giác ê buốt thì đây có thể là dấu hiệu của việc răng khôn bị nhiễm trùng.

 

Có mủ

Quá trình ăn uống hàng ngày có thể khiến vụn thức ăn mắc kẹt vào các kẽ hở trên lợi, tạo điều kiện cho vi khuẩn phát triển. Nếu vệ sinh răng miệng không đúng cách có thể khiến vết thương nhổ răng của bạn bị nhiễm trùng. Bạn sẽ thấy nướu bị sưng tấy, có mủ trắng phía trên lợi. Đây là một trong những dấu hiệu nhiễm trùng sau nhổ răng.

 

Cảm giác đau khi đóng, mở miệng

Tình trạng đau nhức, khó chịu khi bạn đóng và mở miệng chính là dấu hiệu cho thấy răng khôn đã bị nhiễm trùng. Nguyên nhân dẫn đến tình trạng này là do vết nhổ không được xử lý sạch. Điều này gây nên tình trạng viêm nhiễm, sưng má và mặt, gây đau nhức ở vùng xương hàm tai, khiến việc đóng và mở miệng gặp khó khăn.

 

Bị sốt trong vòng 1 tuần

Với những người có cơ địa yếu, sau khi nhổ răng có thể xuất hiện tình trạng sốt. Tuy nhiên, sốt sẽ giảm nhanh chóng sau 1 – 2 ngày. Trường hợp sốt kéo dài hơn 1 tuần thì khả năng cao bạn đã bị nhiễm trùng. Nguyên nhân xuất hiện tình trạng này là do chân răng vẫn còn sót lại sau khi nhổ, khiến cho quá trình lành vết thương bị cản trở.

 

Bị nổi hạch (dấu hiệu nhiễm trùng sau khi nhổ răng)

Sốt sau khi tiến hành nhổ răng không phải là điều bất thường, tuy nhiên nếu sốt kéo dài kèm nổi hạch thì đó chính xác là dấu hiệu nhiễm trùng sau khi nhổ răng.

 

Răng trở nên nhạy cảm

Nếu vị trí nhổ răng không may bị nhiễm trùng, các răng bên cạnh sẽ trở nên nhạy cảm hơn. Đặc biệt là khi ăn các món lạnh rất dễ bị ê buốt. Mặc dù triệu chứng này là bình thường, nhưng đôi khi đó là cảnh báo về việc bạn đã bị nhiễm trùng sau khi nhổ răng, vì thế bạn cần lưu ý, không nên chủ quan.

 

Nhiễm trùng sau nhổ răng có phải là dấu hiệu nguy hiểm?

Nhiễm trùng sau nhổ răng có nguy hiểm không
Nhiễm trùng sau nhổ răng có nguy hiểm không

 

Nhiễm trùng chính là một trong những tác hại của việc trồng răng implant vô cùng nghiêm trọng. Nhiễm trùng răng có thể gây nguy hiểm đến tính mạng của bạn, nghiêm trọng hơn là nhiễm trùng máu do vi khuẩn. Ngoài ra, nếu tình trạng nhiễm trùng kéo dài sẽ để lại một số hậu quả sau:

  • Bạn bị mất răng vĩnh viễn do nhiễm trùng lan rộng vào xươngtủy răng.
  • Xuất hiện nang răng do vết thương có nhiều dịch mủ lâu ngày.
  • Nhiễm trùng xương hàm xuất hiện do các răng ở hàm trên gần với vị trí xoang không may bị nhiễm khuẩn.
  • Bị viêm nội tâm mạc nhiễm trùng, nguyên nhân do vi khuẩn xâm nhập vào máu của bạn.
  • Nhiễm trùng máu biến chứng nặng có thể gây nên tình trạng hoại tử sàn miệng, nếu không chữa trị kịp thời có thể lan rộng xuống vùng dưới lưỡi, hàm, cằm, dẫn đến tử vong.
  • Làm tăng nguy cơ tử vong do bị nhiễm khuẩn đường hô hấp.

Xem thêm: Trồng răng implant có nguy hiểm không?

 

Nguyên nhân dẫn đến nhiễm trùng răng là gì?

