Thoát khỏi móp tóp khuôn mặt nhờ trồng răng Implant - Implantcenter.vn

Theo khuyến cáo của bác sĩ, sau khi mất răng vĩnh viễn, bạn nên trồng răng mới càng sớm càng tốt. Bởi nếu tình trạng mất răng càng kéo dài thì hậu quả về sau càng khó lường. Nhiều người đã thoát khỏi móp tóp khuôn mặt nhờ trồng răng Implant, cùng tìm hiểu xem nhé!

Thoát khỏi móp tóp khuôn mặt nhờ trồng răng Implant

Tác động lớn nhất của việc mất răng là tiêu xương hàm, làm mất khả năng nâng đỡ của môi và má, dẫn đến nếp nhăn, mặt chảy xệ, má hóp và khóe miệng nhăn nheo. Trồng răng Implant là giải pháp toàn diện và tối ưu nhất cho tình trạng mất răng hiện nay. Đặt Implant vào trong hàm sẽ kích thích thời gian tái tạo xương trong hàm nhiều hơn để bảo tồn phần xương xung quanh. Từ đó giúp bệnh nhân thoát khỏi tình trạng tóp mặt.

1. Vì sao mất răng gây móm, tóp mặt

Theo thống kê mới nhất của Học Viện Răng Hàm Mặt Trung Ương, có hơn 90% người Việt Nam mắc bệnh răng miệng mà nguyên nhân là do mất răng, ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe người bệnh. Ảnh hưởng chính của việc mất răng là tiêu xương hàm.

Chân răng của chúng ta được neo trong xương hàm. Khi nhai, lực nhai được truyền dọc theo chân răng xuống xương hàm, kích thích các tế bào xương xung quanh hình thành xương mới. Khi răng còn chắc khỏe, quá trình tái cấu trúc này diễn ra đều đặn, nhưng khi mất răng, quá trình tạo xương mất đi khiến các tế bào tạo xương hoạt động chậm hơn. Theo thời gian, tình trạng tiêu xương hàm xảy ra khiến xương hàm bị teo lại và yếu đi.

Tiêu xương hàm do mất răng gây ra
Tiêu xương hàm do mất răng gây ra

Trong khi đó, xương hàm là bộ khung nâng đỡ môi và má. Khi xương hàm bị tiêu, khả năng nâng đỡ của môi và gò má bị giảm khiến chúng bị sụp xuống, nhăn nheo, chảy xệ và lõm xuống.

Tình trạng tiêu xương còn khiến khuôn mặt ngắn lại theo chiều dọc, cằm chìa ra trước, môi trên tẹt, mũi to ra… Đây là lý do khiến nhiều người bị móm, tóp mặt sau khi mất răng lâu ngày.

2. Bị móm, tiêu xương do mất răng lâu năm có trồng Implant được không?

Sau khoảng 3 tháng mất răng, mật độ xương hàm giảm dần. Trong 12 tháng đầu tiên, 25% xương hàm ở vị trí mất răng sẽ biến mất. Sau khoảng 3 năm, xương hàm tiêu giảm 45-60%. Về mặt lý thuyết, những người mất răng lâu năm, xương hàm bị tiêu nhiều, khuôn mặt bị hóp nặng thì không thể thực hiện cấy ghép Implant. Vì hàm dưới không thể nâng đỡ trụ Implant nên nguy cơ thất bại rất cao.

Tuy nhiên, với sự phát triển vượt bậc của ngành nha khoa hiện nay, các bệnh nhân bị mất răng lâu năm, tiêu xương hàm nhiều vẫn có thể cấy ghép Implant an toàn và thành công. Đó là nhờ kỹ thuật ghép xương.

Hiện nay có 2 hình thức ghép xương hàm phổ biến là ghép xương tự thân và ghép xương nhân tạo.

  • Ghép xương tự thân: Là kỹ thuật ghép xương nha khoa sử dụng nguồn xương lấy từ chính cơ thể người bệnh. Vị trí ghép xương có thể ở xương cằm hoặc ở góc hàm, xương chậu… Tỷ lệ thành công cao do xương nằm trong cùng một cơ thể, sự tích hợp được thực hiện tốt mà không sợ bị loại bỏ.
  • Ghép xương nhân tạo: Xương nhân tạo có nguồn gốc từ san hô đóng vai trò cung cấp khoảng trống cho xương tự thân phát triển ổn định. Sau khi ghép xương nhân tạo, xương tự thân sẽ tự động tăng trưởng thêm tối đa 1mm mỗi tháng cho đến khi bạn đủ điều kiện để bác sĩ tiến hành cấy ghép.

Đối với những trường hợp cần phải ghép xương trước khi trồng răng, bạn nên tìm hiểu kỹ và lựa chọn thực hiện tại phòng khám nha khoa uy tín, chuyên khoa và có giấy phép hành nghề với đội ngũ bác sĩ chuyên nghiệp.

Cấy ghép xương nhân tạo tại nha khoa Implant Center
Cấy ghép xương nhân tạo tại nha khoa Implant Center

3. Tại sao nên trồng răng Implant càng sớm càng tốt?

Về mặt thẩm mỹ, các bạn có thể dễ dàng nhận thấy những người bị mất răng hàm thường có má hóp, nhô ra. Người mất răng cửa thường bị móm do môi trên bị hóp vào, khuôn mặt trông già hơn hẳn so với bạn bè đồng trang lứa. Ngoài ra, việc mất răng kéo dài còn để lại những hậu quả nghiêm trọng về sức khỏe và tinh thần như:

  • Suy giảm chức năng ăn nhai, ảnh hưởng đến hệ tiêu hóa
  • Làm răng mọc lệch lạc nghiêm trọng dẫn đến mất thêm răng, phát âm sai, mất tự tin trong giao tiếp…
  • Ảnh hưởng thẩm mỹ
Đau dạ dày vì nhai thức ăn không kỹ do mất răng
Đau dạ dày vì nhai thức ăn không kỹ do mất răng

Trước những tác hại có thể nhìn thấy được của việc mất răng, việc trồng lại răng bị mất sớm là rất quan trọng. Trong số các phương pháp phục hình răng đã mất thì giải pháp tối ưu và hiệu quả nhất, giải quyết được tình trạng tiêu xương hàm, răng hô, móm ở má chính là trồng răng Implant.

Implant thay thế răng thật đã mất bằng cách cấy một trụ Implant bằng titan vào trong xương hàm đóng vai trò như một chân răng giả, sau đó lực nhai tác động lên trụ răng Implant và truyền lực kích thích hình thành tế bào mới, tăng diện tích xương hàm xung quanh Implant.

Nhờ sự kích thích này sẽ giúp duy trì mật độ xương, nâng đỡ cơ mặt và hơn hết là hạn chế tình trạng khớp cắn lệch. Vì vậy, chỉ có Implant mới có thể bảo tồn xương hàm, ngăn chặn tình trạng tiêu xương do mất răng lâu ngày, từ đó duy trì hình dáng khuôn mặt.

Một lưu ý với các bệnh nhân là: Do xương hàm tiêu dần theo thời gian nên răng mất được thay thế bằng Implant càng sớm thì quá trình điều trị càng dễ dàng thực hiện, tỷ lệ thành công càng cao.

Cải thiện móp tóp khuôn mặt nhờ trồng răng Implant
Cải thiện móp tóp khuôn mặt nhờ trồng răng Implant

Theo khuyến cáo của bác sĩ, sau khi mất răng vĩnh viễn thì bạn cần phải trồng lại răng mới càng sớm càng tốt, tốt nhất là khoảng 2 tháng sau khi mất răng. Nếu càng kéo dài thời gian mất răng, thì càng gây ra nhiều hậu quả khôn lường về sau.

Nhiều khách hàng đã thoát khỏi móp tóp khuôn mặt nhờ trồng răng Implant ứng dụng công nghệ định vị Robot tại Implant Center, đừng ngần ngại liên hệ cho chúng tôi để được tư vấn nhé!

[widget id="custom_html-2"]