Nhổ răng vốn là thủ thuật y khoa phổ biến, tuy nhiên cũng tiềm ẩn nguy cơ viêm nhiễm nếu không được chăm sóc đúng cách. Sau khi nhổ răng, vị trí nướu và xương hàm có tổn thương, tạo điều kiện cho vi khuẩn xâm nhập và phát triển, dẫn đến các biến chứng nguy hiểm.

Vì sao bị nhiễm trùng răng
Vì sao bị nhiễm trùng răng

 

Dưới đây là một số nguyên nhân chính dẫn đến tình trạng viêm nhiễm sau nhổ răng:

  • Răng mọc ngầm hoặc nằm sâu trong nướu thường đòi hỏi kỹ thuật nhổ phức tạp hơn, tạo nhiều vết thương hở, tạo điều kiện cho vi khuẩn xâm nhập và gây nhiễm trùng.
  • Vệ sinh răng miệng không đúng cách sau khi nhổ răng là nguyên nhân phổ biến dẫn đến nhiễm trùng. Việc không loại bỏ thức ăn thừa và mảng bám bám dính quanh vết thương hở sẽ tạo môi trường cho vi khuẩn phát triển.
  • Hút thuốc lá sau khi nhổ răng là hành vi vô cùng nguy hiểm. Hóa chất trong khói thuốc cản trở quá trình làm lành vết thương, làm giảm lưu thông máu, gây ức chế hệ miễn dịch, khiến vết thương dễ bị nhiễm trùng.
  • Dụng cụ nhổ răng không được tiệt trùng đúng cách có thể mang theo vi khuẩn, gây lây nhiễm chéo cho bệnh nhân, dẫn đến nguy cơ nhiễm trùng cao.
  • Tay nghề bác sĩ ảnh hưởng trực tiếp đến kỹ thuật nhổ răng và khả năng kiểm soát nhiễm trùng.
  • Một số bệnh lý nền như sâu răng, viêm tủy, viêm quanh răng, viêm amidan,… nếu không được điều trị trước khi nhổ răng có thể làm tăng nguy cơ nhiễm trùng sau đó.

 

Cách điều trị nhiễm trùng sau ổ răng

Dưới đây là một số cách giúp bạn khắc phục tình trạng nhiễm trùng sau khi nhổ răng, cụ thể:

Những phương pháp điều trị nhiễm trùng sau nhổ răng
Những phương pháp điều trị nhiễm trùng sau nhổ răng

 

Sử dụng đá lạnh để giảm đau

Việc sử dụng đá sẽ giúp cho các mao mạch co lại, giảm trình trạng chảy máu răng, đồng thời làm dịu và làm giảm cảm giác đau nóng do viêm gây ra. Đây là một trong các giải pháp trị nhiễm trùng sau nhổ răng hiệu quả được nhiều người áp dụng.

 

Thực hiện vệ sinh răng miệng đúng cách

Sau khi nhổ răng, bạn cần vệ sinh và làm sạch răng miệng như bình thường. Nên duy trì thói quen đánh răng 2 lần sáng và tối và sau các bữa ăn hàng ngày. Bên cạnh đó, bạn nên ưu tiên sử dụng chỉ nha khoa để loại bỏ các mảng thức ăn còn sót lại trên các kẽ răng, hạn chế sử dụng vật sắc nhọn để làm sạch răng.

 

Có chế độ ăn uống lành mạnh

Sau khi nhổ răng, bạn nên ăn những thức ăn mềm, dễ tiêu hóa như súp, cháo, sữa,… tránh ăn đồ quá cứng, quá nóng hoặc quá lạnh để không làm tổn thương đến khoang miệng. Ngoài ra, bạn không nên sử dụng các loại đồ uống có cồn như rượu, bia,… để tránh gây ảnh hưởng đến quá trình làm lành của vết thương.

 

Sử dụng dung dịch sát khuẩn để vệ sinh răng miệng

Bạn có thể sử dụng nước muối hoặc dung dịch sát khuẩn để vệ sinh răng miệng của mình, nên dùng các sản phẩm được bác sĩ nha khoa khuyên dùng để đảm bảo an toàn và sức khỏe cho bản thân.

 

Sử dụng thuốc kháng sinh theo chỉ định của bác sĩ

Thông thường, sau khi nhổ răng các bác sĩ sẽ kê các loại thuốc giảm đau cho người bệnh để giảm tình trạng sưng tấy, tránh bị nhiễm trùng lan sang các chân răng bên cạnh. Trường hợp đau nhức kéo dài, không có dấu hiệu giảm, người bệnh cần ngay lập tức đến các cơ sở nha khoa để thăm khám và điều trị thuốc kháng sinh kịp thời.

Đối với những tình trạng bị viêm có mủ, các bác sĩ sẽ tiến hành gây tê và làm thủ thuật y tế để loại sạch ổ nhiễm trùng, lấy hết mủ và các phần còn sót lại sau khi nhổ răng.

 

Áp dụng điều trị nhiễm trùng tại cơ sở nha khoa

Khi có dấu hiệu nhiễm trùng, bạn cần đến cơ sở nha khoa thăm khám. Dựa vào nguyên nhân gây nhiễm trùng các bác sĩ sẽ lên phác đồ điều trị sao cho phù hợp với từng bệnh nhân. Thường để điều trị nhiễm trùng nướu cần triệt để loại bỏ ổ áp xe và làm sạch khu vực bị nhiễm trùng.

 

Lấy tủy răng

Đây là liệu trình được các nha sĩ lựa chọn để điều trị các trường hợp nhiễm trùng chân răng. Đối với liệu trình này, nha sĩ sẽ lấy các tủy chết ra khỏi răng, sau đó làm sạch buồng tủy, rồi lắp mão răng để tăng sức chịu lực, giúp răng khôi phục về hình dáng tự nhiên.

 

Lấy cao răng và đánh bóng gốc răng

Khi bị nhiễm trùng vùng nướu, bạn cần nhờ sự hỗ trợ từ các bác sĩ chuyên khoa nha chu để xử lý triệt để vùng bị nhiễm trùng, đồng thời làm sạch cao răng và mảng bám còn sót lại trên bề mặt răng và dưới chân răng.

Theo viện Y tế Quốc gia, việc lấy cao răng và đánh bóng răng sẽ giúp bề mặt răng và chân răng trơn láng hơn, khiến cho vi khuẩn không bị bám dính vào răng.

 

Sử dụng thuốc kháng sinh răng

Trường hợp bạn bị viêm nha chu nặng, gây tổn thương cho xương và nướu, cần thực hiện phẫu thuật để làm sạch vùng đang bị nhiễm trùng trong xương và mô nâng đỡ, nhanh chóng loại bỏ vùng bị áp xe triệt để, để vết thương nhanh lành, các bác sĩ sẽ kê đơn kháng sinh răng.

 

Một số biện pháp giúp bạn hạn chế nhiễm trùng sau khi nhổ răng khôn

Để hạn chế tình trạng nhiễm trùng sau khi nhổ răng khôn, bạn cần lưu ý một số điều sau đây:

  • Lựa chọn cơ sở nha khoa uy tín: Đây là điều vô cùng quan trọng, bạn nên chọn bệnh viện có độ tin cậy cao, bác sĩ có chuyên môn tốt và cơ sở có cung cấp chế độ chăm sóc bệnh nhân sau khi nhổ răng.
  • Thực hiện vệ sinh răng miệng đúng cách: Nên chải răng nhẹ nhàng, thực hiện ít nhất 2 lần/ngày, sử dụng bàn chải kẽ răng hoặc chỉ nha khoa để loại bỏ hết vi khuẩn và mảng bám gây hại trên bề mặt răng. Tốt nhất là bạn nên dùng kem đánh răng hoặc nước súc miệng chuyên dùng trước và sau khi nhổ răng.
  • Uống thuốc theo đơn bác sĩ: Cần tuân thủ các hướng dẫn của bác sĩ về thời gian nghỉ ngơi, hướng dẫn uống thuốc. Đây là các phòng ngừa nhiễm trùng sau khi nhổ răng khôn hiệu quả nhất mà bạn cần hết sức lưu ý.
  • Chọn thực phẩm phù hợp: Nên chọn các loại thức ăn giàu dinh dưỡng như thịt, cá, sữa, trứng, rau củ quả nên ăn thường xuyên để ngăn ngừa vi khuẩn tấn công, đồng thời đẩy nhanh quá trình phục hồi vết thương. Lưu ý ăn thức ăn mềm, dễ tiêu hóa.
  • Loại bỏ thói quen xấu: Bỏ ngay các thói quen xấu hàng ngày như ăn đồ cay nóng, đồ chua, sử dụng rượu bia, hút thuốc lá,… cần hạn chế trong giai đoạn sau nhổ răng, để tránh tổn thương vết khâu sau khi phẫu thuật. Bên cạnh đó, bạn cũng nên giữ cho mình một tinh thần thoải mái, hạn chế tình trạng nghiến răng lúc ngủ bởi đây có thể là nguyên nhân khiến cho vết thương của bạn bị tổn thương.
Cách hạn chế nhiễm trùng sau khi nhổ răng khôn
Cách hạn chế nhiễm trùng sau khi nhổ răng khôn

 

Một số câu hỏi thường gặp

Nên sử dụng sản phẩm chăm sóc răng nào sau khi nhổ răng?

Để hạn chế tình trạng nhiễm trùng sau nhổ răng bạn nên sử dụng một số loại thực phẩm chăm sóc răng như: Chai xịt Aloclair Plus Spray; Natri Clorid 0.9% Pharmedic; dung dịch súc miệng Orafar Pharmedic, nước súc miệng Cineline Stella, cụ thể:

  • Chai xịt Aloclair Plus Spray: Giúp tạo màng phim bảo vệ, giảm đau nhức, sưng tấy, mang lại cảm giác thoải mái sau khi nhổ răng. Sản phẩm thúc đẩy tái tạo mô mới, giúp vết thương mau lành hơn. Ngoài ra, sản phẩm được làm từ các thành phần có trong tự nhiên, đảm bảo an toàn khi nuốt.
  • Dung dịch Natri Clorid 0,9%: Là sản phẩm vệ sinh răng miệng an toàn và hiệu quả dành cho người mới nhổ răng, giúp làm sạch khoang miệng hiệu quả, loại bỏ vi khuẩn, thức ăn thừa, hỗ trợ ngăn ngừa viêm nhiễm, hôi miệng.
  • Dung dịch súc miệng Orafar Pharmedic: Giúp loại bỏ vi khuẩn gây hôi miệng, cho bạn cảm giác tự tin và thoải mái giao tiếp. Sử dụng Orafar Pharmedic hàng ngày sau khi đánh răng giúp bạn duy trì hơi thở thơm mát suốt cả ngày.
  • Nước súc miệng Cineline Stella: Sản phẩm hỗ trợ sát trùng trong các trường hợp viêm họng, sau nhổ răng, sưng nướu răng, giúp ngăn ngừa viêm nhiễm và thúc đẩy quá trình lành thương, giúp loại bỏ vi khuẩn gây hôi miệng, cho bạn cảm giác tự tin khi giao tiếp.

 

Răng xuất hiện màng trắng sau khi nhổ răng có sao không?

Tình trạng màng trắng xuất hiện tạo khoảng trống ở vị trí nhổ răng là rất nhiều, do đó nhiều người bị lầm tưởng là nướu bị nhiễm trùng sau khi nhổ răng. Theo các chuyên gia, việc xuất hiện màng trắng là một tín hiệu tốt và không gây hại đến sức khỏe người bệnh như:

  • Giúp bạn biết được vết thương ở vị trí nhổ răng đang trong quá trình phục hồi
  • Ngăn chặn sự tấn công của các vi khuẩn gây nên tình trạng nhiễm trùng
  • Vết thương nhổ răng bắt đầu nữa lên da non, sau vài tuần đến một ngón Màng trắng sẽ tự động mất đi sau khi vết thương lành.

Trên đây là toàn bộ thông tin liên quan đến dấu hiệu nhiễm trùng sau khi nhổ, nguyên nhân và cách điều trị, giúp bạn tránh được tình trạng đau nhức răng sau phẫu thuật. Mong rằng những chia sẻ trên sẽ giúp ích cho bạn trong quá trình tìm hiểu về bài viết này.

Trường hợp nếu có nhu cầu cài răng Implant cho bản thân hãy liên hệ ngay với Implant Center để đặt lịch tư vấn và hỗ trợ kịp thời nhất. Tìm hiểu thêm các phương pháp chăm sóc răng miệng cho trẻ từ khi còn nhỏ.

[widget id="custom_html-2"]